SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mang đầy nhiệt huyết, năm nay tôi được phụ trách lớp 4 – 5 tuổi. Tôi đã nhận thấy rằng đối với trẻ 4 – 5 tuổi việc giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt kỹ năng đảm bảo an toàn và tự bảo vệ bản thân cũng rất cần thiết vì trẻ bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều gì cần làm và điều gì không được làm…Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn là giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân mình, và phòng tránh những tai nạn thương tích, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi với môi trường xung quanh, không những thế còn giúp trẻ biết cách ứng sử, đối phó với những tình huống sảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nhất là từ khi đại dịch covid 19 xuất hiện thì việc tự trang bị cho mình những kĩ năng tự đảm bảo an toàn cho chính mình và xã hội là điều cấp thiết. Nhưng đối với trẻ lớp 4 tuổi B2 năm nay do tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy đa số các cháu chưa có kĩ năng tự bảo vệ cũng như kĩ năng an toàn cho mình.
Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ 4 -5 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra trong tôi. Từ những suy nghĩ trăn trở trên tôi đã quyết định trình bày sáng kiến về: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non” một vấn đề đang được quan tâm trong giáo dục Mầm non hiện nay.
Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ 4 -5 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra trong tôi. Từ những suy nghĩ trăn trở trên tôi đã quyết định trình bày sáng kiến về: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non” một vấn đề đang được quan tâm trong giáo dục Mầm non hiện nay.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

các em trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ em còn gây thơ, kém hiểu biết, thiếu khả năng phòng tránh và khả năng tự bảo vệ mình trước những cạm bẫy của xã hội, những nơi nguy hiểm. Bên cạnh đó vấn đề giáo dục về kỹ năng sống trong nhà trường còn hạn chế, chưa thật chú trọng đến vấn đề giáo dục những kỹ năng sống cho trẻ. Trong khi đó thời gian trẻ ở trên lớp nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà, đặc biệt là trẻ ở các trường mầm non. Chúng ta là những giáo viên mầm non, là những người trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ cần phải đưa ra những biện pháp làm sao để giúp trẻ trang bị cho mình những kỹ năng sống tốt nhất để phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện, đó cũng là những hành trang quan trọng để trẻ vững vàng bước vào đời. 2. Cơ sở thực tiễn: Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mang đầy nhiệt huyết, năm nay tôi được phụ trách lớp 4 – 5 tuổi. Tôi đã nhận thấy rằng đối với trẻ 4 – 5 tuổi việc giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt kỹ năng đảm bảo an toàn và tự bảo vệ bản thân cũng rất cần thiết vì trẻ bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều gì cần làm và điều gì không được làmGiáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn là giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân mình, và phòng tránh những tai nạn thương tích, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi với môi trường xung quanh, không những thế còn giúp trẻ biết cách ứng sử, đối phó với những tình huống sảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nhất là từ khi đại dịch covid 19 xuất hiện thì việc tự trang bị cho mình những kĩ năng tự đảm bảo an toàn cho chính mình và xã hội là điều cấp thiết. Nhưng đối với trẻ lớp 4 tuổi B2 năm nay do tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy đa số các cháu chưa có kĩ năng tự bảo vệ cũng như kĩ năng an toàn cho mình. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ 4 -5 tuổi có hiệu quả và giúp trẻ phát triển toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra trong tôi. Từ những suy nghĩ trăn trở trên tôi đã quyết định trình bày sáng kiến về: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non” một vấn đề đang được quan tâm trong giáo dục Mầm non hiện nay. II. Mục đích nghiên cứu: Đối với trẻ : + Hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết trong độ tuổi của trẻ , để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm thường trực xung quanh trẻ. Đồng thời trẻ biết đượcđiều nên làm và không nên làm phù hợp với hoàn cảnh để giúp bản thân mình an toàn. nói cách khác kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Như một số quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống. Đặc biệt từ kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ em từ lứa tuổi mầm non, nhằm hình thành cho trẻ những kỹ năng cơ bản giúp chúng thích ứng và thành công trong cuộc sống tương lai. Ở nước Nga đã có một số chương trình giáo dục kỹ năng xã hội, trong đó đặc biệt chú ý đến việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn bản thân trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống dành cho trẻ em và phụ huynh, luật bảo vệ an toàn cho trẻ em được ban hành rộng rãi trên cả nước Nga. Ở các nước trong khu vực Châu Á nói chung và những nước trong khu vực Đông Nam Á, gần tới Việt nam thì việc nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm giáo dục các kỹ năng sống cơ bản, trong đó có kỹ năng đảm bảo an toàn và tự bảo vệ rất được quan tâm. Tại Nhật một quốc gia thường xuyên xảy ra động đất và thảm họa thiên nhiên nên việc giáo dục kỹ năng đảm bảo an toàn và tự bảo vệ cho trẻ được tiến hành ngay từ bậc học mầm non với những bài học tình huống mô phỏng như thực tế giúp trẻ biết các tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho mình. Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết: “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối thiểu để trẻ tự lập”. Theo chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số : 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, làm nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập. Chính vì vậy việc dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn là một trong những kỹ năng sống, vô cùng quan trọng và cần thiết đối với trẻ ở mọi lứa tuổi. Nó giúp trẻ nhận ra những mối nguy hiểm trong tình huống cụ thể, đồng thời nhận thức được việc nên làm và không nên làm phù hợp với hoàn cảnh để giúp bản thân mình an toàn. Có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích tốt, trẻ sẽ tự tin hơn, sẵn sàng đối diện và vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống. có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày nhất là việc dạy các kỹ năng sống cho trẻ. - Về phụ huynh: Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô để cùng chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh những thuận lợi, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn như sau: 2.2. Khó khăn: Môi trường học tập và môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú. Các thông tin tài liệu về việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn đạt hiệu quả không nhiều và có phần trừu tượng, chung chung. Ngoài ra trong các chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo chưa có nhiều nội dung nhằm tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện các kỹ năng và phát triển khả năng sáng tạo một cách riêng biệt, điều này hạn chế việc phát huy tích cực chủ động của trẻ. Tính sáng tạo và khả năng diễn đạt triển khai và phán đoán trước mọi diễn biến của trẻ còn hạn chế. Khả năng sử dụng máy tính, soạn giảng trình chiếu để gây hứng thú cho trẻ cũng như việc sưu tầm những video, những tranh ảnh trên mạng còn hạn chế. - Nhiều phụ huynh còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ nhỏ, nên không tích cực trong việc phối hợp cùng giáo viên để giáo dục trẻ. Ngoài ra nhiều cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong quản lý gia đình, ít gần gũi với con cái hay bỏ bê con trẻ chơi một mình ở nhà, chưa chú trọng đến việc tìm hiểu những kiến thức cơ bản về những kỹ năng cơ bản để đảm bảo an toàn cho trẻ. Do vậy, là giáo viên mầm non tương lai, tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ, từ đó qua thực tiễn của quá trình công tác, qua các buổi dự thảo chuyên đề, các tiết dạy giỏi của bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là được sự quan tâm động viên của ban giám hiệu nhà trường đã thúc đẩy tôi sự say mê và đã mạnh dạn, tự tin khi thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non”. 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Ngay từ đầu năm tôi đã khảo sát để nắm bắt tình hình của trẻ từ đó đưa ra biện pháp phù hợp với lứa tuổi. Muốn có kiến thức và hiểu được tâm lý, tính cách của trẻ 4 – 5 tuổi thì tôi đã tập trung vào đọc và nghiên cứu tài liệu về tâm lý học trẻ em ( NXB Đại Học Sư Phạm), nghiên cứu tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, và tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu giáo dục khác nhau: báo giáo dục, internet...... Học hỏi kinh nghiệm ở bạn bè đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ những vướng mắc xin ý kiến đóng góp, tư vấn. Đối với bản thân tôi thời gian để tự học, trau dồi kiến thức kinh nghiệm với các bạn trong khối là hạn hẹp, bởi vậy tôi và các đồng chí giáo viên trong khối tranh thủ sau những giờ trả trẻ song chúng tôi ngồi lại với nhau để trao đổi học hỏi kinh nghiệm, rút kinh nghiệm cho nhau để cùng nhau tiến bộ. Với tôi tự học để nâng cao chuyên môn, nhiệm vụ của bản thân tôi cần có những biện pháp sau: Một là phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm tự học, tự bồi dưỡng thì bản thân mới đáp ứng được đòi hỏi của xã hội từ đó mới chủ động tích cực tự giác phấn đấu. Hai là ngay từ đầu năm học bản thân phải xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng những kiến thức kỹ năng để dạy trẻ và để có kế hoạch khoa học thì tôi phải dựa vào kế hoạch của nhà trường để từ đó lựa chon mốc thời gian cho công việc và thời gian hoàn thành. Ba là tự bồi dưỡng là động cơ đúng đắn để hoàn thiện phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.. Để thiết kế các bài dạy, lồng ghép dạy các kỹ năng cho phù hợp với trẻ. Thông qua quá trình tự học, tự bồi dưỡng tôi đã đúc kết được một điều rằng: Để dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, và kỹ năng an toàn phòng chống tai nạn cá nhân thì cô giáo phải nắm vững những kiến thức về các kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng an toàn phòng chống tai nạn cho trẻ: chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các tài liệu có liên quan để nghiên cứu, đặc biệt khi tôi được tham dự chuyên đề phòng cháy, chữa cháy của trường. Qua đó tiếp thu những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ và đảm bảo an toàn khi xảy ra cháy. Ngoài ra trước tình trạng xâm hại tình dục đối với trẻ em gái trong những năm gần đây, luôn là vấn đề nóng của xã hội, gây ra nhiều bức xúc trong cộng đồng. Vì vậy tôi cũng trăn trở tìm tòi, nghiên cứu qua sách báo, trên truyền hình, qua internet để tiếp thu những kỹ năng bảo vệ, đảm bảo an toàn cần thiết nhất, cơ bản nhất khi bị xâm hại để giáo dục cho trẻ giúp trẻ tránh xa nguy hiểm khi cần thiết. sinh, đây là những vùng bất khả xâm phạm”. “nếu ai cố tình động chạm vào cơ thể con mà không được sự cho phép của con thì đó là người xấu”. Tôi còn dạy cho trẻ biết vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Luôn dặn trẻ tuyệt đối không được cho người khác chạm vào những vùng bikini, các vùng riêng tư trừ khi con bị bệnh và cha mẹ đưa con đi gặp bác sĩ khám. Còn những người thân như ông bà, anh chị em chỉ được cầm tay con, bạn bè của bố mẹ, cũng như bạn bè của con, anh em họ hàng, hàng xóm, con chỉ nên bắt tay khi chào hỏi. Tuyệt đối không cho họ động vào các bộ phận khác trên cơ thể của con, đặc biệt là những người khác giới, và không được chạm các vùng nhạy cảm của người khác. + Ví dụ: Ở chủ đề Giao thông: Tôi trò chuyện với trẻ: Sáng nay ai đưa con đến lớp? Con đến lớp bằng phương tiện giao thông gì? Khi ngồi trên các phương tiện giao thông đó con phải làm gì? Khi đi bộ thì con phải đi như thế nào? Trẻ chia sẻ với cô và các bạn. Sau đó cô nhắc nhở giáo dục trẻ đi sát lề đường bên phải, không chạy nhảy vào lòng đường, khi ngồi trên xe đạp, xe máy và các phương tiện giao thông khác thì phải ngồi ngay ngắn không nô đùa tránh tai nạn cho trẻ. Tôi không quên nhắc trẻ là xe máy vừa đi song dừng lại bô xe máy thường rất nóng, các con không được đùa nghịch, sờ, chạm vào bô xe máy, nếu không sẽ bị bỏng đấy. Hình ảnh 2+3+4 minh chứng( phụ lục II) * Thông qua giờ hoạt động học có chủ đích: Xuất phát từ tâm lý trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện, đọc thơ, múa hát và đặc biệt là thích tìm tòi khám phá nên tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng đảm bảo an toàn những tai nạn có thể sảy ra cho trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện. + Qua nội dung các câu chuyện, bài thơ, bài hát: Với đặc thù trẻ đang sống ở vùng miền núi được chơi tự do thiếu sự kiểm soát của người lớn thì việc giáo dục trẻ tránh xa ao, hồ, sông suối, hố nước nguy hiểm, không nghịch đất cát bẩn. Vì vậy qua những bài thơ, câu chuyện tôi muốn giúp trẻ rút ra bài học giữ an toàn cho bản thân. *Ví dụ: Tìm hiểu về một số động vật: Tôi dạy cho trẻ biết những con vật nguy hiểm và không nguy hiểm, những nơi loài vật nguy hiểm thường ở để tránh xa. Nói cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi bị động vật cắn và các loài động vật cắn thường gặp như Chó, Mèo, Rắn, Rết, OngHướng dẫn trẻ vui chơi an toàn: Không trêu chọc chó, mèo, và các vật nuôi, không chơi gần bụi rậm. * Thông qua hoạt động vui chơi:
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_tu_bao_ve_va_dam_bao.docx