SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất an toàn cho trẻ như điện giật, bỏng, nghịch dao kéo, bắt cóc...nhưng nguồn gốc sâu xa nhất vẫn là do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ thích tìm tòi khám phá những thứ mới lạ xung quanh. Trong khi đó cha mẹ thường lo lắng và cấm đoán con trước những nguy hiểm tiềm ẩn, nhưng lại không giải thích một cách rõ ràng. Nên đa phần trẻ hiện nay không được trang bị cho mình khả năng ứng phó khi xảy ra nguy hiểm cũng chưa biết tự bảo vệ bản thân khỏi những tai nạn có thể xảy ra. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non là giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều có thể gây nguy hiểm cho mình giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống.
Theo thống kê của Bộ công An năm 2014 có khoảng hơn 100 trẻ em mất tích. Tháng 4 năm 2014 tổ chức UNICEF đã công bố có tới 75% Trẻ em nước ta đang bị bạo hành, một con số làm cả nước phải giật mình. Không những chỉ có vậy mà theo thống kê của nhà nước trung bình 1 năm ở Việt Nam có 130.000 đến 150.000 vụ tai nạn thương tích của trẻ em. Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5 năm từ 2011 đến 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tính trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại.
Những sự việc trên không những gây mất mát về tiền của mà nó còn để lại hệ lụy lâu dài về mặt tinh thần cũng như thể xác của trẻ. Tuy nhiên điều đáng nói nhất ở đây là theo thống kê thì có tới 70% các tai nạn trẻ gặp phải có thể phòng được nếu trẻ được trang bị kỹ năng phòng tránh, tự bảo vệ bản thân. Muốn làm được điều này, giáo viên mầm non phải có ý thức tham khảo tài liệu, trau dồi kiến thức, tự học, tự rèn luyện để biết cách xử lý các tình huống để giáo dục hướng dẫn trẻ hiểu, giải quyết được các sự việc một cách đúng đắn và an toàn nhất thông qua các hoạt động trong ngày khi trẻ đến trường, lớp mầm non.
Theo thống kê của Bộ công An năm 2014 có khoảng hơn 100 trẻ em mất tích. Tháng 4 năm 2014 tổ chức UNICEF đã công bố có tới 75% Trẻ em nước ta đang bị bạo hành, một con số làm cả nước phải giật mình. Không những chỉ có vậy mà theo thống kê của nhà nước trung bình 1 năm ở Việt Nam có 130.000 đến 150.000 vụ tai nạn thương tích của trẻ em. Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5 năm từ 2011 đến 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tính trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại.
Những sự việc trên không những gây mất mát về tiền của mà nó còn để lại hệ lụy lâu dài về mặt tinh thần cũng như thể xác của trẻ. Tuy nhiên điều đáng nói nhất ở đây là theo thống kê thì có tới 70% các tai nạn trẻ gặp phải có thể phòng được nếu trẻ được trang bị kỹ năng phòng tránh, tự bảo vệ bản thân. Muốn làm được điều này, giáo viên mầm non phải có ý thức tham khảo tài liệu, trau dồi kiến thức, tự học, tự rèn luyện để biết cách xử lý các tình huống để giáo dục hướng dẫn trẻ hiểu, giải quyết được các sự việc một cách đúng đắn và an toàn nhất thông qua các hoạt động trong ngày khi trẻ đến trường, lớp mầm non.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non
“Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non ” Trong chương trình Giáo dục mầm non, bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra các mục tiêu cần đạt được đối với trẻ 4 tuổi. Trong đó có mục tiêu 16, mục tiêu 17, mục 18, mục tiêu 19 nói rõ: MT16: Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng...Biết không nên nghịch các vật sắc nhọn, không nên nghịch. MT17: Nhận biết được nơi như: hồ ao, mương, nước suối bể chứa nước... Là nơi nguy hiểm không được chơi gần. MT18: Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở - Có thể biết không cười đuà trong khi ăn, uống hoặc ăn các loại quả có hạt... - Có thể biết không nên ăn thức ăn có mùi ôi...Không ăn lá quả lạ...Không uống rượu bia cà phê, không tự ý uống thuốc khi không được phéo của ngườ lớn - Có thể biết không thể ra khỏi trường khi không được sự cho phép của cô giáo. MT19: Nhận biết được một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ - Có thể biết gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khẩn cấp, cháy, có người ngã xuống nước, chảy máu - Có thể biết gọi người giúp đỡ khi bị lạc, nói được tên địa chỉ gia đình. Số điện thoại người thân cần thiết. Như vậy có thể thấy giáo dục trẻ tránh khỏi nguy hiểm, tránh các tai nạn thương tích là vấn đề rất được bộ, ngành quan tâm và chỉ đạo. Đây cũng là những mục tiêu cần đạt được khi phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Trong rất nhiều điều, mục của mình, tuyên ngôn liên hợp quốc về quyền trẻ em cũng đã chỉ ra rằng: “Vì chưa đạt đến sự trưởng thành về vật chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt trước và sau khi chào đời”, “Không ai được phép làm tổn hại đến trẻ”, “Không một ai, kể cả cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh em, họ hàng, thầy cô, hàng xóm hay những người xa lạ,có thể làm dụng và xâm hại trẻ về mặt tình dục.” Có rất nhiều dự án trên thế giới cũng đã tập trung công sức vào các vấn đề giáo dục dạy dỗ, chăm sóc trẻ. Có thể nhận thấy thể giới đang càng ngày càng quan tâm đến trẻ em, coi trọng vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ. Bởi lẽ, trẻ em chính là tương lai của thế giới! 1.2. Cơ sở thực tiễn - Địa phương tôi nằm ở vùng nông thôn, đồi gò bán sơn địa, địa hình nhiều ao, hồ, kênh mương gây nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Hàng năm, có nhiều 2/20 1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất an toàn cho trẻ như điện giật, bỏng, nghịch dao kéo, bắt cóc...nhưng nguồn gốc sâu xa nhất vẫn là do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ thích tìm tòi khám phá những thứ mới lạ xung quanh. Trong khi đó cha mẹ thường lo lắng và cấm đoán con trước những nguy hiểm tiềm ẩn, nhưng lại không giải thích một cách rõ ràng. Nên đa phần trẻ hiện nay không được trang bị cho mình khả năng ứng phó khi xảy ra nguy hiểm cũng chưa biết tự bảo vệ bản thân khỏi những tai nạn có thể xảy ra. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non là giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều có thể gây nguy hiểm cho mình giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống. Theo thống kê của Bộ công An năm 2014 có khoảng hơn 100 trẻ em mất tích. Tháng 4 năm 2014 tổ chức UNICEF đã công bố có tới 75% Trẻ em nước ta đang bị bạo hành, một con số làm cả nước phải giật mình. Không những chỉ có vậy mà theo thống kê của nhà nước trung bình 1 năm ở Việt Nam có 130.000 đến 150.000 vụ tai nạn thương tích của trẻ em. Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5 năm từ 2011 đến 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tính trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại. Những sự việc trên không những gây mất mát về tiền của mà nó còn để lại hệ lụy lâu dài về mặt tinh thần cũng như thể xác của trẻ. Tuy nhiên điều đáng nói nhất ở đây là theo thống kê thì có tới 70% các tai nạn trẻ gặp phải có thể phòng được nếu trẻ được trang bị kỹ năng phòng tránh, tự bảo vệ bản thân. Muốn làm được điều này, giáo viên mầm non phải có ý thức tham khảo tài liệu, trau dồi kiến thức, tự học, tự rèn luyện để biết cách xử lý các tình huống để giáo dục hướng dẫn trẻ hiểu, giải quyết được các sự việc một cách đúng đắn và an toàn nhất thông qua các hoạt động trong ngày khi trẻ đến trường, lớp mầm non. 2. Đánh giá thực trạng của vấn đề 2.1. Khảo sát thực tế: - Năm học 2018-2019 tôi được nhà trường sắp xếp dạy lớp 4 tuổi B2 trong trường mầm non với tổng số là 29 trẻ. Tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, bồi dưỡng, chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc, thực hiện quy chế chuyên môn, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. 4/20 “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non ” Qua kết quả khảo sát trên cho thấy về các mặt kỹ năng của trẻ còn rất hạn chế. Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp nhằm làm phong phú kiến thức của trẻ, nâng cao ý thức và kỹ năng phòng chống những nguy hiểm cho bản thân trẻ. 4. Các biện pháp thực hiện - Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân thông qua các giờ học khác - Xây dựng tình huống cho trẻ trải nghiệm, nâng cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân. -Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế một số trò chơi củng cố kỹ năng tự bảo vệ bản thân - Phối hợp nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. - Cho trẻ xem các video giáo dục về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân 5. Các biện pháp thực hiện từng phần 5.1. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân thông qua các hoạt động Tất cả các bé khi đến lớp điều được tham gia vào rất nhiều hoạt động học xen kẽ, học mà chơi chơi mà học. Trong các hoạt động đó trẻ được giao tiếp, xử lý các tình huống khi trẻ gặp trong cuộc sống. Trẻ được nói lên những hiểu biết của mình về các cách tự bảo vệ đồng thời được học hỏi chia sẻ với các bạn về kỹ năng tự bảo vệ bảo thân giúp trẻ tránh được những nguy hiểm ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi. * Cách thực hiện Trong các giờ hoạt động một ngày của trẻ tôi kết hợp dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân: * Trò chuyện với trẻ trong giờ đón - trả trẻ: Trong cuộc sống hàng ngày các bé sẽ gặp phải không ít những tình huống bất ngờ như: lạc đường, sự dụ dỗ của người lạ hay bị bỏng, bị ngã, trượt té... Do đó, nên trang bị cho bé những kiến thức thực tế để bé chủ động trong mọi tình huống. Bé sẽ biết làm gì khi gặp khó khăn, tìm sự trợ giúp của ai hay có thể tự sơ cứu cho mình nếu gặp tai nạn nhỏ. VD: Buổi sáng đón trẻ, tôi sẽ trò chuyện cùng trẻ về vấn đề “Con sẽ làm gì khi có người lạ cho kẹo?” - Con đã bao giờ được người lạ cho kẹo chưa? - Con làm như thế nào khi gặp tình huống này? Trong tình huống này tôi sẽ định hướng cho trẻ tuyệt đối không không nhận kẹo hay bất kể một vật nào đó từ người lạ. Con nên tránh xa người lạ, nếu người lạ tiếp tục lại gần thì con nên la lớn cho mọi người xung quanh biết! 6/20 “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non ” * Hoạt động ngoài trời: Dạy trẻ qua tình huống chơi hoạt động ngoài trời (Không xô đẩy nhau, không chạy nhanh, không leo trèo cao; không cầm đất, cát ném vào mặt, vào mắt nhau...). VD: Cho trẻ ra sân hoạt động và thấy một bạn nhỏ trèo lên tường bao,hàng rào. Tôi sẽ hướng cả lớp nhìn lên bạn ấy, nhẹ nhàng ra phía tường bao đỡ bạn nhỏ đó xuống và hỏi trẻ một số câu hỏi cho trẻ trả lời: + Khi trèo tường bao, hàng dào như bạn sẽ xảy ra điều gì? + Chúng ta có được trèo qua tường bao, hàng rào giống bạn không? => Giáo dục trẻ: Khi trèo qua tường bao, hàng rào rất nguy hiểm, có thể bị trượt chân ngã làm cơ thể bị đau, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy các c on không được trèo qua tường bao hay những nơi có hàng rào chắn cao gây nguy hiểm. * Hoạt động góc: Đối với hoạt động góc thì góc học tập tôi thiết kế các bài tập theo từng chủ đề : VD chủ đề gia đình: bài tập về các đồ vật gây cháy nổ, gây bỏng. Trẻ sẽ tìm các đồ vật đó và gạch chéo, về nước thì tôi thiết kế bài tập có in hình ảnh ao hồ sông suối, kênh mương và có các bạn nhỏ, trẻ sẽ tìm hành dộng sai gạch chéo. v....v.... * Hoạt động ăn-ngủ - Trước khi trẻ ăn dạy trẻ, nhắc nhở trẻ nhai kỹ, để không bị nghẹn, không nói chuyện khi ăn vì nói chuyện dễ bị sặc. - Nhắc trẻ k cho vật gì vào mũi họng ... * Giờ hoạt động chiều: - Giờ hoạt động chiều tôi giáo dục cho trẻ được rất nhiều kỹ năng. Mỗi ngày có thể giáo dục một kỹ năng khác nhau. Trong đó, một số các kỹ năng giáo dục trẻ tự bảo vệ bản thân thì tôi đã thực hiện như sau: > Kỹ năng Biết tên những đồ vật, những nơi có thể gây nguy hiểm cho trẻ: Bếp lửa, phích nước nóng, dao, kéo, ao hồ - Tôi thiết kế bài tập cho trẻ làm - Trao đổi đàm thoại để giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, khảo sát qua đàm thoại và ghi chép lại để xem kỹ năng của trẻ như thế nào trước , trong, và sau khi thực hiện đề tài. - Đưa ra các tình huống để trẻ gaiir quyết - Cho trẻ tham gia các trò chơi. VD: Trò chơi “Không lại gần”. Khi cô nói đến 1 vật. Nếu vật đó gây nguy hiểm trẻ sẽ nói không lại gần. Nếu vật đó không gây nguy hiểm trẻ sẽ nói “Được phép chơi” Chẳng hạn cô nói “Bếp ga”, trẻ nói “Không lại gần”. Cô nói “Thú nhồi 8/20 “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non ” • Ngón út: Ngón tay xa bé nhất thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an, bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh. (Ảnh minh họa: Qui tắc 5 ngón tay) + Quy tắc 4 vòng tròn: Quy tắc này sẽ giúp trẻ để lại dấu ấn rõ nét hơn về những mối quan hệ giữa mọi người với bản thân, để từ đó trẻ có những kinh nghiệm bảo vệ bản thân mình đối với những người xung quanh. Quy tắc 4 vòng tròn nêu rõ các mức hành vi và mức quan hệ nào được làm với trẻ và hành vi nào không nên làm. • Với bố, mẹ có thể được ôm • Ông bà nôi, ngoại, anh chị em ruột được khoác tay • Còn những người họ hàng thân quen chỉ được bắt tay • Người lạ đến gần hãy xua tay. (Ảnh minh họa: Qui tắc 4 vòng tròn) + Với quy tắc quần lót, tôi có thể nói với các con rằng: “Khi các con mặc 10/20 “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non ” Trẻ mầm non rất dễ bị hấp dẫn bởi những món quà. Do vậy kẻ xấu hay lợi dụng cho con quà và thực hiện hành vi xấu nên tôi đưa ra tình huống này để trẻ suy nghĩ và đưa ra hướng giải quyết. Gợi ý trẻ qua 1 số câu hỏi: - Khi có người lạ cho quà con sẽ làm gì? - Nếu người lạ cố tình ép buộc con đi theo, con sẽ xử lý như nào? Và kết quả bất ngờ đa số trẻ đồng ý làm theo vì sẽ đươc cho quà mà trẻ thích. => Thông qua tình huống này tôi muốn giáo dục các con không nghe lời người lạ mặt, không nhận quà của người lạ mặt vì có thể sẽ gặp nguy hiểm như: bắt cóc, xâm hại cơ thể. VD2: Khi đang ở một mình mà nhà mất điện bé phải làm sao? Đa phần trẻ rất sợ bóng tối vì vậy khi mất điện trẻ rất dễ hoảng loạn gây ra một số tai nạn đáng tiếc như ngã cầu thang, giật điện.. .Vì vây tôi đưa ra tình huống trên, sau đó cho trẻ thảo luận với nhau và trả lời theo gợi ý của cô. Khi mất điện con có sợ không? Nếu chỉ có một mình con cần xử lý như thế nào? => Giáo dục trẻ khi mất điện cần bình tĩnh nhớ lại nơi để đèn pin, tìm chỗ có ánh sáng như cửa sổ, ban công để chờ người lớn. VD4: Sau tiết học luật lệ giao thông cô đưa ra một số cách tham gia giao thông: Qua đường một mình, Qua đường có người lớn dắt, ngồi xe máy phải có mũ bảo hiểm, đi xe ô tô thò tay ra ngoài, đi thuyền mặc áo phao. và cho trẻ gắn mặt cười vào hình ảnh đúng và mặt mếu vào hình ảnh sai. - Trò chơi nên hay không nên làm gì. - Đưa ra tình huống thật để trẻ giải quyết (các tình huống phải đảm bảo được an toàn cho trẻ) (Ánh minh họa: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy) * Xây dựng hệ thống trò chơi học tập giúp trẻ nhận biết những nguy hiểm 12/20
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_tu_bao_ve_ban_than_ch.docx
- SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4 tuổi tại trường mầm non.pdf