SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi được với môi trường xung quanh, không những thế còn giúp cho trẻ biết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau, quyết định xuất phát từ trẻ.
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là hoạt động được trẻ đón nhận một cách hứng thú và tích cực nhất. Là giáo viên mầm non ai cũng đều nhận thấy hoạt động ngoài trời là một hoạt động mà trẻ luôn mong chờ và đây cũng là hoạt động tạo ra nhiều cơ hội để trẻ phát triển về mọi mặt, giúp trẻ được tự thể hiện mình, thể hiện sự sáng tạo và phong cách riêng của bản thân.
Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu cách tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi đạt hiệu quả. Qua thời gian thực hiện tôi đã tích lũy được một vài kinh nghiệm, đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời”. Tôi mong rằng những kinh nghiệm của tôi sẽ đạt được kết quả tốt trên trẻ. Trong quá trình thực hiện tôi kết hợp đan xen các phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, quan sát sư phạm, dùng lời, dùng trò chơi và phương pháp thống kê toán học.
docx 25 trang skmamnon 16/04/2024 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời
 2
tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 
tuổi có hiệu quả. Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 4 - 5 tuổi việc giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ cũng rất cần thiết vì trẻ bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế 
nào là sai, điều gì cần làm và điều gì không được làm. Các phương pháp cổ 
điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn 
toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến 
thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn.
 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ 
bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi được với môi trường 
xung quanh, không những thế còn giúp cho trẻ biết cách giao tiếp và ứng xử 
trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm. 
Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những 
giải pháp khác nhau, quyết định xuất phát từ trẻ. 
 Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là hoạt động được trẻ đón 
nhận một cách hứng thú và tích cực nhất. Là giáo viên mầm non ai cũng đều 
nhận thấy hoạt động ngoài trời là một hoạt động mà trẻ luôn mong chờ và đây 
cũng là hoạt động tạo ra nhiều cơ hội để trẻ phát triển về mọi mặt, giúp trẻ được 
tự thể hiện mình, thể hiện sự sáng tạo và phong cách riêng của bản thân. 
 Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu cách tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi đạt hiệu quả. Qua thời gian thực hiện tôi 
đã tích lũy được một vài kinh nghiệm, đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số 
biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi thông qua 
hoạt động ngoài trời”. Tôi mong rằng những kinh nghiệm của tôi sẽ đạt được 
kết quả tốt trên trẻ. Trong quá trình thực hiện tôi kết hợp đan xen các phương 
pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, quan sát sư phạm, 
dùng lời, dùng trò chơi và phương pháp thống kê toán học.
 * Thời gian nghiên cứu: 
 - Từ 5/9/2020 đến 25/9/2020: Chọn đề tài và trang bị lí luận
 - Từ 25/9/2020 đến 1/4/2021: Tiến hành nghiên cứu và áp dụng các biện 
pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 - Từ 1/4/2021 đến 28/4/202: Phân tích kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm.
 * Đối tượng nghiên cứu: 
 - Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi 
thông qua hoạt động ngoài trời.
 * Phạm vi nghiên cứu: 
 - Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi, lớp B3, trường mầm non A xã Ngũ Hiệp 
nơi tôi đang công tác năm học 2020 - 2021. 4
mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác. Không ai 
sinh ra đã có ngay sự tự tin. Đó là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc 
rèn luyện và học hỏi. Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, 
tôn trọng và thấy mình có giá trị. Một trẻ tự tin sẽ “duy trì được khả năng học 
hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, 
mong muốn được yêu quý và đón nhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi 
hơn với mọi người. Đây là kỹ năng mà giáo viên cần chú tâm để giúp trẻ có sự 
tự tin vào chính mình.
 - Trẻ biết cách hợp tác trong mọi hoạt động: Đây là một đức tính cần thiết 
đối với trẻ ở lứa tuổi này. Có những việc chúng ta không thể tự làm được, nếu 
được người khác giúp đỡ thì ta sẽ hoàn thành được việc ta muốn làm. Khi chúng 
ta kết hợp năng lực làm việc của mình với người khác theo cùng một mục đích 
chung, đó chính là sự hợp tác. Sự hợp tác giúp ta hoàn thành nhiệm vụ của mình 
nhanh chóng và dễ dàng hơn là tự mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ 
biết cùng làm, cùng chơi với bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn. 
 - Tạo cho trẻ môi trường giao tiếp: Một trong những kỹ năng cơ bản rất 
quan trọng đối với trẻ nhỏ đó là kỹ năng giao tiếp. Cô giáo cần dạy trẻ biết thể 
hiện bản thân và diễn đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần 
cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một 
kỹ năng có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm 
toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng 
hay chính kiến nào đó trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những 
suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ. 
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhằm liên kết các kỹ năng sống 
cơ bản khác.
 - Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống có vô vàn các tình huống 
xảy ra đòi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kỹ 
năng sống một cách linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với 
trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
 - Sự tò mò và khả năng sáng tạo: Có lẽ một trong những kỹ năng quan 
trọng nhất cần có ở trẻ giai đoạn này là sự khao khát được học hỏi, được khám 
phá. Giáo viên cần sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự 
nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các tư liệu và các hoạt động mang 
tính chất khác lạ, thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ cụ thể dễ đoán 
trước được.
 - Kỹ năng giữ an toàn cá nhân: Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết 
đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, nhận biết và không tự ý sử 6
phạm, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng 
có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc 
giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
 - Đồng nghiệp được phân vào lớp là giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi và 
có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, rèn nếp học cho trẻ. Giáo viên được 
tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ. 
 * Học sinh:
 - Trẻ đi học chuyên cần cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của cô và 
trò không bị gián đoạn.
 - Trẻ ngoan, đa số các cháu học qua lớp nhà trẻ.
 - Trẻ có sức khỏe, nề nếp, thói quen tốt trong các hoạt động
 * Phụ huynh:
 - Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ, quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với 
giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Khi giáo viên tuyên 
truyền vận động, sưu tầm đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu phế thải để làm đồ 
phục vụ chuyên đề. Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh nên việc 
chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều thuận lợi.
 2. Khó khăn:
 * Giáo viên:
 - Trong năm học 2020 - 2021 do dịch Covid 19 dẫn tới tình trạng trẻ nghỉ 
nhiều nên giáo viên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chuyên môn. 
 - Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ.
 * Học sinh:
 - Do ít con cho nên trẻ được nuông chiều nên chưa có những kỹ năng 
sống cần thiết phù hợp theo độ tuổi và dẫn đến trẻ ngại hoạt động mà luôn có 
tính ỷ lại vào người khác.
 - Kỹ năng sống của trẻ còn nhiều hạn chế.
 - Một số trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm cho nên cũng gây ảnh hưởng tới 
các bạn khác trong lớp khi tham gia các hoạt động. 
 - Trẻ con trong lớp còn nhút nhát chưa tự tin khi giao tiếp với cô và các bạn.
 - Trẻ chưa biết cách tự chăm sóc bản thân mình cho tốt
 - Rất nhiều trẻ chưa biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm.
 * Phụ huynh:
 Do thông tin trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên còn hạn chế
 Một số cha mẹ thì quan tâm đến con cái nhưng chưa chú ý dạy con cách 
cư xử, nhiều lúc vô tình còn hùa theo cái sai của con cái. 8
 Tổng Đạt Chưa đạt
STT Kỹ năng sống số Tỉ lệ Số Tỉ lệ 
 Số trẻ
 trẻ % trẻ %
 1 Tính tự tin 29 15 51.7 14 48.3
 2 Kỹ năng hợp tác 29 12 41,3 17 58,7
 3 Kỹ năng giao tiếp 29 11 37,9 18 62,1
 4 Kỹ năng xử lý tình huống 29 10 34,4 19 65,6
 5 Sự tò mò và khả năng sáng tạo 29 10 34,4 19 65,6
 6 Kỹ năng giữ an toàn cá nhân 29 11 37,9 18 62,1
 7 Kỹ năng phòng chống Covid 19 29 10 34,4 19 65,6
 Biện pháp 2. Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm có tính giáo dục và 
tính tương tác cao 
 Phương pháp giáo dục trẻ mầm non phải tạo điều kiện cho trẻ được trải 
nghiệm tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, 
đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ theo phương châm chơi mà học, học bằng 
chơi. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích tạo cơ hội 
cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một 
cách vui vẻ.
 Trong năm học này tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan một số khu vực ở 
gần trường phù hợp với từng thời điểm và với chủ đề đang học. Chủ đề “Tết và 
mùa xuân” tôi cho cả lớp đến tham quan cửa hàng bán hàng tết tại trường hay ở 
chủ đề “Thực vật” tôi cho trẻ quan sát về sân trường, tôi trò chuyện với trẻ.
 + Các con có biết đây là đâu không? 
 + Trên sân trường có những gì?
 + Các con thấy sân trường mình có sạch không?
 => Từ đó, tôi giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh môi trường luôn sạch, 
không vứt rác bừa bãi, nếu có rác phải biết nhặt bỏ vào thùng rác.
 Hay giờ quan sát cây xanh, tôi trò chuyện với trẻ:
 + Đây là cây gì?
 + Cây có lợi ích gì?
 + Muốn chăm sóc và bảo vệ cây chúng mình phải làm gì?
 =>Từ đó, tôi giáo dục trẻ giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ cây, không ngắt 
hoa, bẻ cành.
 Trước ngày đi tham quan tôi kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu, khám 
phá của trẻ bằng cách hỏi trẻ: 
 + Con đoán xem với địa điểm đi tham quan ngày mai con sẽ biết được những gì?
 + Theo con để đi từ trường mình đến địa điểm đó mất bao lâu? 10
 Khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, tôi vừa quan sát trẻ 
chơi, vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách leo lên xuống thang, cách 
nắm thành cầu trượt để trượt cho an toàn, cách cầm chắc xích đu khi chơi, khi có 
bạn đang chơi xích đu thì không được đứng gần phía trước vì sẽ rất nguy hiểm, 
hướng dẫn trẻ cách kiên trì chờ đến lượt mình chơi, tuyệt đối không xô đẩy, 
tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn.
 Biện pháp 3: Linh hoạt xử lý các tình huống có vấn đề 
 Một trong những kỹ năng cần hình thành cho trẻ, đó là giúp các bé có khả 
năng xử lý tình huống có vấn đề. Con đường cho trẻ đi tham quan là một “con 
đường màu mỡ” về các tình huống thực tế xảy ra trong cuộc sống cần con 
người giải quyết. Đó là nơi trẻ được cọ xát với rất nhiều tình huống thực tế giúp 
trẻ bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống rất hiệu quả.
 Ví dụ: Trên đường đi trẻ gặp một bạn vứt rác bừa bãi ra đường. Trẻ nhắc 
bạn đó nhặt rác khiến bạn đó cảm thấy ngượng và xấu hổ về hành vi không đẹp 
của mình. 
 Hay có hôm trẻ thấy một em bé vừa đi vừa khóc. Trẻ lớp tôi đã dừng lại 
hỏi và được biết bé bị lạc mẹ. Tôi hỏi trẻ: “Theo các con cô cháu mình cần phải 
làm gì bây giờ?” để kích thích trẻ suy nghĩ và đưa ra các cách giải quyết. Sau đó 
tôi hỏi những người xung quanh đó xem có ai biết mẹ em bé không. Tôi cố ý hỏi 
to một chút để trẻ biết cách tôi giải quyết vấn đề như thế nào. Tôi nhờ một anh 
đi xe máy đưa bé lên ban quản lý khu tập thể để nhờ các bác trong Ban quản lý 
bắc loa thông báo tìm mẹ của bé. Và thay vì đến thăm cửa hàng bán quần áo của 
cô Hà tôi quyết định dẫn trẻ đến nhà văn hóa khu tập thể X55 nơi có phòng 
truyền thông của Ban quản lý khu tập thể. Trẻ lớp tôi tỏ ra rất lo lắng cho em bé 
bị lạc mẹ nên đã hưởng ứng ngay quyết định của tôi. Nhờ giải pháp tôi đưa ra 
mà không đầy 15 phút sau em bé đã tìm được mẹ. Trẻ lớp tôi vô cùng mừng rỡ 
như thể chính các em tìm thấy mẹ của mình. Qua tình huống này trẻ học được sự 
yêu thương, quan tâm tới người khác, trẻ học được kỹ năng hợp tác, kỹ năng xử 
lý tình huống, kỹ năng giao tiếp và đặc biệt là sự tự tin khi đưa ra quyết định. 
 Ngoài ra, tôi còn thiết kế một số tình huống để tập cho trẻ tự giải quyết 
vấn đề. Những tình huống này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình chăm 
sóc giáo dục trẻ.
 Ví dụ 1: Trong chủ đề “Thế giới động vật” khi cho trẻ quan sát con kiến 
xong tôi tạo tình huống cô Giang bị ong đốt. Tôi cuống quýt hỏi trẻ cần xử lý 
tình huống này như thế nào? Tôi cho các trẻ nêu ý kiến và cùng thảo luận để đưa 
ra giải pháp tốt nhất. Cuối cùng trẻ cũng đi đến một quyết định đó là gọi cô Liên 
y tế để giúp cô Giang. Điều đó chứng tỏ trẻ đã biết cách mạnh dạn đưa ra ý kiến, 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao.docx