SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
Là một giáo viên mầm non, tôi quan tâm đến những biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ tôi đang chăm sóc và dạy dỗ, bởi trong những nghiên cứu khoa học gần đây về sự phát triển của não trẻ đã chỉ ra rằng: “Trẻ ở lứa tuổi này hoàn toàn có khả năng giao tiếp, khả năng tự kiểm soát thích nghi và thể hiện cảm giác của mình. Trẻ cũng hoàn toàn có khả năng hòa nhập, tự giải quyết vấn đề một cách tự lập”. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
Tuy nhiên, Nhiều trẻ ở lớp tôi kỹ năng cơ bản nhất trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày còn nhiều hạn chế do sự nhận thức của trẻ trong lớp không có sự đồng đều, nhiều trẻ còn tiếp thu bài chậm, nhút nhát chưa tự tin khi giao tiếp. Một số trẻ hiếu động, chưa biết đoàn kết khi chơi với bạn. Bên cạnh đó đa số trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc của gia đình nên khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh. Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
Qua tìm tòi nghiên cứu, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Nên tôi luôn trăn trở làm thế nào để trẻ lớp tôi có những kỹ năng sống tốt nhất? Đó chính là lý do đã thúc đẩy tôi tìm tòi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong trường mầm non” để góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Tuy nhiên, Nhiều trẻ ở lớp tôi kỹ năng cơ bản nhất trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày còn nhiều hạn chế do sự nhận thức của trẻ trong lớp không có sự đồng đều, nhiều trẻ còn tiếp thu bài chậm, nhút nhát chưa tự tin khi giao tiếp. Một số trẻ hiếu động, chưa biết đoàn kết khi chơi với bạn. Bên cạnh đó đa số trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc của gia đình nên khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh. Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
Qua tìm tòi nghiên cứu, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Nên tôi luôn trăn trở làm thế nào để trẻ lớp tôi có những kỹ năng sống tốt nhất? Đó chính là lý do đã thúc đẩy tôi tìm tòi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong trường mầm non” để góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
2 / 17 phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Qua tìm tòi nghiên cứu, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Nên tôi luôn trăn trở làm thế nào để trẻ lớp tôi có những kỹ năng sống tốt nhất? Đó chính là lý do đã thúc đẩy tôi tìm tòi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong trường mầm non” để góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. II. MỤC ĐÍCH NGHÊN CỨU 1. Đối với giáo viên: Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ đó có những kế hoạch cụ thể về việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Đưa ra các hình thức tổ chức dạy học sáng tạo, áp dụng tiêu chí đổi mới lấy trẻ làm trung tâm. 2. Đối với trẻ: Giúp trẻ hứng thú, tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh từ đó hình thành những kỹ năng sống cho trẻ tạo tiền đề cho phát triển nhân cách trẻ sau này. 3. Đối với phụ huynh: Giúp cho phụ huynh hiểu rõ được tầm quan trọng của việc chuẩn bị những kiến thức về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Tạo mối quan hệ tốt giữa phụ huynh với giáo viên trong lớp để cùng nhau chuẩn bị tốt một số kỹ năng sống cho trẻ. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi B2- Trường mầm non – Phúc Thọ - Hà Nội. Thời gian từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Kỹ năng sống chính là chiếc chìa khóa vàng cho sự sống còn, sự phát triển và sự thành công của mỗi con người. Ở lứa tuổi mẫu giáo, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này. Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và mở 4 / 17 Để điều tra thực tế về vốn kỹ năng sống của trẻ trước khi thực hiện đề tài, tôi theo dõi trẻ trong các hoạt động, đưa trẻ vào các tình huống có vấn đề yêu cầu trẻ giải quyết. Và kết quả khảo sát trên 36 trẻ (trong đó 14 trẻ nữ, 22 trẻ nam) đầu năm như sau: Bảng khảo sát khả năng của trẻ đầu năm Đạt Chưa đạt Nội dung khảo sát SL TL % SL TL % 1. Kỹ năng tự tin 17 47% 19 53% 2. Kỹ năng tự phục vụ 15 42% 21 58% 3. Kỹ năng giao tiếp - ứng xử 16 44% 20 56% 4. Kỹ năng hợp tác, hoạt động trong nhóm 16 44% 20 56% 5. Kỹ năng tự bảo vệ và giải quyết vấn đề 14 39% 22 61% Qua bảng khảo sát cho thấy, tỷ lệ trẻ đạt các yêu cầu về kỹ năng sống còn thấp, vậy là vốn kỹ năng sống và việc thực hiện các kỹ năng sống của trẻ lớp tôi còn rất kém. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức tự học, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp. Muốn sự chăm sóc dạy dỗ trẻ đạt hiệu quả, thì trước hết giáo viên phải hiểu rõ mục tiêu, nội dung giáo dục, biện pháp dạy trẻ. Là một giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy lớp 4-5 tuổi nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tôi không ngừng tự học tự bồi dưỡng bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của mình. Ở mỗi độ tuổi trẻ có đặc thù tâm lý, tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếp cận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc, đi sâu vào nghiên cứu những kỹ năng sống cơ bản dạy trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm non, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 4-5 tuổi bằng nhiều hình thức như tự học qua sách báo, chuyện san, tạp chí, khai thác qua mạngtừ đó giúp tôi thấu hiểu và dễ dàng trong việc xác định các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi, lựa chọn đúng nội dung trọng tâm để dạy trẻ. Để thiết kế các bài dạy, hoạt động sinh động hiệu quả tôi đã đăng ký tham gia các lớp học về giá trị sống do các trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ em và tham gia các lớp hướng dẫn về phương pháp Montersori, STAEM hoặc tham khảo các video trên youtbe về các kỹ năng dạy trẻ mầm non để có thêm những hình ảnh video sinh động giúp trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động rèn kỹ năng sống như: Chương trình VTV7 kis, Vina Cartoon. 6 / 17 - Tránh xa 1 số đồ dùng gây mất an toàn trong gia đình. Tháng 12 - Cách sử dụng đũa, dao, kéo, dĩa. - Kỹ năng rửa tay bằng xà phòng. - Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn. Tháng 1 - Cách cởi giày, đi giày. - Cách vắt khăn ướt. - Cách xử trí khi gặp người lạ. Tháng 2 - Cách đeo, cởi găng tay. - Kỹ năng tự thay quần áo khi bị ướt, bị bẩn. - Cách xử lý khi bị muỗi, côn trùng đốt. Tháng 3 - Tập cắt móng tay. - Cách sắp xếp đồ chơi khoa học. - Cách đội mũ bảo hiểm đảm bảo an toàn. Tháng 4 - Cách rót nước. - Cách quét rác trên sàn. - Cách sử dụng tiết kiệm điện, nước. Tháng 5 - Cách tự bảo vệ, đối phó khi bị xâm hại. - Cách xử trí khi bị bắt cóc. Từ việc lựa chọn nội dung phù hợp với kế hoạch tháng và khả năng nhận thức của trẻ nên việc giáo dục kỹ năng sống ở lớp tôi đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Tôi thấy rất yên tâm và chủ động trong việc đưa các nội dung vào thực hiện. Trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động, trẻ ghi nhớ lâu hơn. 3. Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày Trẻ ở lứa tuổi mầm non học bằng chơi, học bằng các giác quan, bằng thử nghiệm, thực hành, tư duy suy luận. Trẻ thích khám phá những điều mới lạ xung quanh. Trẻ dễ nhớ nhưng cũng rất nhanh quên nên việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động hàng ngày sẽ giúp hình thành những kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy để dạy trẻ có các kinh nghiệm, kỹ năng sống cho bản thân thì giáo viên cần tìm ra các biện pháp tích hợp, lồng ghép trong mọi hoạt động hàng ngày của trẻ. Tùy vào từng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi tôi đã lựa chọn để tích hợp lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày sao cho phù hợp với hoạt động và phù hợp với trẻ giúp trẻ lĩnh hội được các kỹ năng một cách hiệu quả nhất a. Kỹ năng sống tự tin: 8 / 17 biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống. Vì thế cần được quan tâm và giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên, từng bước một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ. Để giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt tôi đã tiến hành dạy trẻ qua các hình thức sau: * Kỹ năng trẻ giao tiếp với bạn bè: Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc, là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng là nơi đa sở thích. Chính vì vậy cô có thể dạy trẻ tìm hiểu, khám phá những sở thích của chính bản thân, quan tâm đến bạn bè. Trẻ trong lớp tôi mỗi trẻ lại có tính cách khác nhau, có những trẻ hoạt bát nhanh nhẹn, hiếu động những có những trẻ chậm chạp, thụ động hoặc nóng nảy. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu tính cách của từng trẻ trong lớp để thuận tiện cho việc dạy và rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ thường thể hiện rõ nhất ở giờ hoạt động góc và nhất là góc chơi phân vai, vì ở góc chơi phân vai trẻ được chơi đóng vai các nhận vật như: vai bố, mẹ, cô bán hàng, bác cấp dưỡngmà những vai đó cần thể hiện bằng lời nói. Ví dụ: Qua góc chơi “Bán hàng”, người bán hàng khi thấy có khách đến mua thì phải niềm nở, dùng ngôn ngữ của mình để trả lời khách, dùng ngôn ngữ của mình để mời chào khách, còn trẻ đóng vai người mua hàng sẽ phải về giá cả các mặt hàng như thế nào?. Hình ảnh trẻ giao tiếp với bạn trong góc chơi “bán hàng”. Hoặc khi chơi trò chơi “Phòng khám đa khoa”, trẻ đóng vai bác sĩ khi khám cho bệnh nhân biết hỏi xem bệnh nhân bị làm sao? Bị đau ở đâu?, sau đó biết dùng ngôn ngữ của mình để căn dặn bệnh nhân phải uống thuốc, phải ăn uống và nghỉ ngơi như thế nào?...Tùy vào từng chủ đề mà tôi lựa chọn các trò chơi khác nhau để giúp trẻ giao lưu với bạn được tốt hơn. Ngoài ra, tôi còn sưu tầm một số câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục. Giúp trẻ thấy các nhân vật trong câu truyện, bài thơ khi giao tiếp với nhau như thế nào? Bài thơ: “Biết cảm ơn xin lỗi”, câu chuyện “Mời bạn đến nhà”, “Tí đi xe buýt”, “Câu chuyện của bé Bi”. * Kỹ năng trẻ chào hỏi khi giao tiếp với người lớn tuổi: Đối với người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép, dạy trẻ nói đủ câu, không nói trống không. Để trẻ có thói quen nói đủ câu, không nói trống không thì giáo viên phải quan sát, uốn nắn trẻ thường xuyên, khi thấy trẻ nói chưa đủ câu cần sửa cho trẻ ngay. Vào các thời điểm đón, trả trẻ, trò chuyện sáng, qua giờ học, giờ chơi tôi trao đổi với giáo viên trong lớp cùng kết hợp sửa cho trẻ. Ví dụ: Thời gian đầu nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi, giao tiếp với cô cùng bạn bè, tôi chủ động chào trẻ trước “Cô chào bạn Trang” thì lúc đó trẻ sẽ 10 / 17 của nhiều người cũng sẽ chiến thắng. Hoặc qua câu chuyện “Đôi bạn tốt” giáo dục trẻ yêu quý, cư xử lịch sự và không chê bai bạn, luôn là những người bạn tốt và biết giúp đỡ bạn cùng vượt qua khó khăn. Để giúp trẻ có kỹ năng hợp tác được tốt thì giáo viên cần phải tổ chức những hoạt động này một cách thường xuyên, giáo dục trẻ biết giúp đỡ nhau trong công việc, hình thành cho trẻ một đức tính tốt về tinh thần đồng đội, tạo cho trẻ một lý tưởng sống cao đẹp trong tương lai. d. Kỹ năng tự phục vụ: Trẻ có khả năng tự bắt đầu các hoạt động học tập và biết tự chăm sóc mình thực hiện một cách chủ động là những biểu hiện đầu tiên của tính tự tin, tự lập. Và để giúp trẻ có được kỹ năng này, ngoài việc chăm sóc, giáo dục trẻ, thì tôi đã bắt đầu tập dần cho trẻ làm quen với những việc trẻ có thể tự hoàn thành một cách độc lập. Thông qua giờ đón, trả trẻ cô cần niềm nở và ân cần, chủ động giao tiếp với phụ huynh, tạo niềm tin và sự thân thiết. Tôi cho trẻ thói quen chào bố mẹ, cô giáo, cất đồ dùng gọn gàng, đúng nơi quy định trước khi vào lớp. Hình ảnh trẻ đã có kỹ năng tự cất ba lô Trong giờ vệ sinh tôi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ như: Rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, cách gấp quần áo và đi vệ sinh đúng nơi quy định. Hình ảnh trẻ rửa tay trong giờ vệ sinh. Trong giờ ăn tôi cùng giáo viên trong lớp dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ những kỹ năng tự lao động phục vụ như trẻ biết giúp cô kê bàn ghế và hình thành thói quen ăn uống lịch sự, biết mời cô, mời bạn. Khi ăn không nói chuyện, xúc cơm gọn gàng, ăn xong biết xúc miệng nước muối, lau miệng, rửa tay đúng cách. Ngoài ra, trước những giờ ăn tôi thường lồng ghép các bài hát, bài thơ “Giờ ăn”, “Bé ơi nhớ nhé” dạy lồng ghép kỹ năng vệ sinh vào giờ ăn cho trẻ. Giờ ngủ, tôi rèn kỹ năng cho trẻ tự biết phân công trong tổ trực nhật biết kê giường ngủ, cá nhân trẻ biết lấy gối của mình nằm theo thứ tự, trong giờ ngủ không nói chuyện riêng, ngủ đúng giờ giấc. Khi ngủ dậy trẻ biết cất đồ dùng gọn gàng đúng nơi quy định. Đặc biệt để rèn kỹ năng phục vụ cho trẻ tôi đã xây dựng góc “Thực hành kỹ năng cuộc sống” với đầy đủ những đồ dùng quen thuộc với trẻ như: lược, đũa, bát, bàn chải đánh răng,..để trẻ thực hành và đánh giá trẻ ở mục tiêu 7: có một số kĩ năng tụ phục vụ: biết tết sợi đôi, tự cài, cởi cúc, buộc dây giày...lĩnh vực phát triển thể chất.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao.docx