SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Đối với trẻ mầm non, chúng ta muốn trẻ lớn lên trở thành những con người tốt, có đủ phẩm chất, năng lực làm việc, trước hết chúng ta phải nhìn nhận lại bản thân mình trước khi dạy trẻ: Bản thân chúng ta cần gì? Thiếu gì? Làm thế nào để nâng cao kỹ năng sống cho trẻ? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kỹ năng sống vào trong cuộc sống hàng ngày? Nắm bắt được nhu cầu của bản thân qua đó chúng ta áp dụng dạy trẻ những điều trẻ mong muốn.
Tuy nhiên, ở trường mầm non hiện nay việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn rất hạn chế, hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống chưa cao. Một mặt do còn thiếu phòng chức năng, sân chơi ngoài trời còn hẹp, các khu vui chơi dân gian ngoài trời chưa có, thảm cỏ, cây xanh quanh sân trường còn chật chội, trẻ không có điều kiện được đi dã ngoại, học tập ngoại khóa…Bên cạnh đó, việc nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ các hoạt động của một số giáo viên còn hạn chế. Việc nghiên cứu, tìm tài liệu, sách báo của giáo viên hướng dẫn các trò chơi để hình thành kỹ năng sống cho trẻ còn chưa phong phú, hấp dẫn.
Nhận thức sâu sắc được thực trạng của vấn đề là một giáo viên mầm non như người mẹ thứ hai của trẻ sau nhiều năm giảng dạy tôi quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong giáo dục mầm non.
Nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng sống như: có ý thức hình thành những giá trị về ý thức bản thân như an toàn, tự lực, tự tin, tự trọng; về quan hệ xã hội trẻ biết yêu thương, biết ơn, tôn trọng; về giao tiếp trẻ biết hoà nhã, cởi mở với mọi người; thực hiện công việc trẻ biết hợp tác, kiên trì, trách nhiệm; về khả năng ứng phó thì trẻ sáng tạo, mạnh dạn, vượt khó ham hiểu biết.
doc 16 trang skmamnon 16/04/2024 1940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 hình thức tổ các hoạt động của một số giáo viên còn hạn chế. Việc nghiên cứu, 
tìm tài liệu, sách báo của giáo viên hướng dẫn các trò chơi để hình thành kỹ 
năng sống cho trẻ còn chưa phong phú, hấp dẫn.
 Nhận thức sâu sắc được thực trạng của vấn đề là một giáo viên mầm non 
như người mẹ thứ hai của trẻ sau nhiều năm giảng dạy tôi quyết định đi sâu 
nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 
4-5 tuổi” một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong giáo dục mầm non. 
 2. Mục đích nghiên cứu.
 Nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có kỹ năng sống như: có ý 
thức hình thành những giá trị về ý thức bản thân như an toàn, tự lực, tự tin, tự 
trọng; về quan hệ xã hội trẻ biết yêu thương, biết ơn, tôn trọng; về giao tiếp trẻ 
biết hoà nhã, cởi mở với mọi người; thực hiện công việc trẻ biết hợp tác, kiên trì, 
trách nhiệm; về khả năng ứng phó thì trẻ sáng tạo, mạnh dạn, vượt khó ham hiểu 
biết.
 3.Đối tượng nghiên cứu. 
 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 4.Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 Trẻ mẫu giáo lớp 4 tuổi B2 Trường Mầm Non Phú Cường
 Số trẻ:30 trẻ
 5.Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp điều tra nghiên cứu
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp dùng lời nói
 Phương pháp dùng trò chơi
 Phương pháp thực hành
 Phương pháp phân tích tổng hợp
 Phương pháp kiểm tra, đánh giá
 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.
 Đề tài được thực hiện tại trường mầm non Phú Cường huyện Ba Vì- Hà Nội.
 Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 
2020.
 PHẦN 2:NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
 1.1. Cơ sở lí luận.
 Kỹ năng sống là một trong những nền tảng giúp trẻ mẫu giáo hình thành và 
phát triển nhân cách. Ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động, 
 2/ 15 Trẻ huy động đi lớp 30/30 cháu đạt tỉ lệ 100%
 Trẻ đăng ký ăn bán trú đạt 30/30 tỉ lệ 100%. 
 Các cháu học 2 buổi/ ngày thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Lớp có 2 giáo viên các cô có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, tích cực 
tham gia các cuộc vận động của ngành, phong trào thi đua của nhà trường và các 
công tác xã hội tại địa phương. 
 Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đời sống giáo viên ổn định, cuộc 
sống đảm bảo yên tâm công tác.
 Phụ huynh tin tưởng cô giáo luôn ủng hộ các phong trào của trường, của lớp 
và đóng góp các khoản đầy đủ đúng thời gian theo quy định. 
 2.2. Khó khăn 
 Khi dạy trẻ thực hành trải nghiệm thực tế còn thiếu cơ sở vật chất như; bãi 
tập, khu vườn thiên nhiên, chưa có các phòng chức năng chưa tổ chức cho trẻ 
đi tham quan dã ngoại để dễ liên hệ thực tế.
 Lớp có đa số cháu là con nhà nông nghiệp, gia đình thì bận không quan tâm 
nhiều đến cách ứng xử của trẻ, nhà thì hiếm con cưng chiều theo ý thích và đáp 
ứng mọi thứ theo yêu cầu của trẻ nên trẻ có những biểu hiện không đúng trong 
lễ giáo với mọi người trong gia đình cô giáo và bạn bè, trẻ chưa có được kỹ năng 
tự phục vụ bản thân, kỹ năng giao tiếp xã hội.
 Nhận thức của một số phụ huynh chưa đầy đủ nên chưa quan tâm tới việc 
hình thành các kỹ năng cho trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chủ 
yếu phó mặc cho nhà trường.
 2.3. Khảo sát thực trạng.
 Trước khi vào thực hiện đề tài tôi đã khảo sát những kỹ năng của trẻ và thu 
được kết quả rất là thấp chỉ đạt từ 33% - 50%. 
(Minh chứng 1: Bảng khảo sát thực tế trên trẻ đầu năm học trước khi thực hiện 
đề tài)
 Nhìn vào kết quả mà tôi khảo sát được tôi nhận thấy kỹ năng sống của trẻ 
chưa cao. Bản thân tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp sau để giúp trẻ có những 
kỹ năng cơ bản của lứa tuổi như kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng học tập, kỹ 
năng tự phục vụ, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự 
tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả 
năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm 
có cuộc sống hài hòa trong tương lai.. 
 3. Các biện pháp thực hiện.
 3.1. Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết học 
 3.2. Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động vui chơi 
 4/ 15 - Các con có khả năng tự chăm sóc bản thân bằng những công việc gì?
 Giáo dục trẻ biết thể hiện tính cách như là bạn trai thì mạnh mẽ tự tin biết 
giúp đỡ các bạn gái và em bé hơn, bạn gái thì gọn gàng, nói chuyện nhẹ nhàng ý 
tứ. 
(Minh chứng 3: Hình ảnh trẻ tự tin giới thiệu về bản thân trước lớp).
 * Làm quen với văn học: 
 Giáo dục trẻ tình yêu thương tôn trọng biết ơn những người thân chăm sóc trẻ 
nuôi dạy trẻ lên người, trẻ nhận xét đánh giá được việc làm tốt, chưa tốt phù hợp 
với chuẩn mực của xã hội thông qua hành động của các nhân vật trong tranh, 
hành động của trẻ đóng vai nhân vật.
 Ví dụ: Đề tài truyện “Ba cô gái” 
 Cô đặt câu hỏi để trẻ nhận xét các hành động của nhân vật?
 - Mẹ đã làm những công việc gì?
 - Con thấy chị cả và chị hai là người như thế nào?
 - Điều gì đã sảy ra với hai cô chị?
 - Ai là người về chăm sóc mẹ?
 - Con học tập ai? Vì sao?
 Qua nội dung truyện cô giáo dục trẻ biết ơn người mẹ vất vả chăm sóc các 
con khôn lớn, khi mẹ ốm sự thờ ơ của hai cô chị là bài học cho những người 
không biết yêu quý người thân. Việc làm hiếu thảo của chị út đã được đền đáp 
bằng cuộc sống hạnh phúc sau này.. 
 * Giờ học âm nhạc:
 Ngoài rèn luyện kỹ năng về âm nhạc cho trẻ: Nghe hát, hát, vận động, chơi 
trò chơi tôi đặc biệt chú trọng giáo dục cho trẻ về nội dung bài hát nhằm truyền 
tải những thông điệp hoặc kỹ năng cho trẻ.
 Ví dụ: Dạy hát “ Nhớ lời cô dạy” chủ đề Giao thông , tôi giáo dục trẻ kỹ năng 
biết tự bảo vệ an toàn cho bản thân như: khi tham gia giao thông cần đội mũ bảo 
hiểm, ngồi trên tàu xe không được thò tay thò đầu ra ngoài, đi trên đường có 
người lớn dắt.
 Tôi đặc biệt giáo dục trẻ ý thức không chơi đùa dưới lòng đường, không chạy 
ngang qua đường, biết kêu cứu khi thấy bạn hoặc bản thân mình gặp nguy hiểm.
 * Giờ học tạo hình: 
 Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức năng khiếu tạo hình, khả năng kiên trì tạo lên 
sản phẩm đơn giản, ý thức tiết kiệm sử dụng vật liệu và niềm đam mê khi tự tay 
làm ra sản phẩm của trẻ.
 Ví dụ: Làm Búp bê đồ chơi bằng vải vụn
 6/ 15 Dạy trẻ kỹ năng hợp tác trẻ biết phân công công việc trong quá trình chơi với 
nhau, biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn, biết đoàn kết với bạn bè, có 
nhóm bạn chơi thường xuyên.
 Ví dụ: Trò chơi xây dựng
 - Trẻ tự nhận vai chơi
 - Bạn nhóm trưởng biết phân công công việc cho các bạn trong nhóm
 - Các bạn trong nhóm hợp tác cùng nhau xây dựng trang trại chăn nuôi
 Cuối buổi chơi tôi tiến hành cho trẻ nhận xét sản phẩm của nhóm, các bạn 
trong nhóm có hợp tác tốt chưa? Có bạn nào chưa chấp hành quy định của nhóm 
chơi không? Vì sao? Tôi giúp trẻ tìm cách để giải quyết mâu thuẫn, biết cảm 
thông và giúp đỡ bạn trong quá trình làm việc. 
( Minh chứng 5: Hình ảnh trẻ hợp tác chơi ở góc xây dựng).
 Ví dụ: Trò chơi nấu ăn
 Tôi hướng dẫn trẻ cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon, cách nhặt rau, chế biến 
một số món ăn đơn giản như luộc trứng, rang thịt, kho cá. Qua trò chơi trẻ thực 
hành được các thao tác rửa sạch món ăn trước khi chế biến, bày đồ ăn sau khi 
chế biến.trẻ có được kỹ năng nghe hiểu lời nói của người khác, chia sẻ, hợp 
tác để cùng hoàn thành công việc nấu ăn trẻ thích. Tôi lồng giáo dục trẻ ý thức 
cẩn thận khi sử dụng đồ dùng, cách phòng tránh tai nạn thường gặp như; mảnh 
bát vỡ, cách cầm dao, phích nước nóng, bếp ga, ổ điện trong gia đình trẻ. 
( Minh chứng 6: Hình ảnh trẻ chơi ở góc nấu ăn).
 Ví dụ: Trò chơi: “Tâm trạng của tôi”
 Thông qua các trò chơi tuy đơn giản nhưng mang lại kết quả là trẻ học được 
cách kìm chế cảm xúc của mình và biết bày tỏ cảm xúc của mình cho người 
khác như: thể hiện cảm xúc vui, buồn, khóc, ngạc nghiên, sợ hãi, tức giận 
 - Cô nói cảm xúc trẻ thể hiện và đàm thoại với trẻ
 - Khi nào thì con cảm thấy vui? Trẻ rất hồn nhiên kể về niềm vui của mình 
như: được bố mẹ mua quần áo đẹp, được đi chơi, được ăn đồ ăn trẻ thíchTôi 
tỏ thái độ vui cùng trẻ và khích lệ trẻ biết chia sẻ niềm vui với mọi người xung 
quanh.. 
 - Khi nào con cảm thấy buồn? Trẻ trả lời khi bị ốm, khi không được bé 
ngoan..tôi lắng nghe ý kiến chia sẻ của trẻ, kịp thời động viên trẻ cần khắc phục 
sai sót của mình thì lần sau sẽ được tặng bé ngoankhi trẻ thể hiện trạng thái 
tức giận tôi hỏi rõ nguyên nhân và khuyên trẻ nên biết kìm chế bản thân, tìm 
hiểu nguyên nhân làm sao, có thể bình tĩnh lại giải quyết việc làm cho trẻ tức 
giận thì mọi việc lại vui vẻ và vui vẻ là cần thiết cho cuộc sống của mỗi con 
người.
 8/ 15 Trong lúc dạo chơi tôi giáo dục trẻ không bẻ cành, không leo trèo cây cao, 
không lại gần bụi rậm, hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách leo lên xuống 
thang, cách nắm 2 tay vào thành cầu trượt để trượt cho an toàn, cách cầm chắc 
tay xích đu khi chơi, khi có bạn đang chơi xích đu thì trẻ khác không được đứng 
gần phía trước, phía sau xích đu sẽ rất nguy hiểm, dạy trẻ cách nhẫn nại biết chờ 
đến lượt mình chơi, tuyệt đối không xô đẩy, tranh giành đồ dùng đồ chơi của 
bạn. Đặc biệt khi vui chơi theo nhóm mà cô giáo không ở sát gần bên trẻ tôi giáo 
dục trẻ ý thức cảnh giác không được đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa 
được sự cho phép của cô giáo. 
 ( Minh chứng 9: Hình ảnh trẻ chơi an toàn với đồ chơi ngoài trời). 
* Giờ ăn: Trước khi ăn hỏi trẻ tên các món ăn cần có trong bữa ăn, món ăn đó 
chế biến từ thực phẩm nào? Dạy trẻ kỹ năng tự nhận biết ra thức ăn có mùi ôi, 
thiu, chua, mốc, đồ uống có màu lạ. Khi ăn trẻ biết khoanh tay vào mời cô, mời 
các bạn, ngồi ăn từ tốn không nói chuyện khi đang ăn, xúc cơm gọn gàng không 
làm rơi vãi cơm, khi ho hắt hơi phải che miệng, khi làm rơi thì phải nhặt bỏ vào 
đĩa đựng cơm rơi, ăn xong lấy khăn lau miệng để bát thìa vào đúng nơi quy 
định. Trẻ biết lau bàn ăn, xếp ghế gọn gàng sau khi ăn, biết giữ gìn đồ dùng ăn 
uống.. 
( Minh chứng 10: Hình ảnh trẻ tự lau bàn, cất ghế gọn gàng sau khi ăn xong) ..
 * Giờ ngủ: Tôi giáo dục trẻ ý thức tự giác như: Đi ngủ không nô nghịch hoặc 
nói chuyện riêng, ngủ đúng vị trí của mình, khi ngủ nằm ngay ngắn 2 tay đặt 
ngang bụng. Trước giờ ngủ trẻ biết lao động tự phục vụ cùng cô giáo kê sạp ngủ, 
tự chải chiếu Khi ngủ dậy trẻ biết gấp chăn, cất gối và cất gọn gàng vào tủ.
 (Minh chứng 11: Hình ảnh trẻ tự cất gối vào tủ sau khi ngủ dậy).
* Hoạt động vệ sinh: Tôi luôn rèn cho trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân như rửa 
tay bằng xà phòng, biết tự đánh răng đúng cách vào buổi sáng và trước khi đi 
ngủ, trẻ tự rửa mặt và tập chải đầu tóc, mặc quần áo và thay quần áo khi bị bẩn.
(Minh chứng 12: Hình ảnh trẻ rửa tay bằng xà phòng trước giờ ăn).
 4.4. Biện pháp 4: Cô giáo là tấm gương cho trẻ noi theo
 Với vai trò cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ khi đến trường trẻ rất thích 
được cô gần gũi quan tâm. Tôi luôn tạo cho mình phong cách của nhà giáo từ ăn 
mặc quần áo không sặc sỡ, đầu tóc gọn gàng, khi bước đi nhẹ nhàng không phát 
ra tiếng kêu, tôi không đi trước mặt trẻ, khi trò chuyện luôn nhìn vào mắt trẻ để 
trẻ có cảm giác thân thiện.Với những cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo luôn 
được trẻ tâm đắc và học theo nên tôi luôn chuẩn mực cho mình dù là những 
hành vi đơn giản nhất. Trong giao tiếp tôi bình tĩnh trao đổi với phụ huynh về 
việc trẻ làm được ở lớp và chưa làm được ở lớp Tôi luôn ân cần dịu dàng 
 10/ 15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao.doc