SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non
Nhiều người còn nhầm lẫn giữa kỹ năng và hành động nên trong việc dạy con có được những hành động theo yêu cầu của người lớn thì cho rằng trẻ đã có kỹ năng, điều đó hoàn toàn chưa đúng. Một ví dụ cụ thể cho vấn đề này, khi bạn cho trẻ đi chơi, bạn nhắc trẻ con hãy bỏ rác vào thùng rác và trẻ thực hiện theo những gì bạn nói thì đó là hành động. Phần lớn những trẻ ở lứa tuổi mầm non đều có những hành động đơn giản diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như: Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi.. .nhưng đó nhiều khi vẫn là những hành động làm theo yêu cầu của người lớn và để những hành động đó trở thành kỹ năng cho trẻ thì đòi hỏi phải có một quá trình. Khi hành động đó trở thành kỹ năng chính là lúc trẻ nhìn thấy rác, tự nhặt cho vào thùng rác hoặc trẻ gặp người lớn tự chào hỏi. mà không cần người lớn phải nhắc nhở nữa.
Tôi nhận thấy tâm sinh lý trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 tuổi nói riêng rất phù hợp để rèn kỹ năng sống cho trẻ . Chính vì vậy tôi chọn đề tài:“ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non ”
Nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng tạo. Giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Đặt nền tảng để trẻ trở thành người có trách nhiệm và có tự chủ trong cuộc sống của bản thân mình.
Tôi nhận thấy tâm sinh lý trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 tuổi nói riêng rất phù hợp để rèn kỹ năng sống cho trẻ . Chính vì vậy tôi chọn đề tài:“ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non ”
Nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng tạo. Giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Đặt nền tảng để trẻ trở thành người có trách nhiệm và có tự chủ trong cuộc sống của bản thân mình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non
Một sổ biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta biết, xu hướng giáo dục trên thế giới đang rất quan tâm đến vấn đề trang bị cho thế hệ trẻ các kỹ năng sống. Vậy kỹ năng sống là gì? Là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày. Kỹ năng sống là khả năng tự chủ, khả năng tự đưa ra quyết định, khả năng nói không và khả năng thích nghi, biết chấp nhận và hoá giải được những tác động tiêu cực trong cuộc sống xung quanh. Trong quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là quan trọng và rất cần thiết nhất là đối với trẻ 4 tuổi. Bởi trẻ đang đang từng bước “học làm người”, các bé ở lứa tuổi này nhận thức cũng như hành động đều trong sáng như một tờ giấy trắng,khi gieo vào các em những gì thì nó sẽ hình thành thói quen sau này cho các em như vậy, và ở độ tuổi này trẻ thường thụ động,không biết ứng phó với những tình trạng nguy cấp,không biết bảo vệ mình trước những nguy hiểm, không biết tìm những sự giúp đỡ xung quanh mình, do đó, cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ để các kỹ năng sớm được hình thành, trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững. Dạy trẻ mầm non kỹ năng sống không phải là ép trẻ phải làm những cái mà người lớn muốn mà là dạy trẻ có ý thức được những gì trẻ cần làm và thực hiện đúng cách. Chỉ như vậy những kỹ năng của trẻ mới được hình thành và nó sẽ theo trẻ đến suốt cuộc đời. Giáo dục KNS cho trẻ mầm non giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Do đó, cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Rất nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học kỹ năng sống cho con, tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng hiểu tầm quan trọng của việc học kỹ năng sống và tại sao trẻ lại cần được học kỹ năng sống. Ở lứa tuổi mầm non, việc phát triển 2 Một sổ biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non + Phương pháp trải nghiệm thực tế; + Phương pháp khích lệ nêu gương; + Phương pháp điều tra thực tiễn, so sánh đối chiếu; 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Phạm vi: Đề tài được thực hiện lớp B3 trường Mầm non tôi đang công tác. Kế hoạch nghiên cứu:Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019. Củng cố và thực hiện cho các năm tiếp theo. PHẦN II. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Trong cuộc sống của trẻ bên gia đình, nhiều khi người lớn luôn tìm cách áp đặt cho trẻ phải làm cái này hay cái khác mà không có sự phân tích cho con tại sao con cần thực hiện việc đó, nhiều khi người lớn cũng không làm gương cho trẻ, ví dụ cha mẹ luôn nhắc con phải chào hỏi người lớn trong khi chính cha mẹ lại không chào mọi người, cha mẹ nhắc con phải vứt rác đúng nơi quy định nhưng cha mẹ lại không làm như vậy. Những gì cha mẹ làm đều ghi sâu vào tâm trí trẻ và nó vô hình làm cho trẻ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực. Nhiều phụ huynh thương con, xót con, chiều con quá mức nên việc gì cũng làm cho con, hoặc có những phụ huynh vội vàng với công việc và nhìn nhận tạo thói quen tự phục vụ cho trẻ là mất thời gian, nên thường làm hộ con cho nhanh, gây nên thói quen trẻ ỉ lại và mất hết kỹ năng sống cho trẻ, trẻ không có thói quen tự mình mặc áo hay lấy đồ dùng cá nhân vì nhà lúc nào cũng có người lớn sẵn sàng làm thay trẻ ...Trẻ được phục vụ, cung phụng như ông, bà hoàng nhỏ về cách sống lẫn ăn mặc từ nhỏ nên trẻ trở nên bướng bỉnh khó bảo thích làm theo ý chủ quan của mình...Từ những thực trạng đó gánh nặng giáo dục ở nhà trường càng tăng lên gấp bội. Để góp phần giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, điều quan trọng là chúng ta tạo được môi trường giáo dục cho trẻ, việc dạy trẻ kỹ năng sống cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè, và chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản là việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm 4 Một sổ biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non + Lớp tôi có 28 cháu , việc giáo dục trẻ các nề nếp thói quen, hành vi văn minh gặp nhiều khó khăn.Bên cạnh đó, các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức lại không đồng đều, có nhiều cháu sinh cuối năm và có nhiều cháu thể lực không tốt. + Có nhiều trẻ hiếu động, không tập trung. + Nhiều trẻ do cha mẹ chiều con, nuôi dạy theo kiểu phục vụ con hết nên một số trẻ chưa có kĩ năng giao tiếp với bạn xung quanh, không có kĩ năng sống. + Do tác động của xã hội làm cho trẻ bị ảnh hưởng một số thói quen xấu nên việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn - Giáo viên: + Giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non. - Phụ huynh: + Nhiều gia đình thường ông bà đưa đi học nên việc trao đổi thực tiếp với bố mẹ còn hạn chế + Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn kĩ năng sống cho con em mình, chưa thực sự phối hợp với giáo viên về việc rèn cho trẻ kĩ năng sống. + Còn nhiều phụ huynh phục vụ hoàn toàn cho con, không tạo cho trẻ có kĩ năng tự phục vụ. 3. Những biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp thứ nhất. Khảo sát đầu năm. 3.2. Biện pháp thứ hai: Nghiên cứu chương trình, tài liệu và lập kế hoạch 3.3 Biện pháp thứ 3 :Cho trẻ luyện tập thường xuyên để phát triển các kỹ năng sống 3.4. Biện pháp thứ tư: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi 3.5. Biện pháp thứ 5:Thông qua việc tạo tình huống cụ thể 3.6. Biện pháp thứ 6: Đánh giá kỹ năng sống của trẻ thường xuyên. 3.7. Biệp pháp thứ bảy: Phối hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 6 Một sổ biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non Trên cơ sở chương trình giáo dục mầm non, qua thực tế dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhiều năm tôi chọn một số kỹ năng sau đây để đưa vào kế hoạch để giáo dục trẻ: + Kĩ năng giao tiếp ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh: Nói năng lễ phép, lắng nghe người khác nói, chờ đến lượt, tôn trọng bạn... + Kỹ năng tự phục vụ : Tự làm được những việc vừa sức phục vụ bản thân và biết sử dụng đồ dùng đúng cách, biết tránh xa những đồ vật nguy hiểm và biết tự bảo vệ bản thân, đặc biệt chú ý quan tâm đến góc kỹ năng thực hành cuộc sống. + Kỹ năng bày tỏ ý kiến : mạnh dạn nói lên ý kiến, đề nghị của mình. + Kĩ năng hợp tác: Chia sẻ và giúp đỡ bạn khi cần thiết, làm việc theo nhóm; cùng bạn hoàn thành một việc đơn giản, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. + Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội : Thực hiện một số quy định ở lớp, ở gia đình và nơi công cộng. 4.3 Biện pháp thứ 3 :Cho trẻ luyện tập thường xuyên để phát triển các kỹ năng sống. Việc tổ chức cho trẻ luyện tập phải có kế hoạch cụ thể, được tiến hành thường xuyên và không ngừng sáng tạo, có như vậy mới gây được hứng thú cho trẻ, bên cạnh đó trẻ luyện tập thường xuyên thì các kỹ năng đó sẽ thành kỹ xảo, phát triển bền vững và không bị lãng quên. Vì vậy, hàng tuần vào sáng thứ 2, tôi thường tổ chức hoạt động trò chuyện cùng trẻ khoảng 10 phút với những đề tài khác nhau nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Qua hoạt động này trẻ biết tự giới thiệu mình, biết lắng nghe, biết dùng ngôn ngữ của mình để kể về những chuyện trong 2 ngày nghỉ ở nhà của bé, sau đó có thể có những món quà nhỏ trao tặng cho học sinh. Kết quả, trẻ lớp tôi rất hứng thú khi tham ra buổi trò chuyện đầu tuần. Trẻ đã có thói quen trước khi nói biết thưa cô, chào bạn và đặc biệt rất mạnh dạn tự tin khi kể câu chuyện của mình. Hoạt động rèn trẻ kỹ năng thực hành cuộc sống cũng được đưa vào buổi chiều thứ tư hàng tuần trong vòng 15 phút, với những đề tài gần gũi nhằm tự 8 Một sổ biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non Hình ảnh hướng dẫn cất dép đúng các bước + Cất balo đúng nơi quy định kèm theo thói quen lễ giáo: biết chào ông bà, bố mẹ, chào các cô, các bạn khi trẻ đến lớp cũng như khi trẻ ra về. - Thông qua hoạt động có chủ định, đây là một trong những hoạt động để tôi tích hợp có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi căn cứ vào nôi dung của từng tiết học để tích hợp một cách hài hoà, không ôm đồm. Ví dụ : Trong hoạt động học qua tiết học khám phá khoa học: Cơ thể của bé, tôi dạy trẻ kỹ năng sau: + Kỹ năng chăm sóc bản thân: Có một số kỹ năng tự phục vụ bản thân và có ý thức giữ gìn vệ sinh và làm vệ sinh các bộ phận trên cơ thể. + Kỹ năng giao tiếp tự tin: Khi trả lời phải đứng thẳng,mắt nhìn thẳng vào cô, nói to, rõ ràng, có đầu có cuối, nói đủ câu, trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. + Kỹ năng tuân thủ quy tắc giờ học như muốn nói phải giơ tay, chờ đến lượt cô mời mới được nói, không nói leo, tập chung chú ý nghe cô.. .Chính vì thế trẻ lớp tôi học rất ngoan, trong giờ học biết chú ý lắng nghe, tuân thủ theo sự hướng dẫn của cô và đặc biệt rất tự tin khi trả lời câu hỏi cô đưa ra. Trong giờ hoạt động khám phá, tôi cũng thường cho trẻ làm việc thành từng nhóm, đưa ra cho trẻ tình huống cho trẻ thảo luận cùng tìm ra hướng giải quyết và cho nhóm trưởng lên trả lời, đưa ra ý kiến của cả nhóm. Với cách làm việc cả nhóm trẻ nâng cao khả năng tư duy và tự tin của mình. Trẻ được đưa ra ý kiến 10 Một sổ biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi trong trường mầm non +Kỹ năng xử lý tình huống: Khi ngồi trên đu quay chẳng may bị ngã bé cần làm gì? ( Nằm yên, chờ đu quay dừng hẳn mới ngồi dậy để tránh đu quay đập vào đầu, bạn khác chạy đi báo với cô.) + Kỹ năng ra quyết định: Làm gì hay không làm gì để phòng tránh ngã? ( Không quay chạy quá nhanh, không xô đẩy bạn khi ngồi trên đu quay, nắm chắc tay cầm.) Ngoài ra khi hoạt động ngoài trời mỗi tuần tôi cho trẻ lao động một buổi: VD: Thi đua chia khu nhặt rác trong sân trường bỏ rác vào nơi quy định, làm sạch sân trường giúp trẻ có tính kỷ luật và rèn ý thức bản thân. Trẻ nhặt rác khu vực của mình và bỏ rác vào thùng - Thông qua giờ hoạt động góc: Chúng ta biết rằng:“Trẻ học bằng chơi, chơi mà học”. Vì thế qua việc tham ra chơi ở các góc thì các kỹ năng sống đựơc trẻ tiếp thu một cách dễ dàng nhất. Ví dụ : Qua góc chơi phân vai, trẻ học được các kỹ năng như: + Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp với các vai mà trẻ đã tự phân, nói nhẹ nhàng, lắng nghe người khác nói, biết mời chào, biết trao đổi, biết chia sẻ. + Kỹ năng sử dụng đồ dùng như: sử dụng đũa, thìa, bát.. .biết sử dụng những đồ vật thay thế. 12
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_4_tuoi_t.docx