SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 đến 5 tuổi
Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Giáo dục kỹ năng sống” đối với trẻ, tôi thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non.
Với đề tài này tôi biết đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều bạn đồng nghiệp trong ngành. Với đề tài tôi đang viết nó có những điểm mới: Tôi dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ những kỹ năng sống . Giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Hơn nữa, giáo dục kỷ năng sống sẽ làm cho trẻ tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, rèn cho có ý thức và tâm hồn các em theo chiều hướng tốt. Với mục đích giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt.
Với đề tài này tôi biết đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều bạn đồng nghiệp trong ngành. Với đề tài tôi đang viết nó có những điểm mới: Tôi dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ những kỹ năng sống . Giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Hơn nữa, giáo dục kỷ năng sống sẽ làm cho trẻ tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, rèn cho có ý thức và tâm hồn các em theo chiều hướng tốt. Với mục đích giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 đến 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 đến 5 tuổi

của môi trường xung quanh. Vậy làm thế nào để có thể có một phương pháp truyền đạt đến trẻ những kỹ năng sống tốt nhất? Và dạy dưới hình thức nào? Là một giáo viên mầm non, qua tìm tòi nghiên cứu, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Trái tim người mẹ hiền thứ hai đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi”. 1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Giáo dục kỹ năng sống” đối với trẻ, tôi thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. Với đề tài này tôi biết đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều bạn đồng nghiệp trong ngành. Với đề tài tôi đang viết nó có những điểm mới: Tôi dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ những kỹ năng sống . Giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Hơn nữa, giáo dục kỷ năng sống sẽ làm cho trẻ tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, rèn cho có ý thức và tâm hồn các em theo chiều hướng tốt. Với mục đích giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng của việc thực hiện giáo dục phát triển kỷ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi như sau: Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thì bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào và ở lĩnh vực nào chúng ta cũng có thể áp dụng được nhưng bản thân tôi là một giáo viên mầm non đang dạy lớp 4-5 tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác thế mạnh của trẻ trong phạm vi trường mầm non. Vì thế phạm vi đề tài của tôi áp dụng cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non. 2 Đây là nội dung giáo dục còn khá mới mẻ trong chương trình giáo dục cho trẻ mầm non. Vì vậy còn ít tài liệu để tham khảo tìm hiểu. Trường đóng trên địa bàn của một xã nghèo, dân cư sống thưa thớt ở vùng ven biển, đời sống còn thấp, kinh tế gặp nhiều khó khăn. - Về phía giáo viên, trong thực tế hiện nay, việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ ở một số giáo viên còn hạn chế. Qua khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên còn lúng túng cả về nội dung lẫn biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ. Nhận thức của một số giáo viên còn mơ hồ, chưa đầy đủ nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kỹ năng sống cho trẻ; giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ theo từng khối lớp những kỹ năng sống cơ bản nào, nên đến 4-5 tuổi trẻ còn thiếu hụt rất nhiều về kỹ năng sống. - Về phía phụ huynh, khái niệm rèn kỹ năng sống cho trẻ có lẽ còn xa lạ và mới mẽ. Họ chưa hiểu mục đích và tầm quan trọng của việc giáo dục kỷ năng sống cho trẻ. Các bậc phụ huynh trẻ luôn nóng vội trong việc dạy con; do đó, khi trẻ về nhà mà chưa biết đọc, biết đếm, chưa phân biệt được màu thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì? - Về phía trẻ: Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, mỗi trẻ có một tính cách, một tâm lý khác nhau, đòi hỏi giáo viên phải áp dụng mỗi trẻ một hướng giáo dục khác nhau tuỳ theo tâm lý của từng đứa trẻ. Một số trẻ còn vụng về, lại có cá tính bướng bỉnh, chưa có thói quen nề nếp tốt; rụt rè, thiếu mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến; khi phát biểu nói không rỏ ràng, trả lời cộc lốc, không trọn câu; khi làm sai hoặc có lỗi với người khác ít nói lời xin lỗi, ai cho gì ít cảm ơn, ít thể hiện các kỹ năng của mình; vì thiếu kinh nghiệm nên khi làm việc gì trẻ có ý nghĩ sợ làm sai, sợ mình không làm được, vì thế trẻ không muốn làm cũng như tự tin thể hiện kỹ năng của mình đã có được. Với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo để tìm ra một số nội dung, biện pháp giáo dục kỷ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi, giúp trẻ phát triển toàn diện". 4 * Giờ học phát triển thể chất: Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tập không chen lấn xô đẩy nhau... * Giờ học khám phá xã hội: Tôi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: Gia đình bạn, gia đình tôi Trẻ biết chia sẻ thông tin về gia đình, kể về các thành viên trong gia đình, những việc mà trẻ thường làm ở nhà. Kỹ năng sống trẻ học được đó là: Giao tiếp cởi mở với bạn, lắng nghe bạn nói và chờ đến lượt mình nói. Biết nói rõ ràng để bạn hiểu và chơi cùng bạn. * Đối với giờ học tạo hình: “Vẽ ngôi nhà của bé” Cô giáo dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà mình ở, biết quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng... * Đối với giờ học làm quen văn học: Qua câu chuyện “Người bạn tốt” + Cô đàm thoại cùng trẻ: Linh và Trang là đôi bạn như thế nào? Khi Linh gặp nạn thì Trang đã làm gì? Con học tập được đức tính gì ở hai bạn? Cô giáo dục trẻ tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè, biết nói những lời cảm ơn chân tình khi được người khác giúp đỡ mình. * Đối với giờ học làm quen chữ cái: dạy trẻ phát âm đúng, nói rõ ràng, biết sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp. * Giờ học Giáo dục âm nhạc: Dạy bài hát “ Vì sao rửa mặt” Qua bài hát này đã giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ. - Kỹ năng sống là phương pháp học mà chơi, chơi mà học. Thông qua giáo dục trực quan trên thiết bị hiện đại, những bài học về tinh thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, ngôn từ có vần 6 trong cách xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ chào thưa lễ phép với cô và bố mẹ trẻ. Giờ hoạt động ngoài trời, dạo chơi tham quan...tôi đều quan tâm nhắc nhở trẻ luôn có những ý thức và hành động tốt như biết đoàn kết vui chơi cùng bạn, khi làm việc gì sai với bạn với cô thì phải biết xin lỗi, ai cho gì thì nhận bằng hai tay và cảm ơn, biết giữ vệ sinh môi trường, thân thể sạch sẽ ... 2.3.4. Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp. Cách giao tiếp không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà còn rất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ. Vậy cần làm gì để trẻ có thể hoàn thiện kĩ năng giao tiếp của mình? Kỹ năng giao tiếp được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài nhà trường và xã hội. Đây là một kỹ năng phức tạp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, vì thế ngoài những yếu tố của năng lực nội tại có sẵn nơi trẻ, thì các giáo viên cũng cần quan tâm áp dụng những biện pháp để giúp trẻ phát triển về kỹ năng giao tiếp thông qua việc tác động bằng cách kích thích nhiều giác quan, mà chủ yếu là nghe – nhìn và đụng chạm qua mắt, tai và xúc giác. Hãy giúp trẻ biết cách giao tiếp với bạn bè, ông bà, cha mẹ và người lạ thông qua cách luyện tập và giúp trẻ thực hành dần dần, tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc và có cơ hội để giao tiếp, có thể thông qua cách cho trẻ đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, hoặc cho các trẻ chơi các trò chơi vận động ngoài trời theo nhóm nhỏ, các trò chơi đóng vaiKỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng nền tảng để giúp trẻ nhận biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống. Vì thế, cần được quan tâm và giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên - từng bước một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ. Ngôn ngữ được xem là công cụ chính trong việc giao tiếp, từ khi sinh ra cho đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên thì trẻ giao tiếp bằng tiếng khóc, và cử chỉ, ánh mắt... Khi trẻ bắt đầu nói và ngôn ngữ sẽ được phát triển rất nhanh , để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Việc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ thông qua việc trò chuyện với trẻ, cho trẻ chơi những trò chơi phát triển ngôn ngữ, đọc sách hay kể chuyện cho trẻ nghe là những hoạt động cần thiết để giúp trẻ đạt được sự giao tiếp tốt nhất.Tuy nhiên, không phải cứ nói nhiều, nói hoài với trẻ là tốt, mà nhiều khi một bà mẹ nói chuyện quá nhiều với con, nói những câu dài và trả lời luôn cho con khiến trẻ chỉ biết gật gù, lại là một trong những nguyên nhân gây ra sự thụ động hay chậm nói cho trẻ. 8 Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết bảo vệ mình trong cuộc sống sau này. * KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC . + Đối với giáo viên: - Phấn khởi hơn với kết quả đạt được và ngày càng cố gắng học hỏi trao dồi chuyên môn từ các chuyên đề do sở, phòng tổ chức, từ sách báo, từ bạn đồng nghiệp để tự đúc kết kinh nghiệm và hoàn thiện mình. - Được sự tin yêu, quý mến của học sinh. và sự phối hợp rất nhiệt tình của phụ huynh. Phụ huynh rất yên tâm gửi gắm con em cho mình - Được sự tin tưởng của Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp. - Bản thân được trau dồi những kỹ năng sống. - Có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong công tác giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ. + Đối với trẻ: - Trẻ biết lao động phù hợp với sức của mình, tự tin, bạo dạn trước nơi đông người, vững vàng, chủ động, có bản lĩnh trong mọi tình huống. - Trẻ được trang bị đầy đủ những kỹ năng sống cơ bản. - Trẻ vui vẻ, mạnh dạn, tự tin hơn trước mọi người, thích tìm tòi, khám phá, yêu thích đến lớp. - Tích cực tham gia vào các hoạt động và có một số kỷ năng cần thiết đáp ứng được yêu cầu cần đạt của độ tuổi. - Trẻ quí mến cô gần gũi trò chuyện như người bạn thân của trẻ. - Giúp trẻ có điều kiện để phát triển một cách toàn diện. Qua điều tra thực tế về vốn kỹ năng sống của trẻ tôi nhận thấy kết quả khảo sát sau khi thực hiện như sau: 10
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_4_den_5.docx