SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Hồng Thủy

Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Giáo dục kỹ năng sống” đối với trẻ, tôi thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non.
Với đề tài này tôi biết đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều bạn đồng nghiệp trong ngành. Với đề tài tôi đang viết nó có những điểm mới: Tôi dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ những kỹ năng sống . Giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
doc 27 trang skmamnon 27/07/2024 810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Hồng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Hồng Thủy

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Hồng Thủy
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 -------------------------------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 
 MẦM NON
 Họ và tên: Bùi Thị Lưu
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường mầm non Hồng Thủy
 Quảng Bình, ngày 20 tháng 5 năm 2015 nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung lĩnh hội những 
điều cô giáo dạy! Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp 
trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường mầm non. 
 Nghi thức văn hóa trong ăn uống là một nét văn hóa mà trong thời đại công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng ít được quan tâm chú ý tới và ít người biết được rằng: 
Văn hóa trong ăn uống là một trong những tiêu chí đánh giá nhân cánh của con người. 
Vì thế, trẻ cần được rèn luyện kỹ năng thực hiện các nghi thức văn hóa ăn uống. 
 Bỡi vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát 
triển toàn diện đủ năng lực đức, tài trở thành những con người mới trong công cuộc xây 
dựng đất nước giàu mạnh. Qua thực tế áp dụng dạy trẻ, thực tế hiện nay trong trường 
mầm non, chúng tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới giáo dục kỷ năng sống cho trẻ 
mẫu giáo thực sự chưa đầy đủ lắm. Chính vì vậy tôi mạnh dạn xin được chọn đề tài: 
“Một số biện pháp giáo dục kỷ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi” để nghiên cứu. 
1.2. Điểm mới của đề tài.
 Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Giáo dục kỹ năng sống” đối với trẻ, tôi thấy việc 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nhưng 
làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều này quả 
không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non. 
 Với đề tài này tôi biết đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều bạn 
đồng nghiệp trong ngành. Với đề tài tôi đang viết nó có những điểm mới: Tôi dành sự 
quan tâm và hình thành ở trẻ những kỹ năng sống . Giáo dục cách sống tích cực trong xã 
hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ 
có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết 
xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống . 
 1.3. Phạm vi áp dụng đề tài: 
 Việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thì bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào và ở lĩnh vực 
nào chúng ta cũng có thể áp dụng được nhưng bản thân tôi là một giáo viên mầm non 
đang dạy lớp 4-5 tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác thế mạnh của trẻ trong phạm vi Phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập trung nhiều 
nội dung chung cho các bậc học, giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa 
tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch 
định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
 Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương pháp 
giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức 
vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻ 
tuổi ít hơn, năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng do nhận thức về 
nghề chưa sâu sắc. 
 Từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện, tôi đã suy nghĩ, nghiên 
cứu tài liệu để tạo điều kiện thuận lợi giúp cha mẹ dạy trẻ mầm non các kỹ năng sống 
qua đề tài: “Kinh nghiệm dạy trẻ mầm non kỹ năng sống ” 
* Kết quả khảo sát thực tế : Khi chưa thực hiện đề tài kết quả như sau: 
 Số trẻ 
 TT Khả năng Đạt
 KS
 1 + Mạnh dạn tự tinh 17/30 56,6%
 2 +Kỹ năng hợp tác 8/30 27%
 3 +Phát âm rõ lời 17/30 56,6%
 4 +Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 9/30 30%
 5 +Lễ phép 12/30 40%
 6 +Kỹ năng vệ sinh 18/30 60%
 7 +Kỹ năng thích khám phá học hỏi 16/30 53,3%
 8 +Kỹ năng tự kiểm soát bản thân 15/30 50%
- Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, chưa có biện pháp 
mới tác động thì chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu còn ở 
mức rất cao, số trẻ kỹ năng tự phục vụ và hợp tác còn thấp. Vì vậy tôi đã suy nghĩ trăn Ví dụ: Khi dạy trẻ cách mặc áo, tôi cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn, khéo hơn”, cách 
chơi như sau: Cho 2 trẻ lên thi mặc áo, đầu tiên tôi gợi mở, giới thiệu với trẻ các thao tác 
mặc áo sau đó tổ chức cho trẻ chơi. Cả lớp đếm ngược cùng cô từ 10 đến 1, khi nghe hết 
giờ phải dừng tay, cô và các bé kiểm tra kết quả và tặng quà. Việc xác định nội dung cho 
trẻ thực hành, tôi dựa trên nguyên tắc cho trẻ làm quen từ dễ đến khó, từ đơn giản đến 
phức tạp. Chẳng hạn, cũng dạy trẻ cách mặc áo nhưng tuần đầu tôi dạy trẻ cách mặc áo 
có khuy bấm, tuần tiếp theo tôi dạy trẻ cách mặc áo có khuy cài và những tuần sau là áo 
có khoá kéo. Lúc đầu trẻ thực hiện rất vụng về lúng túng nhưng do luyện tập thường 
xuyên và có kế hoạch nên các thao tác của trẻ dần chính xác hơn. với cách tổ chức có hệ 
thống và linh hoạt như vậy trẻ lớp tôi đã có kỹ năng chăm sóc bản thân tương đối tốt.
 Chiều thứ 4, tôi tổ chức cho trẻ xem băng đĩa hoặc tranh ảnh có kèm những câu 
chuyện về các hành vi ứng xử đúng sai giữa con người với con người, giữa con người 
với môi trường xung quanh trong chủ đề. Qua đó giáo dục trẻ kỹ năng ứng xử phù hợp 
với xung quanh.
 Ví dụ : Cho trẻ xem đoạn phim về câu chuyện “Món quà của cô giáo”. Tôi trò chuyện 
cùng trẻ: 
 - Vì sao Gấu Xù không nhận quà của cô giáo ? ( Vì Gấu Xù thấy mình có lổi ).
- Bạn Cún Đốm đã nói gì với cô giáo ? (Thưa cô lổi tại con, chính con đã bá vai Gấu 
Xù làm Gấu Xù ngã vào Mèo Khoang)
- Vì sao Cún Đốm và Gấu Xù vẫn nhận được quà và bé ngoan? (Vì hai bạn đã nhận ra 
được lổi của mình)
 Mỗi một tình huống, mỗi một câu chuyện tôi dựa vào nội dung để giáo dục trẻ 
cách ứng xử phù hợp. Qua việc thảo luận các tình huống như vậy trẻ luôn có ý thức ứng 
xử phù hợp với con người và môi trường xung quanh.
Chiều thứ 5, tôi tổ chức các hoạt động nhằm dạy trẻ kỹ năng tuân thủ quy tắc xã hội. 
Ví dụ: Dạy trẻ biết xếp ghế đúng nơi quy định như xếp nhẹ nhàng, không gây ồn, khi 
xếp ghế ngồi học phải xếp thẳng hàng theo đúng tổ của mình, khi ngồi ăn ghế phải xếp 
sát bàn, khi ra về phải xếp ghế vào góc lớp. Hoặc khi xếp dép phải xếp kẹp đôi, tổ chim giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị 
trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu 
khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ 
sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố 
cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. 
 Ngoài ra, ở trường mần non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống 
qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ 
trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn 
uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây 
tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự 
dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa  hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, 
ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
2.2.3 : Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Phát triển các kỹ năng sống 
qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường
 Từ việc phối hợp với phụ huynh, tôi có thêm thông tin về các kỹ năng sống của 
trẻ ở nhà . Từ đó tôi có kế hoạch cụ thể và lựa chọn phương pháp giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ phù hợp bằng cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
 Để việc làm có hiệu quả, trước tiên tôi thực hiện nghiêm túc chế độ giờ giấc trong 
sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đây là một trong những nhân tố giáo dục có tác dụng thúc 
đẩy mạnh mẽ phẩm chất cá nhân, khả năng tuân thủ yêu cầu của người lớn và khả năng 
định hướng về thời gian cho trẻ. Tôi đã căn cứ vào nội dung cụ thể của từng hoạt động 
để lựa chọn nội dung lồng ghép cho phù hợp.
 Thông qua giờ đón trẻ, tôi lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ ( Biết lễ 
phép chào cô, chào bố mẹ, hỏi han bạn.Hoặc tôi lồng ghép kỹ năng tự phục vụ bản 
thân và chấp hành quy định của lớp. 
Ví dụ : Tôi dạy trẻ biết cất cặp vào giá, biết xếp dép lên giá, đi vệ sinh đúng nơi quy 
định..) Không chỉ ở góc phân vai trẻ mới học được các kỹ năng sống mà ở tất cả các góc 
chơi khác thì các kỹ năng của trẻ đều có thể được cũng cố và phát huy. 
Ví dụ: Ở góc xây dựng, trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Trẻ ở lớp tôi đã biết 
tự phân vai chơi cho nhau và chơi rất đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau và 
đã biết cùng nhau tạo nên công trình đẹp. 
 Qua việc tổ chức bữa ăn cho trẻ, tôi tập cho trẻ làm một số công việc tự phục vụ 
qua đó hình thành ở trẻ một số kỹ năng sử dụng đồ dùng ăn, uống đúng cách và hành vi 
văn hoá văn minh như:
- Cách dùng ca, cốc, bát, thìa.
- Cách rót nước, chia thức ăn.
- Chuẩn bị bàn ghế cho bữa ăn ( tự kê bàn ghế, gấp khăn lau, tự chia đĩa, chia bát)
- Trẻ được tập luyện một số thói quen hành vi văn minh trong ăn uống ( Trẻ biết mời cô, 
mời bạn, biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, biết giữ vệ sinh chung và hành vi văn 
hoá như không nói chuyện khi ăn, ho hoặc ngáp phải quay ra ngoài đồng thời lấy tay che 
miệng, biết nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa và lau tay)
 Khi tổ chức giấc ngủ cho trẻ, tôi dạy trẻ biết tự mình lấy cất gối đúng nơi quy 
định, biết lau chùi chân trước khi lên sạp, đi nhẹ, nói khẽ, không làm ồn khi bạn đang 
ngủ.
 Ngoài ra tôi còn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động khác 
trong ngày như ăn phụ chiều, hoạt động chiều, vệ sinh, trả trẻ....Bằng việc tạo tình 
huống có vấn đề để trẻ suy nghĩ và giải quyết qua đó trẻ được cũng cố các kỹ năng của 
mình.
 Tóm lại, cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi, đảm bảo tính liên 
tục để mỗi kỹ năng, phẩm chất mới được hình thành sẽ trở thành thói quen, thành thuộc 
tính vững chắc trong nhân cách trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng tích hợp quá nhiều 
sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động chính cũng như sẽ gây tâm lý nặng nề cho 
trẻ khi tham ra vào các hoạt động đó. Sau mỗi hoạt động, tôi nhận xét đánh giá các kỹ Tổ chức hoạt động nghệ thuật cho trẻ, tổ chức hoạt động phát triển tư duy qua có 
sự tham gia trực tiếp của cha mẹ để cùng chơi với trẻ qua đó rèn luyện tính kiên nhẫn, 
kỹ năng hợp tác với cha mẹ, ông bà để chiến thắng yêu cầu thử thách của luật chơi, phát 
triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tự tin, phát triển tình cảm, nhận thức ở trẻ.
 Tổ chức văn nghệ gồm nhiều thể loại, đa dạng nội dung, hình thức biểu diễn 
nhằm huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ em, các tổ chức, lực lượng xã hội, cá nhân 
trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho trẻ và qua đó 
tuyên truyền về hiệu quả giáo dục mầm non 
Đồng thời hàng tuần vào sáng thứ hai tổ chức cho toàn trường tập thể dục buổi sáng qua 
những nhạc, qua đó giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động và giáo dục trẻ lòng yêu quê 
hương, đất nước. 
2.2.4: Xác định nhiệm vụ cơ bản trong việc dạy trẻ kỹ năng sống
 Giáo viên có thể làm được gì để dạy kỹ năng sống cho trẻ?
 - Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự 
chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm 
năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ như 
thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.
 - Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục 
trẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh 
vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ. Phát huy tính tích cực 
của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ 
năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau. 
 - Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những bạn khác 
trong lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe 
trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau, giúp trẻ 
luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều này liên quan tới việc đứa trẻ 
có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh, cũng như việc 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_4_5_tuoi.doc