SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 Trường Mầm non Hương Mạc 1

Qua đề tài này giúp giáo viên được trang bị cho bản thân những kiến thức chính xác và cách phòng tránh tai nạn thương tích sâu rộng hơn, từ đó sẽ có những biện pháp phòng tránh một cách có hiệu quả và một trong những biện pháp đó là giáo viên luôn ở bên cạnh để loại trừ mọi nguy hiểm quanh trẻ, và trang bị những kiến thức cần thiết đơn giản về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Thực tế hàng ngày trẻ được tiếp xúc, được tham gia rất nhiều các hoạt động trong trường, ở mọi lúc mọi nơi như trong lớp, ngoài sân trường: Hay nói một cách khác là nhu cầu hàng ngày của trẻ là học tập và vui chơi ở mọi nơi. Nhưng trẻ chỉ biết rằng mình thích chơi theo cách của mình, điều này rất nguy hại bởi trẻ chưa hiểu về những yếu tố tác động bên ngoài có thể gây nguy hiểm đến bản thân. Chính vì vậy một trong những nhiệm vụ của trường mầm non là trang bị cho trẻ những hiểu biết “ về tai nạn thương tích cũng như cách phòng tránh tai nạn thương tích”. Để trẻ tiếp thu được những kiến thức đó, giáo viên cần nắm bắt được tình hình cũng như đặc điểm của môi trường xung quanh trẻ. Như vậy việc tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích mới đạt hiệu quả như mong đợi.
doc 21 trang skmamnon 15/07/2024 1100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 Trường Mầm non Hương Mạc 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 Trường Mầm non Hương Mạc 1

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 Trường Mầm non Hương Mạc 1
 2
 Tai nạn thương tích luôn dình dập quanh ta nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, 
để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả “Chính sách quốc gia phòng, chống tai nạn 
thương tích” là giáo viên mầm non cần tìm hiểu và trang bị cho bản thân những 
kiến thức chính xác và cách phòng tránh tai nạn thương tích để có những biện pháp 
phòng tránh một cách có hiệu quả. Và một trong những biện pháp đó là giáo viên 
luôn ở bên cạnh để loại trừ mọi nguy hiểm quanh trẻ, và trang bị những kiến thức 
cần thiết đơn giản về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
 Việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một nhiệm 
vụ quan trọng hàng đầu ở trường mầm non. Nhận thức được tầm quan trọng của 
việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, với nhiệm vụ của giáo viên trực tiếp 
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Với mong muốn 100% trẻ của 
trường mầm non Hương Mạc 1 nơi tôi đang công tác được an toàn mọi lúc mọi nơi 
nên tôi đã nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai 
nạn thương tích cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 trường Mầm non Hương 
Mạc 1”
 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến:
 Qua đề tài này giúp giáo viên được trang bị cho bản thân những kiến thức 
chính xác và cách phòng tránh tai nạn thương tích sâu rộng hơn, từ đó sẽ có những 
biện pháp phòng tránh một cách có hiệu quả và một trong những biện pháp đó là 
giáo viên luôn ở bên cạnh để loại trừ mọi nguy hiểm quanh trẻ, và trang bị những 
kiến thức cần thiết đơn giản về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
 Thực tế hàng ngày trẻ được tiếp xúc, được tham gia rất nhiều các hoạt động 
trong trường, ở mọi lúc mọi nơi như trong lớp, ngoài sân trường: Hay nói một cách 
khác là nhu cầu hàng ngày của trẻ là học tập và vui chơi ở mọi nơi. Nhưng trẻ chỉ 
biết rằng mình thích chơi theo cách của mình, điều này rất nguy hại bởi trẻ chưa 
hiểu về những yếu tố tác động bên ngoài có thể gây nguy hiểm đến bản thân. Chính 
vì vậy một trong những nhiệm vụ của trường mầm non là trang bị cho trẻ những 4
 Phần 2: NỘI DUNG.
 Chương 1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG
 1.Đặc điểm tình hình và thực trạng của nhà trường:
 Trường mầm Hương Mạc 1 được thành lập ngày 25 tháng 05 năm 2009. 
 Trường có 3 điểm trường nằm ở 3 thôn liền kề nhau, giao thông đi lại thuận 
tiện, điểm trường chính nằm ở thôn Kim Thiều, trường có khuân viên rộng rãi, 
vườn hoa cây cảnh, đồ chơi ngoài trời được sắp xếp một cách khoa học, vui mắt, 
với tổng diện tích khuôn viên là 4.115 m 2, gồm có 17 phòng học, cơ sở vật chất 
được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ dạy và học nuôi dưỡng trẻ đạt tiêu chuẩn, để 
phục vụ tốt hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện.
 Khu vực bếp ăn cao cấp có đầy đủ dụng cụ bằng inoc phục vụ việc chế biến 
thức ăn cho trẻ như chén, thìa, nồi chia thức ăn, tủ hấp cơm, tủ hấp chén, Các 
phòng chức năng đều được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, phù hợp với việc 
học và chơi của các bé, đồ chơi trong nhà và ngoài trời được trang trí hài hòa, đẹp 
mắt, tuyệt đối an toàn cho trẻ khi chơi.
 Toàn trường có tổng số CBGV-NV: 48 người. Trong đó Ban giám hiệu:3, 
giáo viên: 32, nhân viên: 13, biên chế: 31, hợp đồng: 18. Về đội ngũ CBQL luôn 
tích cực đổi mới công tác quản lý, năng động, sáng tạo trong mọi công việc. Về 
GV- NV trong nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn 
nghiệp vụ vững vàng. Luôn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đưa ứng 
dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.
 Năm học 2022-2023 nhà trường có 17 lớp với tổng số học sinh là 418 trẻ 
trong đó có 1 lớp nhà trẻ: 25 trẻ và 16 lớp mẫu giáo: 393 trẻ. 6
 Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi rất hiếu động, hay đùa nghịch nên nguy cơ dẫn đến tai 
nạn thương tích rất cao.
 Nhiều phụ huynh nuông chiều trẻ quá mức và chưa có sự quan tâm về giáo 
dục, còn bao bọc, nâng niu trẻ, chưa giúp trẻ biết tự giải quyết các tình huống.
 Trước khi áp dụng biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương 
tích cho trẻ tôi tiến hành khảo sát trên thực tế về kỹ năng phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 1 trường mầm non Hương Mạc 1 
đầu năm học tháng 8 năm 2022 như sau:
 Bảng 1: Khảo sát kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ đầu 
năm học
 Mức độ trẻ đạt được
Tống số 
 Mục tiêu Đạt Chưa đạt
trẻ
 SL % SL %
 Nhận ra yếu tố không an toàn 14 56% 11 44%
 25 Có kỹ năng phòng tránh tai nạn 12 48% 13 52%
 thương tích
 Chương 2. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG
 1.Biện pháp 1: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn cho 
trẻ tại lớp 4-5 tuổi số 1 trường mầm non Hương Mạc 1
 a.Xây dựng môi trường trong lớp học
 Để tạo ra cảm giác an toàn về tâm lý cho trẻ khi đến lớp, tôi luôn vui vẻ và 
gần gũi trẻ. Khi giao tiếp với trẻ, tôi luôn ân cần, tạo cho trẻ cảm giác được yêu 
thương chăm sóc được thoải mái như ở nhà, từ đó trẻ luôn thích đi học. Cảm giác 8
quanh bằng mắt nhìn, tay sờ và ngậm vào miệng. Vì thế mà trẻ thường mắc phải 
các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật.
 Từ các hoạt động học, hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động ăn hay hoạt động 
ngủ đều có thể xảy ra các tai nạn thương tích như:
 * Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát 
triển của trẻ. Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau (chọc vào mắt nhau). 
Nhất là với các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không để trẻ nghịch đất nặn 
nhét vào tai, mũi của nhau rất nguy hiểm.
 Không sử dụng các loại chai, lọ, đựng thuốc, đựng màu độc hại làm đồ chơi 
cho trẻ.
 Giáo viên luôn lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ 
đề, lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giáo dục.
 Ví dụ: Chủ đề Gia đình: lồng ghép các câu hỏi: Những đồ dùng nào trong 
gia đình có thể gây nguy hiểm trẻ không được đến gần” (Các đồ dùng sử dụng 
điện, phích đựng nước nóng, dao, kéo.....)
 Chủ đề Phương tiện giao thông: Cho trẻ biết ý nghĩa của các đèn tín hiệu, 
khi tham gia giao thông các bé cũng nhớ đội mũ bảo hiểm, khi sang đường phải có 
người lớn dắt qua....
 Chủ đề Đồ dùng đồ chơi của bé: Khi chơi đồ chơi phải như thế nào, nếu đưa 
vào miệng sẽ phải làm sao....
 Chủ đề Thực vật: Giáo dục trẻ không được leo trèo trên cành cây sẽ bị ngã 
rất nguy hiểm....
 Cho trẻ làm quen với những biển cấm, biển báo nguy hiểm, cảnh báo những 
đồ vật nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không được đến gần.
 * Giờ hoạt động chơi ở các góc: Khi chơi trong lớp, trẻ có thể gặp các tai 
nạn như dị vật mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi ( hạt cườm, con xúc xắc,các loại hạt 10
 * Hoạt động ăn: Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ăn 
mang từ nhà bếp lên còn đang nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia về bàn cho 
trẻ.
 Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước 
uống còn quá nóng.
 Không ép trẻ ăn, uống khi đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ 
đang khóc mà cô ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ. Vì thế cô phải để trẻ ăn 
trong tâm trạng thật thoải mãi, không cố ép trẻ.
 Khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, nhắc trẻ ăn từ từ nhai kỹ. Giáo dục trẻ 
khi ăn không được vừa ăn vừa đùa nghịch, nói chuyện dễ bị xặc nghẹn.
 Dị vật đường ăn thường gặp là hoóc xương, nghẹn nên tôi đã trao đổi phối 
hợp với tổ nuôi, chế biến những món ăn mềm, xay nhỏ, phù hơp với lứa tuổi của 
trẻ. 
 Khi cho trẻ ăn các loại hoa quả tráng miệng nên chọn cho trẻ hoa quả không 
có hạt. Nếu có hạt cần chú ý bóc cho trẻ trước khi chia.
 * Hoạt động giờ ngủ: Khi trẻ chuẩn bị lên giường giáo viên chú ý xem trẻ 
còn ngậm thức ăn trong miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, 
các loại hạt, kẹo cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ trêu 
ghẹo nhát vào miệng, mũi, tai. Để dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở.
 Phòng ngủ phải được thông thoáng tránh trường hợp khi trẻ ngủ trẻ hít phải 
khí độc từ các nguồn gây ôi nhiễm không rất dễ bị gây ngộ độc.
 Giáo viên luôn bao quát trẻ không để trẻ ngủ lâu trong tư thế nằm sấp xuống 
đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí dễ gây ngạt thở.
 3. Biện pháp 3: Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây mất an toàn.
 Đồ dùng đồ chơi là những vật dụng cần thiết và thiết yếu trong giáo dục 
mầm non, hàng ngày trẻ tiếp xúc rất nhiều với đồ dùng đồ chơi, nhờ có đồ dùng đồ 12
 Là một giáo viên là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy việc bồi 
dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non 
là rất quan trọng và cần thiết. Bản thân luôn tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn 
do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức, là người giáo viên mầm non còn cần 
nghiên cứu sách báo và hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục về phòng, 
chống tai nạn, thương tích cho trẻ để phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và 
tình hình thực tế ở địa phương. Tổ chức và tham gia các cuộc thi tìm hiểu về cách 
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. 
 Hàng năm Giáo viên cần phải tham gia các lớp tập huấn về Y tế để nâng cao 
kiến thức về cách sơ cứu kịp thời nếu trẻ không may gặp tai nạn.
 Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo 
cho cha mẹ và ban giám hiệu và đưa trẻ y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho 
trẻ. 
 Tham gia các buổi chuyên đề về kiến thức cách phòng tránh và thực hành kỹ 
năng xử lý một số tai nạn thường gặp với trẻ như giả định một số tình huống sau:
 * Giả định trẻ bị hóc (sặc) dị vật đường thở
 Dấu hiệu: Trẻ đang ăn, uống hoặc chơi đột ngột ho sặc sụa, thở rít, mặt đỏ, 
chảy nước mắt; Ngoài ra trẻ khó thở dội, mặt môi tím tái có thể ngừng thở
 Để phòng dị vật đường thở: Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có thể 
cho vào miệng, mũi. Giáo dục trẻ khi ăn không đùa nghịch hoặc nói chuyện. 
Không ép trẻ ăn khi ăn đang khóc. Trong quá trình xử lý cô cần nhẹ nhàng, trấn an 
tinh thần để trẻ không ngọ nguậy có thể gây tổn thương vùng họng.
 * Tình trạng trẻ bị sắc nhọn đâm:
 Cách phòng tránh: cất giữ, để trên cao vật dụng sắc nhọn xa tầm với của trẻ, 
loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt .khỏi nơi vui 
chơi của trẻ. Cần chỉ dẫn cho trẻ thấy được sự nguy hiểm khi sử dụng hoặc chơi 
đùa bên cạnh các đồ vật sắc nhọn. Người lớn nên dạy trẻ chơi các trò nguy hiểm 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_phong_tranh_tai_nan_t.doc