SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi

Trẻ em luôn là đối tượng được bảo vệ, chăm sóc, nâng niu của toàn xã hội. Cơ thể của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ lứa tuổi mầm non còn chưa phát triển hoàn thiện, trẻ còn non nớt, các bộ phận cơ thể như hệ xương, các cơ quan vận động...cũng như nhận thức vẫn còn yếu ớt và chưa hoàn thiện. Vì vậy chỉ cần một chút va chạm nhỏ, một chút bất cẩn trong cuộc là có thể gây ra cho trẻ những tai nạn không đáng có gây ra những tổn hại về thể chất và nặng hơn còn để lại những di chứng nặng nề về sau cho trẻ. Trẻ nhỏ, nhu cầu khám phá thế giới xung quanh rất lớn, nhưng trong quá trình khám phá trẻ không nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn, gây ra các tai nạn thương tích cho trẻ như: Đuối nước, điện giật, hóc sặc, gãy chân tay...
Năm học 2020-2021, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B5 . Trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tôi nhận thấy trẻ của lớp tôi còn chưa có nhiều kỹ năng trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân, trẻ chưa biết cách nhận biết những nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho bản thân. Ngay cả trong các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích được tổ chức ở trường, lớp tôi cũng nhận thấy trẻ chưa hứng thú tham gia và các hoạt động giáo dục kĩ năng của cô cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
docx 9 trang skmamnon 11/11/2024 650
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi
 2
 Năm học 2020-2021, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4-5 
tuổi B5 . Trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tôi nhận thấy 
trẻ của lớp tôi còn chưa có nhiều kỹ năng trong việc phòng tránh tai nạn thương 
tích cho bản thân, trẻ chưa biết cách nhận biết những nguy cơ có thể gây nguy 
hiểm cho bản thân. Ngay cả trong các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh 
tai nạn thương tích được tổ chức ở trường, lớp tôi cũng nhận thấy trẻ chưa hứng 
thú tham gia và các hoạt động giáo dục kĩ năng của cô cũng chưa đạt hiệu quả 
như mong muốn.
 II. Thực trạng
 Qua việc thực hiện chương trình tôi thấy có những mặt thuận lợi và khó khăn 
sau: 
 * Thuận lợi
 + Nhà trường luôn tạo điều kiện cơ ở vật chất phục vụ công tác chăm sóc giáo 
dục trẻ. Ban giám hiệu nhà trường luôn đặt mục tiêu đảm bảo an toàn, phòng tránh 
tai nạn thương tích cho trẻ lên hàng đầu. 
 + Giáo viên nhiệt huyết với công tác chuyên môn, có tinh thần học hỏi nâng 
cao trinhg độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn.
 + Trẻ rất hoạt bát, đã đi vào nề nếp sinh hoạt ở trường mầm non, đạt tỉ lệ 
chuyên cần cao.
 + Phụ huynh quan tâm tới công tác giáo dục của nhà trường.
 * Khó khăn: 
 Bên cạnh đó tôi vẫn gặp một số khó khăn như:
 + Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, sân chơi cho trẻ xuống cấp trầm trọng 
 + Giáo viên vẫn chưa có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm trong việc giáo dục 
trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích mà thiên về phòng tránh thương tích 
cho trẻ.
 + Trẻ còn nhỏ, rất hiếu động, hay tìm tòi khám phá thế giới xung quanh nhưng 
chưa thể nhận biết hết được những mối nguy hiểm có thể gây ra tai nạn thương tích 
cho mình.
 + Một số phụ huynh còn chủ quan cho rằng chỉ cần trông trẻ cẩn thận phòng 
tránh tai nạn thương tích cho trẻ à không chú trọng tới công tác giáo dục kỹ năng 
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
 Qua quan sát thực tế đó, bản thân tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo 
dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Nhằm giúp trẻ có được các 
kiến thưc, kỹ năng cần thiết cho việc phòng tránh tai nạn thưng tích cho trẻ, trẻ 4
 * Giải pháp 2:
 Tên giải pháp: Giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 
thông qua hoạt động học có chủ đích.
 -Nội dung :
 Hoạt động học có chủ đích được coi là hoạt động chủ đạo giúp giáo viên giáo 
dục kỹ0 năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Với mỗi tiết học tôi đều lên 
kế hoạch cụ thể, chuẩn bị những học cụ cần thiết cho trẻ trải nghiệm.
 Ví dụ: Khi giáo dục kĩ năng phòng tránh vết thưng do bỏng gây ra. Trước tiên 
tôi sẽ mời trẻ xem một đoạn video ghi lại hình ảnh các em nhỏ bị bỏng, sau đó tôi 
sẽ hỏi các con:
 + Các bạn trong đoạn video của cô đang bị làm sao?
 + Các con thấy các bạn bị như vậy có đau không?
 + Vì sao các bạn bị bỏng như vậy?
 + Các con cần làm gì để bảo vệ bản thân không bị các vết thương do bỏng 
gây ra?
 - Sau khi trẻ trả lời, tôi tiếp tục cho trẻ xem một đoạn video về các tình huống 
có thể gấy bỏng cho trẻ và trẻ cần tránh xa. 
 - Tôi khái quát lại những tình huống, hành vi có thể gây vết thương do bỏng 
cho trẻ và cách phòng tránh các vêt thương do bỏng cho trẻ.
 - Để củng cố các kĩ năng phòng tránh vết thương do bỏng, tôi sẽ cho trẻ chơi 
trò chơi mang tên Ai chọn đúng”. Trên bảng tôi sẽ có các hình ảnh về những hành 
vi trẻ nên và không nên làm để bảo vệ bản thân không bị bỏng. Nhiệm vụ của trẻ là 
nhìn vào bức hình đó và nhanh tay chọn thẻ mặt cười là hành vi đúng và mặt mếu 
là hành vi chưa đúng để dán vào vị trí.
 - Kết quả: Từ đó giúp trẻ được củng cố các kỹ năng mình mới được học một 
cách tốt nhất mà vui vẻ nhất, trẻ rất nhiệt tình tham gia hoạt động cùng cô
 * Giải pháp thứ 3:
 - Tên giải pháp: Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
mẫu giáo 4-5 tuổi trong các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
 - Nội dung:Việc giáo dục trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
ở mọi lúc mọi nơi là vô cùng cần thiết. Bởi mỗi một hoạt động trẻ lại được đón 
nhận một kiến thức mới cho bản thân với nhiều hình thức khác nhau giúp trẻ thêm 
thích thú mà mục đích chính không hề bị thay đổi.
 Trong Giờ đón và trả trẻ tôi thường trò chuyện với trẻ, nội dung trò chuyện 
thường gắn với hứng thú của trẻ, trong khi nói chuyện tôi luôn chú trọng lồng ghép 
giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ một cách hợp lý:
 Ví dụ: 6
 - Kết quả: Việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở 
mọi lúc mọi nơi đóng vai trò quan trọng trọng hoạt động giáo dục an toàn cho trẻ 
giúp trẻ có kĩ năng cần thiết trong việc tự bảo vệ an toàn cho bản thân.
 * Giải pháp thứ 4:
 - Tên giải pháp:Chú trọng cho trẻ 4-5 tuổi được trải nghiệm, thực hành 
các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích
 - Nội dung: Việc tạo cơ hội cho trẻ được thực hành các kỹ năng phòng 
tránh các tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ được thực hành và củng cố 
những bài học mà giáo viên đã hướng dẫn trẻ. Khi đó các kỹ năng sẽ được khắc 
sâu hơn và trẻ sẽ nhạy bén hơn, nhanh nhẹn hơn trong việc phòng tránh tai nạn 
thương tích có thể xảy ra.
 Ví dụ: Để củng cố cách đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Tôi sử dụng 
xa bàn giao thông. Cho trẻ tập sang đường đúng cách, dạy trẻ cách tham gia giao 
thông khi đến ngã tư có đèn tín hiệu.
 Hay tôi sẽ đưa ra các tình huống cho các con chia thành nhóm thi đua giải 
quyết tình huống một cách tốt nhất. 
 Ví dụ: Tôi xây dựng tình huống một bạn nhỏ đi chơi một mình gần có ao hồ. 
Tôi để trẻ bàn bạc là hành động đó đúng hay sai? Nếu là con thì con sẽ làm gì?
 - Kết quả thực hiện giải pháp:Từ những tình huống đơn giản đó mà trẻ trong 
lớp tôi phụ trách được trải nghiệm nhiều hơn, các con có thêm các kĩ năng trong 
việc phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân
 * Giải pháp 5: 
 - Tên giải pháp: Phối kết hợp với phụ huynh
 - Nội dung:
 Hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không chỉ 
dừng lại ở phía nhà trường mà để có được kỹ năng hoàn chỉnh cho trẻ trong phòng 
tránh tai nạn thương tích thì cần phải có sự hỗ trợ, phối hợp kịp thời của các bậc 
cha mẹ trẻ, có như vậy công tác giáo dục của cô giáo mới đạt kết quả cao.
 Tôi thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm các thông tin qua báo đài, 
mạng internet, qua đồng nghiệp để có thể trang bị cho mình những kiến thức 
ban đầu về bộ môn để từ đó tuyên truyền một cách chính xác và sâu rộng cho 
các bậc cha mẹ trẻ. Tôi tranh thủ trong các hoạt động đón trả trẻ, hoặc trong các 
cuộc họp phụ huynh, để trao đổi riêng với phụ huynh về tình hình của trẻ trong 
ngày, đặc biệt cần chú ý tới những cháu nhận thức chậm, không tập trung.... yêu 
cầu phụ huynh cần phối hợp khi về nhà cũng giáo dục cho trẻ những kỹ năng 
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. 8
 + Đối với giáo viên:
 Bản thân đã có thêm kiến thức trong việc giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ. Nắm chắc hơn về phương pháp tiến hành các hoạt động giáo 
dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
 Có nhiều kinh nghiệm trong việcđảm bảo an toàn cho trẻ. Giáo viên tự tin 
hơn, gần gũi, hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ hơn.
 + Đối với trẻ:
 100 % Trẻ nhận biết được nhưng hành vi và vật gây nguy hiểm
 100% Trẻ có kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích
 100% Trẻ biết xứ lý những tình huống có thể gây tai nạn thương tích cho trẻ
 * Bảng khảo sát chất lượng của trẻ đầu năm học:
 Thời gian: Tháng 9 năm 2020
 (Tổng số có 25 cháu)
 Nội dung khảo sát Đạt Chiếm
 Trẻ nhận biết được nhưng hành vi và vật gây nguy 
 7/25 28%
 hiểm
 Trẻ có kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích 6/25 24%
 Trẻ biết xứ lý những tình huống có thể gây tai nạn 
 5/25 20%
 thương tích cho trẻ
 Kết quả đạt được sau khi thực hiện 
 Các giải pháp năm học 2020 - 2021 (Tổng số có ......ví dụ: 25 cháu) 
 Nội dung khảo sát Đạt Chiếm
 Trẻ nhận biết được nhưng hành vi và vật gây nguy 
 25/25 100%
 hiểm
 Trẻ có kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích 25/25 100%
 Trẻ biết xứ lý những tình huống có thể gây tai nạn 
 25/25 100%
 thương tích cho trẻ
 + Đối với phụ huynh:
 + Có sự thay đổi nhìn nhận về vấn đề rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ, nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_phong_tranh_tai_nan_t.docx