SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một người quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng nhau chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung.
Có nhiều hình thức nhóm khác nhau như: Nhóm bạn học tập, nhóm bạn làm việc theo tổ chức ….Nhưng tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra môi trường hoạt động mà các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin và thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Đối với trẻ việc rèn cho trẻ các kỹ năng hoạt động nhóm như: Hình thành, duy trì và phát triển nhóm, phối hợp giữa các thành viên trong nhóm, thực hiện nhiệm vụ của nhóm, giải quyết xung đột xảy ra trong nhóm là hết sức quan trọng, giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể. Đồng thời có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những bạn khác để hoàn thành công việc chung.
Kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ là năng lực phối hợp của trẻ với các bạn trong nhóm nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm. Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ là quá trình tác động của giáo viên đến trẻ trong suốt quá trình vui chơi và học tập nhằm hình thành và phát triển ở trẻ năng lực phối hợp với các bạn trong nhóm để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của nhóm.
Có nhiều hình thức nhóm khác nhau như: Nhóm bạn học tập, nhóm bạn làm việc theo tổ chức ….Nhưng tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra môi trường hoạt động mà các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin và thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Đối với trẻ việc rèn cho trẻ các kỹ năng hoạt động nhóm như: Hình thành, duy trì và phát triển nhóm, phối hợp giữa các thành viên trong nhóm, thực hiện nhiệm vụ của nhóm, giải quyết xung đột xảy ra trong nhóm là hết sức quan trọng, giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể. Đồng thời có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những bạn khác để hoàn thành công việc chung.
Kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ là năng lực phối hợp của trẻ với các bạn trong nhóm nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm. Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ là quá trình tác động của giáo viên đến trẻ trong suốt quá trình vui chơi và học tập nhằm hình thành và phát triển ở trẻ năng lực phối hợp với các bạn trong nhóm để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của nhóm.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................1 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ........................................................................3 1. Cơ sở lý luận........................................................................................................3 2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................3 2.1. Thuận lợi ........................................................................................................4 2.2. Khó khăn ........................................................................................................4 3. Các biện pháp thực hiện ....................................................................................5 4. Kết quả đạt được. ..........................................................................................17 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................19 1. Kết luận............................................................................................................19 2. Bài học kinh nghiệm........................................................................................19 3. Khuyến nghị và đề xuất...................................................................................20 2/28 trẻ tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả : “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non”. *Mục đích nghiên cứu Là một giáo viên thực hành những biện pháp giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ MGN 4-5 tuổi, đồng thời giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn và giúp trẻ tăng khả năng đoàn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Kích thích sự sáng tạo trong trẻ và việc lĩnh hội các kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn. * Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ MGN 4 -5 tuổi trường mầm non xã Tân Triều. *Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu (Tài liệu, tập san, nguồn internet, tạp chí giáo dục mầm non, giáo án tham khảo) - Phương pháp quan sát, so sánh. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp đánh giá kết quả. *Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023 và tiếp tục được áp dụng trong quá trình giáo dục trẻ sau này. 4/28 mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non”. 2.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của PGD, BGH có đầu tư về cơ sở vật chất: phòng lớp sạch sẽ, rộng rãi, có đầy đủ ánh sáng cho học tập sinh hoạt và vui chơi, trang thiết bị đồ dùng dạy học cho trẻ học và hoạt động khám phá, trải nghiệm. - Với bản thân yêu nghề, mến trẻ, luôn có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ, được BGH nhà trường, đồng nghiệp tin tưởng. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy bản thân tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm luôn quan tâm, đồng hành cùng các cháu nên tôi cũng phần nào nắm bắt được tâm lý của trẻ và có một số kinh nghiệm để có thể hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ trong từng hoạt động. - Đa số trẻ nhanh nhẹn, có nề nếp, thích tìm tòi khám phá và hào hứng tham gia vào các hoạt động cùng cô. Trẻ đã được làm quen với một số kỹ năng lao động đơn giản từ năm học trước. - Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học của kết hợp với giáo viên và nhà trường để tạo điều kiện tốt nhất cho các con. 2.2. Khó khăn - Giáo viên còn hạn chế về kĩ năng trong tổ chức các hoạt động giao lưu, ngày hội ngày lễ. - Do dịch bệnh COVID-19 năm học 2021-2022 hầu hết thời gian trẻ nghỉ học tại nhà. Năm học 2022-2023 trẻ mới quay trở lại trường học, khi đi học trở lại trẻ còn nhiều hạn chế trong giao tiếp. Một số trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi tham gia vào hoạt động nhóm. Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ còn hạn chế chưa đoàn kết, hợp tác trong nhóm bạn chơi. - Một số trẻ chịu ảnh hưởng quá nhiều về môi trường sống từ gia đình, được bố mẹ cưng chiều nên có tính ích kỉ, mọi thứ muốn của mình như: ý tưởng, đồ dùng, đồ chơi. - Có một số học sinh sức khoẻ yếu hay nghỉ học nên có nhiều khó khăn trong việc cung cấp kiến thức kịp thời cho trẻ. - Một số phụ huynh chưa quan tâm chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc cho trẻ hoạt động nhóm nên chưa tạo cơ hội cho trẻ giao lưu, học hỏi cùng bạn bè tại gia đình. Trước khi thực hiện các biện pháp tôi đã xác địn các kĩ năng cần thiết cho trẻ khi tham gia hoạt động nhóm và tiến hành khảo sát trẻ. Sau đây là bảng kết quả khảo sát: 6/28 a. Kỹ năng hình thành và duy trì nhóm: Lựa chọn và mời bạn tham gia vào nhóm: trẻ rủ bạn (người mà trẻ thích, người đã từng cùng chơi...) tham gia vào nhóm chơi của mình, trẻ mời thêm bạn (mà theo trẻ là phù hợp) tham gia làm việc nhóm do tôi tổ chức. Khi mời bạn vào nhóm trẻ thường sử dụng các câu: “Bạn vào nhóm của mình nhé”, “Chúng mình cùng thực hiện nhiệm vụ này nhé”, “Bạn có muốn thực hiện nhiệm vụ này với mình không?”, “Nhóm mình còn thiếu 1 bạn, bạn vào nhóm mình nhé”. Thảo luận về mục đích và nội dung làm việc nhóm: Trẻ chủ động bàn bạc, trao đổi với nhau để xác định cụ thể mục đích hoạt động, thống nhất nội dung hoạt động nhóm (Nhiệm vụ chung mà cả nhóm cần thực hiện là gì? Để thực hiện nhiệm vụ đó thì cần làm gì?...), “Chúng mình làm việc cùng nhau”, “Cùng làm chung”, “Chúng mình sẽ cùng làm với nhau một cách thân thiện, không cãi nhau”, “Nếu làm một mình sẽ không hoàn thành được”... Thảo luận phân công nhiệm vụ phù hợp với mỗi thành viên trong nhóm: Dựa vào mục đích, nội dung nhiệm vụ đã xác định để bàn bạc và thống nhất về việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho tất cả các bạn trong nhóm (dựa vào nhu cầu, nguyện vọng, sở thích, khả năng... của mỗi thành viên, do trẻ tự đề nghị, tự nhận nhiệm vụ mình thích...). Khi thảo luận với nhau trẻ thường sử dụng các câu nói sau: “A bạn muốn làm công việc nào?”, “B bạn làm công việc này nhé”, “Có bạn nào muốn làm công việc này không?” , “Chúng mình cùng phân chia công việc cho nhau”, “Ai bắt đầu thực hiện công việc gì? ( nhiệm vụ nào), ai sẽ làm công việc tiếp theo của công việc đó?”... b. Kỹ năng giao tiếp theo nguyên tắc tương tác giữa các thành viên trong nhóm Bày tỏ ý kiến cá nhân rõ ràng: Về vai trò muốn đảm nhận, về cách thức thực hiện công việc (Đồng ý/ không đồng ý? Tại sao?, Nên làm thế nào?), về kết quả đạt được (Tốt/chưa tốt? Tại sao?...). Khi bày tỏ ý kiến cá nhân thường sử dụng các câu nói sau: “Mình đồng ý với ý kiến đó”, “Mình không đồng ý” (Nếu không thì giải thích tại sao), “Mình nghĩ chúng ta nên làm như thế này”, “Chúng ta làm như thế này nhé”... Lắng nghe tôn trọng ý kiến của bạn: Chú ý lắng nghe, không ngắt lời bạn, không cố gắng bác bỏ hoặc chê cười bạn để bảo vệ ý kiến của mình... Trao đổi giữa các thành viên trong nhóm để thực hiện tốt các công việc của từng cá nhân và của nhóm: Hỏi bạn về cách làm khi mình không biết, giải thích, hướng dẫn khi thấy bạn gặp khó khăn, bày tỏ ý kiến khi bạn thực hiện 8/28 Tôi sẽ không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động của trẻ mà chỉ tạo ra các tình huống, đặt câu hỏi gợi mở...để kích thích trẻ tích cực tướng tác, chia sẻ cùng nhau trong nhóm. Tôi có thể tạo tình huống để kích thích trẻ tương tác, chia sẻ cùng nhau trong suốt quá trình hoạt động của trẻ. Tạo tình huống khi trẻ thảo luận, bàn bạc về nội dung hoạt động, trình tự tiến hành hoạt động, phân công nhiệm vụ... Tạo tình huống đòi hỏi trẻ tương tác, chia sẻ trong xử lý những sự việc xảy ra khi trẻ thực hiện nhiệm vụ trong nhóm, chẳng hạn: thiếu đồ dùng, đồ chơi, bất đồng ý kiến. Ví dụ: Ở chủ đề “ Tết và mùa xuân” góc bán hàng trẻ không muốn chơi vì có quá ít đồ dùng, đồ chơi, cô có thể gợi ý cho trẻ ở góc nghệ thuật cố thấy các bạn đã làm ra rất nhiều bó hoa đẹp sao các con không đến đó lấy về bán, hoặc ở góc nghệ thuật các bạn đã vẽ được rất nhiều bức tranh tết con hãy sử dụng để trang trí cho cửa hàng thêm đẹp, mang không khí ngày tết.... Tạo tình huống để khuyến khích trẻ hợp tác, chia sẻ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của nhóm. Tôi cần lựa chọn và sử dụng tình huống phù hợp với đặc điểm của trẻ và diễn biến của hoạt động để tạo ra được những tác động thực sự kích thích trẻ tương tác, phối hợp, tích cực tham gia, chia sẻ cùng nhau trong nhóm. Tôi dùng câu hỏi gợi mở để kích thích sự tương tác tích cực, chia sẻ giữa trẻ với nhau, kích thích những ý tưởng sáng tạo của trẻ trong hoạt động nhóm. Câu hỏi gợi mở có thể được sử dụng vào thời điểm trước khi trẻ bắt đầu hoạt động nhằm khơi gợi hứng thú ở trẻ, tạo ra mâu thuẫn giữa những điều trẻ đã biết và những điều trẻ chưa biết, từ đó làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu mở rộng nội dung hoạt động, chia sẻ, tích cực cùng nhau thực hiện hoạt động nhóm. Chẳng hạn trước khi trẻ tiến hành trò chơi “ Xây dựng vườn thú”, cô giáo có thể gợi mở : “ Vườn thú bao gồm có những con vật gì? Thức ăn của con vật thì mua ở đâu? Các con vật có cùng môi trường sống với nhau không?” Gợi mở khi trẻ gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ ( không tìm được cách giải quyết những vấn đề xảy ra, giữa các thành viên không có sự thống nhất về nội dung hoạt động...), hoặc khi nội dung hoạt động quá đơn điệu, nhàm chán....tôi gợi mở để khuyến khích trẻ tự suy nghĩ, lựa chọn cách giải quyết tình huống phù hợp nhất hoặc đưa ra những ý tưởng sáng tạo trong hoạt động nhóm. d. Kỹ năng giải quyết xung đột xảy ra trong nhóm 10/28 bạn, bạn vào nhóm mình nhé”... Đây là những câu nói giúp trẻ lựa chọn và mời bạn tham gia vào nhóm. Sau khi các nhóm được phân các công việc xong, thì nhóm phải trao đổi với nhau để lập kế hoạch hành động. Ví dụ nhóm 1 thực hiện công việc lau lá, lau chậu cây và đưa cây ra nắng. Nhóm 1 phải trao đổi với nhau để xác định mục đích của hoạt động, tôi hướng dẫn trẻ các câu nói như “Chúng mình cần phải làm gì?”, “Chúng mình làm những công việc gì?”... Trẻ đang thỏa thuận về mục đích và nội dung làm việc của nhóm. Nhiệm vụ của chúng mình là lau lá, lau chậu cây, tưới cây trong chậu và đưa cây ra nắng. Ai muốn làm công việc nào?, “A bạn làm công việc lau lá nhé, bạn có đồng ý không?”... Sau khi thỏa thuận với nhau để lập kế hoạch hành động xong, trẻ bắt đầu thực hiện công việc như kế hoạch, trong quá trình thực hiện công việc, ở mỗi kỹ năng tôi hướng dẫn cho trẻ các câu nói cần thiết cho sự hợp tác với nhau trong làm việc nhóm. Hình ảnh chăm sóc cây xanh (hình ảnh minh hoạ 01) Biện pháp 2: Đặt trẻ vào tình huống có vấn đề trong khi làm việc nhóm * Mục đích yêu cầu Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành giải quyết các vấn đề trong khi làm việc với nhau một các thường xuyên và liên tục. Giúp cho trẻ thành thạo các câu nói tương tác, trao đổi về công việc. * Nội dung và cách tiến hành Trong trò chơi đóng vai “Búp bê biết nói” thể hiện các tình huống làm việc nhóm khác nhau và thể hiện mong muốn được giúp đỡ trong việc giải quyết các vấn đề xuất hiện khi làm việc nhóm. Khi giải quyết các tình huống có vấn đề, trẻ luyện tập việc sử dụng các câu nói trao đổi về công việc, đưa ra các quy tắc cần thiết cho sự hợp tác, lĩnh hội các kỹ năng lập kế hoạch đơn giản và đánh giá các hoạt động cùng nhau. Khuyến khích việc thực hiện làm việc nhóm trong các hoạt động hàng ngày, khi cho trẻ làm việc nhóm với nhau, tôi tạo ra các tình huống có vấn đề để trong các hoạt động làm việc cùng nhau như hoạt động lao động, hoạt động có sản phẩm, trò chơi... Ví dụ: như trong hoạt động lao động “Vệ sinh cuối tuần”, khi quan sát trẻ đang làm tôi tạo ra các tình huống nảy sinh vấn đề như “Các bạn thấy đấy, làm sao các bạn có thể lau kệ khi đồ chơi còn rất nhiều trên kệ?” như vậy buộc các bạn nhóm lau kệ phải trao đổi thỏa thuận với các bạn nhóm rửa và sắp xếp đồ chơi. Nhóm rửa đồ chơi phải soạn đồ chơi ra khỏi kệ trước thì nhóm lau kệ mới có thể vệ sinh kệ đồ chơi được. Tôi tạo ra tình huống cần đến sự trợ giúp xem thử
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_lam_viec_nhom_cho_tre.docx