SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi
Trong các hoạt động của trẻ tại trường mầm non, hoạt động tự phục vụ chiếm một ưu thế lớn trong việc hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho bản thân đứa trẻ. Bởi đây là giai đoạn đứa trẻ bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh, bắt đầu lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội đơn giản nhất của con người, cụ thể như kinh nghiệm chăm sóc bản thân như: Đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo,.. .Những hoạt động này diễn ra hàng ngày và thường xuyên lặp lại trong những hoàn cảnh khác nhau vì vậy đó chính là cơ hội cho trẻ luyện tập củng cố kỹ năng giải quyết những vấn đề chúng gặp phải.
Hiện nay, giáo dục mầm non đang tiến hành đổi mới, giáo viên chú trọng hơn đến việc dạy kỹ năng cho trẻ thông qua lồng ghép trong các hoạt động. Nhưng trên thực tế, việc rèn kỹ năng chưa đạt hiệu quả tương xứng với tầm quan trọng của nó, cũng chưa tương xứng với yêu cầu của xã hội đặt ra cho trẻ. Hiện các bậc phụ huynh đã phần nào ý thức được tầm quan trọng của khả năng tự lập ở trẻ, tuy nhiên tư tưởng quá bao bọc trẻ vẫn còn nhiều. Đặc biệt việc hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ còn khá mới, ít nguồn tài liệu nên giáo viên cũng như phụ huynh chưa hiểu rõ và thực hiện sâu rộng vấn đề này.
Trong khi đó ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo nhỡ trẻ có nhu cầu cao trong mọi hoạt động, mong muốn được hoạt động độc lập, đặc biệt là tự phục vụ bản thân. Cùng với đó là ở độ tuổi này trẻ đã có khả năng thực hiện các hoạt động nhờ sự phát triển và hoàn thiện dần chức năng vận động, khả năng phối hợp vận động; sự phát triển của tự ý thức.
Hiện nay, giáo dục mầm non đang tiến hành đổi mới, giáo viên chú trọng hơn đến việc dạy kỹ năng cho trẻ thông qua lồng ghép trong các hoạt động. Nhưng trên thực tế, việc rèn kỹ năng chưa đạt hiệu quả tương xứng với tầm quan trọng của nó, cũng chưa tương xứng với yêu cầu của xã hội đặt ra cho trẻ. Hiện các bậc phụ huynh đã phần nào ý thức được tầm quan trọng của khả năng tự lập ở trẻ, tuy nhiên tư tưởng quá bao bọc trẻ vẫn còn nhiều. Đặc biệt việc hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ còn khá mới, ít nguồn tài liệu nên giáo viên cũng như phụ huynh chưa hiểu rõ và thực hiện sâu rộng vấn đề này.
Trong khi đó ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo nhỡ trẻ có nhu cầu cao trong mọi hoạt động, mong muốn được hoạt động độc lập, đặc biệt là tự phục vụ bản thân. Cùng với đó là ở độ tuổi này trẻ đã có khả năng thực hiện các hoạt động nhờ sự phát triển và hoàn thiện dần chức năng vận động, khả năng phối hợp vận động; sự phát triển của tự ý thức.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi
I. KẾT LUẬN II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM III. KHUYẾN NGHỊ Đề tài “Môt số biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi ” giải quyết vấn đề cho trẻ và cũng là cơ hội mà người lớn cũng như nhà giáo dục không nên bỏ lỡ. Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 - 5 tuổi II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. 2. Phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B2 mà tôi đã được giao nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. 3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 9/ 2022 đến tháng 3/ 2023 III. Mục đích nghiên cứu - Giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhận biết và xử lý được một số tình huống. Qua đó trẻ có thể giải quyết được những vẫn đề mà trẻ gặp phải trong cuộc sống, từ đó trẻ biết tự phục vụ cũng như tự bảo vệ bản thân mình. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống. - Giúp cho cha mẹ học sinh quan tâm hơn nữa đến trẻ, hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hướng dẫn kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ để trẻ phát triển một cách toàn diện. - Giúp giáo viên đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ theo hướng chuyên sâu, độc lập phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ KHOA HỌC: 1. Cơ sở lý luận: * Môt số nghiên cứu về vấn đề Theo tâm lý học trẻ em thì giáo dục “Kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mầm non là một trong những kỹ năng xuất hiện sớm và được hoàn thiện trong một quá trình lâu dài, theo chúng ta trong suốt cuộc đời. Do vậy, việc hướng dẫn cho trẻ mầm non kỹ năng này sẽ là hành trang quan trọng giúp trẻ tự tin, mạnh mẽ và phát triển một cách toàn diện, trẻ không còn bị thụ động trong cuộc sống”. Vậy chúng ta cần phải làm thế nào để trẻ có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt nhất. Chúng ta hiểu được ý nghĩa và đánh giá được kết quả cũng như giá trị của việc hướng dẫn kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ. Thông qua việc trẻ mầm non có kỹ năng tự giải quyết vấn đề, trẻ sẽ có nhiều cơ hội khám phá và trải nghiệm. Qua các hoạt động học tập, vui chơi, luyện tập dần dần trẻ hiểu và nhận biết được các nguy cơ không an toàn, bình tĩnh, kiên nhẫn và học cách vượt qua mọi khó khăn thử thách. Nhờ vậy mà mỗi trẻ sẽ có bản lĩnh, tự lập, không thụ động vào người lớn và có cách xử lý các tình huống ở mọi lúc mọi nơi. 2 Đề tài “Môt số biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi ” hiện hướng dẫn trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ học tập, rèn luyện còn gặp một số khó khăn về công tác chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ. Về phía giáo viên: Giáo viên cùng nhóm lớp chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ. Về phía trẻ: Một số trẻ hiếu động, tò mò về thế giới xung quanh nhưng lại chưa nhận biết được những vấn đề cần giải quyết nên thường hành động theo hướng chủ quan, cảm tính hoặc còn thụ động. Bên cạnh đó còn nhiều trẻ nhút nhát. Về phía phụ huynh: Do đặc thù công việc của phụ huynh... nên một số phụ huynh để các con cho ông bà chăm sóc, hoặc có rất ít thời gian cho trẻ hoặc tập vui chơi ban ngày, hoặc chủ yếu là ông, bà, anh, chị đưa đón. Nên sự trao đổi, tương tác trực tiếp trong việc phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Còn chủ yếu là thông qua trang zalo nhóm lớp, Tóm lại: Từ thực trạng trên tôi thấy việc hướng dẫn trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi chưa phù hợp với tình hình thực tế nên chưa phát huy được hiệu quả và tính tích cực của trẻ. c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: - Căn cứ vào thực trạng của vấn đề, kết hợp với sự phối hợp của phụ huynh trẻ. Trong giáo dục học, hoạt động tự phục vụ là một hình thức lao động của con người và được định nghĩa như sau: “Lao động tự phục vụ là hình thức lao động nhằm thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, nhằm chăm sóc cho bản thân mình (rửa mặt, rửa tay, cởi, mặc quần áo, thu dọn giường, chuẩn bị đồ dùng học bài, chải đầu, đi giày dép...”. - Đề tài tôi khảo sát tập trung vào những vấn đề mà trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có thể gặp dựa vào các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, theo tôi có các hoạt động tự phục vụ sau: + Tự phục vụ trong ăn mặc + Tự phục vụ trong vệ sinh cá nhân + Tự phục vụ trong quá trình ngủ + Tự phục vụ trong khi học, khi chơi, ... d. Bảng khảo sát thực trạng đầu năm với tổng số trẻ: 32/32 trẻ kết quả như sau: 4 Đề tài “Môt số biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi ” xây dựng một hoạt động mà trẻ vừa được chơi, vừa được học, được tìm tòi, phát huy sáng tạo, tư duy. Vì thế nên tôi đã nghiên cứu và đưa ra những hình thức tổ chức hoạt động “Lấy trẻ làm trung tâm” như sau: Cô là người tạo ra các tình huống cho trẻ tự thảo luận theo nhóm hoặc theo tổ sau đó cô là người gợi ý hướng dẫn và cho trẻ tìm tòi khám phá bằng cách cô chỉ đặt ra câu hỏi gợi mở cho trẻ, trợ giúp cho trẻ không chứ không nên làm thay trẻ hoặc nói hộ cho trẻ, có như vậy trẻ mới được khám phá hoạt động, trẻ sẽ nhớ lâu hơn và giúp trẻ có được kiến thức sâu rộng hơn. Vậy hoạt động “Lấy trẻ làm trung tâm” là trẻ sẽ được trải nhiệm, được giao tiếp, trao đổi, suy nghĩ, khám phá, tìm tòi, đặc biệt là trẻ sẽ đc tự giải quyết vấn đề. Ví dụ: Hoạt động góc chơi xây dựng. Trẻ được tự do thảo luận tự nhận vai chơi bác thợ xây, người trồng rau, người thiết kế.. Hình ảnh cô và trẻ thảo luận, trao đổi Nhằm làm phong phú vốn kinh nghiệm của trẻ về các hành động giải quyết vấn đề bao gồm: Tình huống xảy ra, các giải pháp được lựa chọn và cách thực hiện giải pháp đó được thông qua các phương tiện nghệ thuật như tranh ảnh, truyện, phim, kịch,. Cung cấp các cách giải quyết vấn đề bằng phương tiện nghệ thuật không chỉ có vai trò như một phương tiện trực quan tác động đến tri thức, kĩ năng và thái độ của trẻ mà còn kích thích hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia giải quyết vấn đề trong hoạt đọng tự phục vụ. Chính các phương tiện nghệ thuật làm lôi cuốn trẻ vào các hành động nhận biết vấn đề, lựa chọn giải pháp, lập kế hoạch, thực hiện giải pháp và đánh giá kết quả tưởng như vô cùng khó khăn, khô và cứng nhắc bới giá trị thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật của nó. - Các cách giải quyết vấn đề có thể cung cấp đến trẻ thông qua các phương tiện nghệ thuật như: Tranh ảnh, truyện, phim, kịch và một số hình thức nghệ thuật khác (âm nhạc, hội họa.). Nổi bật lên về yêu cầu đối với những phương tiện nghệ thuật là các nhân vật và các hành động giải quyết vấn đề của nhân vật cần cung cấp đến trẻ. 6 Đề tài “Môt số biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi ” động của trẻ. Môi trường hoạt động gồm các đối tượng mà trẻ cần làm trong hoạt động tự phục vụ của mình. Chính môi trường này đã đáp ứng nhu cầu cao của trẻ khi tham gia hoạt động tự phục vụ và rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Ví dụ: Trẻ biết giúp cô kê giường chuẩn bị cho giờ nghỉ trưa của trẻ, hoặc cất giường gọn gàng, đúng quy định sau khi ngủ dậy. Kê giường rất đơn giản nếu tớ biết cách Tớ cũng biết xếp giường gọn gàng Hình ảnh trẻ lấy và cất giường giúp cô Ví dụ:Trong hoạt động ăn, trẻ nhận ra những món ăn mình thích và biết lựa chọn cũng như tự lấy đồ ăn. Ăn xong biết rửa tay bằng xa phòng dưới vòi nước. Chúng tớ học cách tự lấy đồ ăn Chúng tớ biết rửa tay bằng xà phòng Hình ảnh trẻ tự lấy đồ ăn và tự rửa tay bằng xà phòng giống bạn Trong hoạt động của trẻ nói chung và hoạt động tự phục vụ nói riêng, có nhiều vấn đề mà chỉ bằng những kinh nghiệm riêng của trẻ, trẻ chưa thế phát hiện ra 8 Đề tài “Môt số biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi ” Bé phơi khăn giúp cô Bé lau bàn giúp cô Hình ảnh: Trẻ biết tự giúp cô phơi khăn, lau bàn + Xây dựng nhóm trẻ tự quản trong ngày - Hình thành và rèn luyện cho trẻ năng lực quan sát và đánh giá kết quả giải quyết vấn đề của bạn trong hoạt động tự phục vụ. - Việc xây dựng nhóm trẻ tự quản trong ngày tạo cơ hội cho trẻ tự nguyện tham gia hoạt động đánh giá và cho trẻ cảm nhận thấy trách nhiệm cũng như quyết tâm thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Hình thức đội tự quản được xem như là một đội đặc nhiệm nhỏ được cô giáo và các bạn tin tưởng, khiến cho trẻ cảm thấy tự hào khi được nhận nhiệm vụ này. Thành lập nhóm trẻ tự quản sau đó đánh giá kết quả công việc của nhóm trẻ tự quản. 10 Đề tài “Môt số biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi ” vùng kín của trẻ. Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài kể cả về thể xác và tâm lí đối với trẻ. Những ảnh hưởng đó cũng ảnh hưởng đến gia đình cũng như toàn xã hội. Tuy nhiên thì có không ít những ông bố, bà mẹ lo ngại vấn đề giáo dục giới tính cho con và nghĩ con còn bé nên chưa cần thiết. Nhưng đây lại chính là những suy nghĩ sai lầm hoặc nói cách khác là chưa hiểu biết đúng đắn. Vì vậy dạy cho trẻ biết về cơ thể mình là rất quan trọng. Trẻ có thể hiểu đâu là chỗ nhạy cảm, không nên động vào cũng như không cho người khác động vào cơ thể hoặc những chỗ nhạy cảm. Nếu như có ai đó chạm vào những chỗ nhạy cảm, trẻ sẽ từ chối và báo ngay cho bố mẹ hoặc những người có thể giúp đỡ. Để đảm bảo cho trẻ có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh bị xâm hại cơ thể tôi đã mạnh dạn xây dựng nôi dung này và đưa vào dự kiến ngân hàng nội dung, vào trong kế hoạch giáo dục lớp mẫu giáo 4-5 tuổi và được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường. Tôi đã tổ chức các hoạt động dạy trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể của trẻ. Đối với trẻ 4-5 tuổi các con chưa thể hiểu được tên gọi các bộ phận thể hiện giới tính, tôi cũng không thể sử dụng tên gọi bộ phận sinh dục nam hay nữ trong y khoa để nói với trẻ. Chính vì vậy trong quá trình dạy trẻ tôi đã sử dụng búp bê bé trai, búp bê bé gái mặc đồ bơi. Dạy cho trẻ biết (vùng mặc đồ bơi) chính là vùng nhạy cảm trên cơ thể. Dạy trẻ những ai được phép nhìn và chạm vùng đồ bơi của trẻ như bố mẹ hay bác sĩ khi đi khám bệnh thì phải có bố mẹ ở cùng trẻ, những ai không được phép nhìn và chạm vào (vùng mặc đồ bơi) của trẻ. Ngoài ra để giúp trẻ hiểu sâu hơn về giới tính của bản thân, về vùng riêng tư của trẻ tôi còn dạy trẻ những kí hiệu phòng vệ sinh nam, nữ riêng để trẻ có thể đi vệ sinh đúng nơi quy định. Từ đó tôi đã xây dựng các bước phòng tránh xâm hại cơ thể giúp trẻ ghi nhớ và thực hiện bằng cách đưa ra tình huống nếu ai đó cố tình nhìn, nói, đụng chạm vào vùng kín của con hoặc yêu cầu con nhìn và đụng chạm vùng kín của họ thì con sẽ làm gì? Chính vì vậy tôi đã dạy trẻ một số nguyên tắc như sau + Nếu có ai đó đưa quà bánh hay bất kỳ thứ gì thì không được nhận Hình ảnh trẻ không nhận quà từ người lạ + Tuyệt đối không được để ai đó chạm vào cơ thể, nhất là những vùng đồ bơi của mình. + Hãy hét thật to để thu hút sự chú ý nếu cảm thấy gặp ai đó mà bản thân cảm thấy không an toàn. + Tuyệt đối không được đi một mình đến chỗ vắng vẻ và nên đi cùng người lớn để bảo vệ an toàn. Các nguyên tắc đó tôi không dạy trẻ một cách cứng nhắc lý Đề tài “Môt số biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi ” 12
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_giai_quyet_van_de_cho.docx
- SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4-5 tuổi.pdf