SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Dương Hà

Hiện nay, giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ đang là vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên việc dạy kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm nói riêng cho trẻ mầm non còn khá mới mẻ và chưa thực sự được chú trọng. Thực tế ở trường mầm non giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ vẫn còn bỏ ngỏ, nhiều phụ huynh học sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kĩ năng sống trong xã hội. Giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm giúp trẻ nhận biết và phòng tránh những mối nguy hiểm tự bảo vệ được bản thân mình, biến những kiến thức về kỹ năng ứng phó được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, khả năng tự ứng phó trước nhiều tình huống trong cuộc sống.Vì thế, giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cần phải được trang bị từ độ tuổi trẻ học mẫu giáo..
Là giáo viên mầm non nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo lớn 4 - 5 tuổi, nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống ứng phó với những tình huống nguy hiểm đối với trẻ mầm non, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm đó cho trẻ 4- 5 tuổi có hiệu quả. Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 4-5 tuổi đây là độ tuổi hứng thú với những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn với bản thân. Tuy nhiên, đây cũng là độ tuổi dễ mang lại cho trẻ nhiều tình huống nguy hiểm nhất vì vậy cần trang bị những kiến thức nhất định để trẻ có thể tự tin với chính bản thân mình trong mọi tình huống. Và đó cũng chính là lí do tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.”
doc 22 trang skmamnon 16/04/2024 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Dương Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Dương Hà

SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Dương Hà
 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm 
cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Có ai đó đã nói rằng “ Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con 
người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đặc 
biệt là đối với con trẻ”. Đúng như vậy xã hội càng hiện đại bao nhiêu thì càng 
tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đối với con người bấy nhiêu. Những mối nguy 
hiểm như bắt cóc, xâm hại tình duc, hỏa hoạn là những nguy cơ tiềm ẩn đe 
dọa không chừa một ai đặc biệt là trẻ em. Khi mới sinh ra đứa trẻ nào cũng nhận 
được sự bao bọc kĩ càng của bố mẹ và những người thân yêu nhất. Gia đình là 
môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên cùng với thời gian trẻ 
lớn lên cũng đồng nghĩa với việc sẽ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau 
ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó, bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên 
trẻ 24/24 vì vậy cần dạy trẻ cách bảo vệ bản thân để trẻ nhận thức về những mối 
nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm. Trước tình trạng nạn bắt cóc trẻ em và 
xâm hại tình dục diễn ra hàng ngày đang là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội 
hiện nay khiến các bậc cha mẹ thực sự lo lắng những tình huống xấu đó có thể 
xảy ra với con mình. Vậy nếu mỗi con người chúng ta đặc biệt là trẻ em không 
có những kiến thức cần thiết để giải quyết các tình huống nguy hiểm, không có 
những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo 
cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Chính vì vậy, nắm được 
các kỹ năng xử lí tình huống cơ bản cũng như cách ứng phó với những tình 
huống nguy hiểm để bảo vệ bản thân mình chính là kỹ năng cần phải dạy trẻ 
càng sớm càng tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mẫu giáo.
 Hiện nay, giáo dục kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho 
trẻ đang là vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên việc 
dạy kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm nói riêng cho trẻ mầm 
non còn khá mới mẻ và chưa thực sự được chú trọng. Thực tế ở trường mầm non 
giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ vẫn còn bỏ 
ngỏ, nhiều phụ huynh học sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng và sự 
cần thiết của kĩ năng sống trong xã hội. Giáo dục kỹ năng ứng phó với những 
tình huống nguy hiểm giúp trẻ nhận biết và phòng tránh những mối nguy hiểm 
tự bảo vệ được bản thân mình, biến những kiến thức về kỹ năng ứng phó được 
cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản 
thân, khả năng tự ứng phó trước nhiều tình huống trong cuộc sống.Vì thế, giáo 
 1 / 20 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm 
cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 Kỹ năng ứng phó là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông 
qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những tình 
huống, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.
 Giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm là dạy trẻ nhận 
biết mối nguy hiểm xung quanh cuộc sống như tai nạn, hỏa hoạn, bắt cóc, xâm 
hại.. Từ đó trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân và tự giải quyết những nguy hiểm 
đó kể cả khi không có sự hỗ trợ hay giúp đỡ của người khác một cách hiệu quả. 
Muốn vậy trẻ cần được trang bị những kiến thức cơ bản nhất để nhận biết phân 
biệt được những tình huống nguy hiểm. Thông qua việc giáo dục kỹ năng ứng 
phó với những tình huống nguy hiểm hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết 
trong độ tuổi để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm xung 
quanh trẻ. Đồng thời trẻ biết được điều nên làm và không nên làm phù hợp với 
hoàn cảnh để giúp bản thân mình an toàn. 
 Để truyền tải cho trẻ kỹ năng phòng tránh ứng phó với những tình huống 
nguy hiểm ngay từ khi còn nhỏ đòi hỏi người giáo viên phải thực sự nắm chắc 
kiến thức kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm và phải có những 
phương pháp dạy sao cho trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu, có như vậy mới giúp trẻ khắc 
sâu trong tâm trí, định hình cho trẻ những phản ứng phù hợp với mọi tình huống 
xảy ra hàng ngày.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
1. Thuận lợi
 Được nhà trường trang bị đầy đủ các tài liệu lên quan đến biện pháp giáo 
dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm ở trường mầm non, đồ 
dùng, trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. 
 Giáo viên đứng lớp đều có trình độ trên chuẩn, nhiệt huyết trong giảng 
dạy. Bản thân ham học hỏi, luôn trau dồi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức về kĩ 
năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm.
 Trẻ được học qua các lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé, nên trẻ có kiến thức và kĩ 
năng sống cơ bản
 Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến cô và trẻ, ủng hộ cho lớp cả về 
vật chất và tinh thần, sưu tầm những nguyên vật liệu đã qua sử dụng và cùng 
 3 / 20 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm 
cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
 + Cách nhận biết đồ chơi gây nguy hiểm
 + Những việc nên hay không nên làm khi chơi: Không cho hột, hạt 
 nhỏ vào tai, mũi
 - Một số kỹ năng an toàn khi tự chơi
Tháng 9 Trong quá trình chơi, trẻ có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ 
 những đồ vật trong gia đình như phích nước, ổ điện, bếp ga, đồ dùng 
 nhà bếp, cầu thang và những đồ vật nhỏ. Các con cần hiểu được đâu 
 là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong gia đình; đâu là đồ vật an toàn và 
 đồ vật không an toàn,
 + Gọi tên một số đồ vật gây nguy hiểm
 + Không sử dụng những đồ vật dễ gây nguy hiểm để chơi khi không 
 được người lớn cho phép
 + Đồ vật có thể gây nguy hiểm: ổ điện, bàn là, phích nước nóng, bật 
 lửa, bếp gas, nến, dao nhọn, kéo
 + Cách nhận biết, phân biệt các đồ vật an toàn và đồ vật không an 
 toàn (gây nguy hiểm)
 + Hướng dẫn trẻ cách sử dụng đảm bảo an toàn.
 - Giáo dục trẻ biết nhắc nhở hoặc báo người lớn khi thấy bạn sử 
 dụng những đồ vật gây nguy hiểm.
 - Giáo dục trẻ kỹ năng giữ an toàn: Trẻ biết một số kỹ năng tự bảo 
 vệ bản thân qua các qui tắc như quy tắc vòng tròn, quy tắc 5 ngón 
 tay, quy tắc đồ lót.
 + Một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân
 + Nhận biết vùng riêng tư
 + Cách phòng và tránh bị xâm hại vùng riêng tư
 + Các qui tắc về kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm 
 ( Quy tắc vòng tròn, quy tắc 5 ngón tay, quy tắc đồ lót)
Tháng 10
 - Giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó khi bị xâm hại cơ thể: Khi bị ai đó 
 xâm hại vùng riêng tư cần nói ngay cho cha mẹ biết
 - Nói được thông tin quan trọng về bản thân và gia đình.
 + Trẻ nhớ số điện thoại, địa chỉ gia đình
 + Nhận biết và phân biệt đúng giới tính bản thân
 + Ứng xử phù hợp với giới tính bản thân 
 - Giáo dục trẻ không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa 
 được người thân cho phép.
 5 / 20 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm 
cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
 tình huống nguy hiểm
 + Tuyệt đối không đi theo người lạ: Dạy trẻ không được nghe theo 
 những lời dụ dỗ của bất cứ người lạ nào và cũng không được đi theo 
 họ dù bất cứ nơi đâu.
 + Không được nhận bất cứ thứ gì từ người lạ: Trẻ con dễ bị dụ dỗ 
 bởi những món quà ngay trước mắt vì vậy cần dạy trẻ biết cách nói 
 không với những món quà hay bất cứ thứ gì từ những người lạ.
 + Chơi trò đóng kịch để dạy trẻ cách xử lý trong các tình huống 
 nguy hiểm: Khi hỏa hoạn, bị người lạ giữ chặtGiải thích cho trẻ 
 nguy hiểm trong các tình huống ấy như thế nào và đưa ra một vài 
 giả thiết để tự bảo vệ bản thân
 - Dạy trẻ nhớ các số điện thoại cần thiết khi gặp nguy hiểm: 114, 
 115, 113, số điện thoại của người thân trong gia đình ( bố, mẹ )
 - Dạy trẻ quy tắc bàn tay: Hướng dẫn trẻ tránh xa những người chưa 
 tốt bằng nguyên tắc bàn tay: ôm với ông bà, cha mẹ, các thành viên 
 trong gia đình; nắm tay cô giáo, bạn bè hoặc họ hàng; bắt tay khi 
 gặp người quen; vẫy tay với người lạ; xua tay thể hiện thái độ dứt 
 Tháng 1
 khoát với người khiến trẻ thấy bất an.
 + Không ai được chạm vào vùng kín trên cơ thể bé: Ngoại trừ bố mẹ 
 khi giúp trẻ tắm rửa hay bác sĩ, y tá khi thăm khám cho trẻ, còn laị 
 không ai được tùy tiện chạm vào cơ thể trẻ, đặc biệt là những vùng 
 nhạy cảm
 ( Vùng riêng tư)
 - Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm
 + Trẻ nhận biết, phân biệt nơi có nguy cơ an toàn và không an toàn.
 - Giáo dục trẻ kỹ năng giữ an toàn tự bảo vệ bản thân
 + Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông: Dạy trẻ biết một số biển 
 Tháng 2
 báo cơ bản, đi bộ trên vỉa hè, luôn đi bên phải, cách sang đường khi 
 qua các ngã ba, ngã tư.
 - Trẻ thảo luận theo nhóm đưa ra cách xử lí các tình huống cô đưa 
 ra.
 - Giáo dục trẻ cách ứng phó với từng tình huống nguy hiểm.
 + Khi bị lạc con sẽ làm gì?
 + Khi người lạ gõ cửa con sẽ làm gì?
 + Trong nhà xảy ra cháy?
 7 / 20 Một số biện pháp giáo dục kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm 
cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
 nước không có nắp đậy.
 + Công trường lao động, xí nghiệp, cơ sở gia công sản xuất..
 + Những nơi đông đúc như chợ, công viên, khu giải trí những nơi 
 vắng vẻ
 - Giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó với từng tình huống nguy hiểm. Cho 
 trẻ thực hành trải nghiệm ứng phó với từng tình huống giả định.
Kết quả: Với bảng kế hoạch cụ thể rõ ràng cho từng tháng đã giúp tôi xác định 
việc cần làm là giúp trẻ có vốn kiến thức nhận biết những mối nguy hiểm xung 
quanh cuộc sống, có kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong mọi tình huống từ đó biết 
cách ứng phó với những tình huống đó một cách hiệu quả nhất.
Biện pháp 2: Đưa ra các tình huống giả định và Xây dựng nội dung để giáo 
duc kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm cho trẻ cụ thể trong 
các hoạt động dạy trẻ.
 * Đưa ra các tình huống giả định để giáo duc kỹ năng ứng phó với những tình 
huống nguy hiểm cho trẻ:
 Những tình huống nguy hiểm là những yếu tố tiềm ẩn mà không phải trẻ 
nhỏ nào cũng có thể nhận biết ra và biết hết chúng. Bản chất của trẻ nhỏ là hiếu 
động, trẻ thường xuyên hoạt động với các đối tượng khác nhau đặc biệt là với 
những đối tượng tạo cho trẻ sự hứng thú. Ghi nhớ số điện thoại gia đình để gọi 
về khi bị lạc, tuyệt đối không đi theo người lạ, không nhận quà bánh của người 
lạ vì có thể sẽ bị họ bắt cóc...là những kỹ năng mà trẻ cần được trang bị để đề 
phòng bất trắc xảy ra. Thông qua việc đặt ra các tình huống tốt xấu giả định giúp 
trẻ hình thành khả năng nhận biết, phân biệt những tình huống nguy hiểm có thể 
gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Để từ đó trẻ có thể tự giải quyết, xử lí các 
tình huống bảo vệ bản thân khi trẻ cảm thấy không an toàn. Ngay từ đầu năm 
học tôi đã lên kế hoạch để xây dựng các tình huống mà trẻ có thể dễ gặp phải 
trong cuộc sống hàng ngày nhằm giúp trẻ có thể tự ứng phó giải quyết khi không 
có người lớn bên cạnh. Trong năm học 2020- 2021 bản thân tôi đã nghiên cứu 
tìm tòi các tình huống mà trẻ lứa tuổi mầm non hay gặp để xây dựng ra một số 
tình huống có vấn đề cho trẻ thực hành trải nghiệm rút ra kinh nghiệm sống khi 
gặp phải những tình huống tương tự như vậy. Tôi đã đưa ra những tình huống cụ 
thể để trẻ trải nghiệm chứ không phải dừng lại ở việc dạy lý thuyết rập khuôn 
hoặc chỉ "cấm đoán" sẽ khiến trẻ mất đi khả năng phán đoán và tự ra quyết định. 
 9 / 20

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_ung_pho_voi_nhung_tin.doc