SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non

Như chúng ta đã biết, đất nước ta đang trên đường hội nhập Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
doc 26 trang skmamnon 16/04/2024 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
 “ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường 
mầm non”
hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng 
cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con 
người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong 
sáng về đạo đức”. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi 
tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân 
cách.
4. Đối tượng nghiên cứu 
 Trên cơ sở nghiên cứu tôi thấy sự ảnh hưởng kĩ năng sống của trẻ đến sự 
phát triển của trẻ sau này rất nhiều nên tôi đề xuất một số biện pháp: “ Một số 
biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non”.
5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 - Căn cứ vào các hoạt động của cô và trẻ tại lớp B4 trong trường mầm non mà 
đưa ra các biện pháp đảm bảo cho trẻ được hoạt động phù hợp với lứa tuổi và khả 
năng nhận thức của trẻ thông các hoạt động để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
6. Phương pháp nghiên cứu
 Từ những nội dung trên, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí luận 
và thực tiễn như sau:
 a. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
 - Đọc, phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu có liên quan đến đề tài đang 
nghiên cứu
 b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 • Phương pháp quan sát 
 • Phương pháp thống kê
 • Phương pháp đàm thoại 
 • Phương pháp thực nghiệm 
 • Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
 - Tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B4
 - Đề tài được thực hiện tại trường Mầm non nơi tôi công tác.thời gian từ tháng 9 
năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Củng cố và thực hiện duy trì cho các năm tiếp 
theo.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài. 
 Câu thành ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” của cha ông ta từ ngàn xưa đã 
 để lại đến bây giờ vẫn không thể thiếu trong các trường học. Lễ phép là nét 
 đẹp văn hóa được đặt lên hàng đầu khi đánh giá về một con người. Trong đó “ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường 
mầm non”
 b. Khó khăn:
 - Bên cạnh những thuận lợi trên lớp tôi còn gặp một số khó khăn như sau:
 *Về cơ sở vật chất:
 - Nhà trường đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học đầy đủ nhưng chưa 
được phong phú về chủng loại, chất liệu, mẫu mã. 
 * Về phía giáo viên:
 - Lớp có tổng 35 hoc sinh trong đó có 1 học sinh là trẻ tăng động giảm chú 
ý nên 2 cô thường xuyên phải để ý chăm sóc học sinh đó nên việc giành thời gian 
cho các bạn khác bị hạn chế hơn.
 *Về học sinh:
 - Một số trẻ trong lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong các hoạt 
động. 
 - Một số cháu còn được nuông chiều quá mức dẫn đến ỉ lại vào người lớn 
không có kĩ năng tự phục vụ bản thân.
 e. Về phụ huynh:
 - Đa số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục 
kĩ năng sống cho trẻ. Nên phụ huynh vẫn chưa rèn cho con kĩ năng tự phục vụ 
những nhu cầu nhỏ của cá nhân trẻ, vẫn cần có sự trợ giúp của người lớn.
 - Một số phụ huynh còn nuông chiều trẻ, chưa quan tâm đến con và phó 
thác việc dạy, uốn nắn trẻ hoàn toàn cho nhà trường và giáo viên.
 2. Khảo sát thực tiễn. 
Ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát thực tế trẻ lớp 4 tuổi B4 và kết quả như sau: 
Bảng 1: Số liệu đầu năm:(Kết quả đánh giá lần I)
 Nội dung khảo sát Tổng số trẻ 35 Tỷ lệ %
Kỹ năng giao tiếp: 11/35 31,4%
Kỹ năng chăm sóc bản thân 10/35 28,5%
Kỹ năng quản lí cảm xúc 14/35 40%
 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 5/35 14,2%
 Từ những thuận lợi, khó khăn và qua khảo sát thực tế như trên Tôi đã nhận 
định và rút ra :“ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 
tuổi ở trường mầm non”.
 4. Những biện pháp thực hiện.
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã cố gắng suy nghĩ tìm ra một số 
 biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non. Trước khi bước vào các biện “ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường 
mầm non”
 Ví dụ 2: Khi con đang chơi cô không may va vào làm con bị rơi đồ chơi cô 
sẽ nhặt đồ chơi lên trả con và đồng thời cô nói lời xin lỗi vì đã làm rơi đồ chơi 
của trẻ. Cô giáo dục các con khi mình làm sai điều gì thì phải biết nói lời xin lỗi
 ( Ảnh cô giáo xin lỗi khi làm rơi đồ của học sinh)
Ví dụ 3: Khi thấy trên sân trường có lá cây, cô giáo đi qua và bảo trẻ: Con hãy 
nhặt bỏ vào thùng rác đi. Khi ấy trẻ sẽ nhặt vì bị sai khiến.Cũng tình huống trên: 
Cô nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và hỏi trẻ: Con biết tại sao cô bỏ lá cây vào thùng 
rác không? Giải thích cho trẻ hiểu: việc làm này nhằm giữ sân trường sạch đẹp 
cho các con học và chơi. Lần sau thấy rác trẻ sẽ tự động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: 
nhặt rác làm sạch sân trường.
 Thực hiện biện pháp trên tôi thấy hiệu quả đạt rất tốt, đặc biệt là trẻ rất 
ngoan và có ý thức chủ động tốt trong mọi hành động. Và tôi nghiệm ra rằng khi 
cô giáo là mẹ hiền thì các cháu sẽ là những con ngoan.
 5.2. Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết học.
 Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình thành 
cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa.
Ví dụ:
* Giờ học phát triển thể chất
Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể
khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tập không chen lấn xô đẩy nhau...
 ( Ảnh giờ học phát triển thể chất của trẻ)
* Giờ học khám phá xã hội:
Tôi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: “Sự phát triển của cây”
- Trẻ biết quá trình phát triển của cây, biết được con người cần làm gì để cây 
được lớn lên. 
- Trẻ cầm biết các kỹ năng chăm sóc cây để cây phát triển tốt nhất .
Kỹ năng sống trẻ học được đó là: Các bước chăm sóc cho cây để cây có thể phát 
triển.
 ( Ảnh cô giáo dạy trẻ về quá trình phát triển của cây)
* Đối với giờ học tạo hình: “Vẽ ngôi nhà của bé”
Cô giáo dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà mình ở, biết quét dọn nhà cửa sạch sẽ,
sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng...
- Trẻ có kỹ năng hoàn thành nhiệm vụ của mình trong một khoảng thời gian nhất 
điịnh mà cô giáo cho trẻ thực hiện. “ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường 
mầm non”
Người bán hàng chào hỏi khách hàng: Cô, chú mua gì ạ?
Người đi mua hàng trật tự khi mua, nói tên hàng cần mua: Bán tôi một cân
gạo, bao nhiêu vậy cô?
- Trẻ biết xếp hàng để chờ đến lượt của mình.
 ( Ảnh bé chơi góc bán hàng)
+ Trò chơi đóng vai Y tá – Bác sĩ:
Bác sĩ biết hỏi thăm bệnh nhân ân cần, “Cháu đau chỗ nào? Cháu có mệt
lắm không? ...”
Y tá phát thuốc dặn dò bệnh nhân uống thuốc.
Bệnh nhân nhận thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn với bác sĩ, y tá.
 ( Ảnh bé chơi góc bác sĩ)
 Qua hoạt động vui chơi trẻ dần dần được rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, 
chào hỏi mạnh dạn hơn đối với mọi người.
 Trong một thời gian rèn luyện trẻ lớp tôi kỹ năng chào hỏi lễ phép, giao 
tiếp lịch sự có phần chuyển biến rất tốt.
5.4. Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống ở mọi lúc mọi nơi:
 Trong các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường, trẻ dễ được tiếp cận 
những gì mà cô giáo, người lớn, bạn bè đã làm. Giờ đón trẻ và trả trẻ tôi ân cần và 
chuẩn mực trong cách xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ chào thưa lễ phép với 
cô và bố mẹ trẻ.
 *Giờ hoạt động ngoài trời, dạo chơi tham quan...tôi đều quan tâm nhắc nhở 
trẻ luôn có những ý thức và hành động tốt như biết đoàn kết vui chơi cùng bạn, 
khi làm việc gì sai với bạn với cô thì phải biết xin lỗi, ai cho gì thì nhận bằng hai 
tay và cảm ơn, biết giữ vệ sinh môi trường, thân thể sạch sẽ...
Biện pháp này đạt kết quả rất cao, tôi tiếp tục áp dụng.
 ( Ảnh trẻ được tự do leo trèo khi chơi ngoài trời)
 *Ngoài ra hoạt động chiều tôi cũng rất chú trọng đến, tôi thường rèn kĩ năng tự 
phục vụ cho trẻ như tự mặc áo, tự cài cúc, kéo khóa áo, tự gấp quần áo..
 Ví dụ: Kĩ năng gấp quần áo
- Trẻ tự biết cách gấp quần áo gọn gàng để vào tủ, biết cách, cất vào tủ lấy ra 
 không làm xô quần áo khác
- Kĩ năng sống là tự phục vụ bản thân, rèn luyện sự khéo léo.
 (Ảnh trẻ tự gấp quần áo rèn kĩ năng khéo léo cho trẻ)
 * Ở trường có những buổi tổ chức sinh nhật các bạn trong lớp cũng là cơ hội để 
các con chúc mừng sinh nhật các bạn. tôi luôn mời các bạn gửi lời chúc tốt đẹp 
đến các bạn. “ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường 
mầm non”
thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một 
cách tích cực và đừng bao giờ phá vở suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ.
 - Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất 
cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách 
chính xác và thuần thục khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện 
tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ 
những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha 
mẹ và những người xung quanh trẻ. 
 - Phối kết hợp với cha mẹ phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho 
trẻ thông qua hoạt động đón trẻ : Cô yêu cầu phụ huynh không làm giúp con để 
con tự balo và giầy dép.
 (Ảnh cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ dung cá nhân)
- Đồng thời cô tuyên truyền cho phụ huynh cho trẻ thực hành các kỹ năng mà 
giáo viên đã dạy con trên lớp. 
5.7. Biện pháp 7: Công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình:
 Với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học” thì việc phối 
kết hợp với các bậc phụ huynh là một trong những biện pháp rất cần thiết để giáo 
dụctrẻ. Gia đình giáo dục tốt, trẻ sẽ có điểm xuất phát tốt và nề nếp tốt. Ngược lại, 
trẻ sẽ không có gì khi không được gia đình quan tâm giáo dục. Như vậy, xuất phát 
điểm của trẻ là chưa công bằng. Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường sẽ xóa 
đi rào cản đó. Vì vậy, giáo viên và phụ huynh đều phải tiến hành giáo dục trẻ 
song song với nhau. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi 
với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, để 
phụ huynh nhận thức rõ ý nghĩa vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ.
 Tôi luôn gặp gỡ trao đổi với phụ huynh hằng ngày trong giờ đón trả trẻ về sự 
tiến bộ hay những hạn chế của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời và tiếp tục rèn 
luyện cho trẻ ở nhà. Đối với những trẻ mà giáo viên cần lưu ý hơn đó là trẻ có thể 
lực yếu, suy dinh dưỡng, trẻ thụ động, trẻ hay nghịch thì tôi luôn tranh thủ đến tận 
nhà để trực tiếp gặp gia đình của cháu trao đổi về thực trạng của cháu và cùng với 
gia đình trẻ có biện pháp giúp đỡ cho trẻ tốt hơn. Những cử chỉ và việc làm tốt 
của trẻ ở trường và ở gia đình tôi thường nêu ra và tuyên dương trẻ đó trước lớp 
trong giờ nêu gương để trẻ khác cùng học tập.
 * Cách giáo viên và các bậc cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kỷ năng sống 
cơ bản
 + Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử 
công bằng với trẻ và đảm bảo an tòan cho trẻ.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_tre_mau_giao.doc