SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Lớp B4, Trường Mầm non Trần Nguyên Hãn

Mục tiêu của giáo dục mầm non ngoài việc hướng đến giáo dục toàn diện các lĩnh vực, khơi dậy những chức năng tâm sinh lý mang tính nền tảng còn chú trọng đến những kĩ năng xã hội phù hợp với lứa tuổi. Giáo dục mầm non trong xã hội hiện đại quan tâm đứa trẻ trải nghiệm những gì, giải quyết vấn đề cuộc sống như thế nào? Muốn thế, ngoài những kiến thức được cung cấp mỗi ngày thì trẻ cần có sự chủ động, độc lập, đặc biệt là khả năng phối hợp, liên kết với người khác để tăng hiệu quả hoạt động. Hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác sẽ giúp trẻ dần tự tin hơn, biết giao tiếp, phối hợp với mọi người tốt hơn. Vì thế, học/chơi theo nhóm luôn là hình thức quan trọng cần được tổ chức thường xuyên ở trường mầm non.
Kĩ năng hợp tác là một chuỗi hoạt động tâm lý tương đối phức tạp nên nó cần một quá trình giáo dục, luyện tập thường xuyên. Mặc dù nhu cầu tương tác vốn xuất hiện sớm, nhưng đến 4 tuổi, ở trẻ mới có nhiều dấu hiện cơ bản, cần thiết để giáo dục kĩ năng hợp tác. Đó là: Sự trưởng thành nhanh chóng của não bộ, hệ thần kinh... Nhờ đó, trẻ có thể lập kế hoạch cho một chuỗi hành động; trẻ có ý thức, trách nhiệm hơn so với giai đoạn trước. Đặc biệt, nhu cầu chơi với nhóm bạn trở thành cấp thiết và thúc đẩy sự hình thành “Xã hội trẻ em”.
Thực tiễn cho thấy, các trường mầm non đã quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng xã hội nói chung, kĩ năng hợp tác nói riêng. Giáo viên đã tăng cường tổ chức các hoạt động dưới hình thức nhóm thay vì chỉ hoạt động chung cả lớp như trước đây và tìm kiếm các nhiệm vụ để giao cho trẻ thực hiện cùng nhau. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động nhóm còn thấp, nhất là trẻ 4 - 5 tuổi vì trẻ chưa nắm được cách phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện nhiệm vụ chung, chưa biết tự giải quyết xung đột nảy sinh trong nhóm...
docx 19 trang skmamnon 23/10/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Lớp B4, Trường Mầm non Trần Nguyên Hãn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Lớp B4, Trường Mầm non Trần Nguyên Hãn

SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Lớp B4, Trường Mầm non Trần Nguyên Hãn
 2
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Kĩ năng hợp tác là một trong những kĩ năng xã hội quan trọng, giúp con người 
giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Ngày nay, con 
người cần đến sự linh hoạt, nhạy bén, khả năng thích ứng và năng lực ứng xử, giao 
tiếp, sự hợp tác với nhau để giải quyết các tình huống phức tạp.
 Kỹ năng hợp tác có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của con người 
nói chung và trẻ em nói riêng. Bởi, sự phát triển của mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều 
vào khả năng hòa nhập cuộc sống, xã hội hóa của cá nhân đó. Đối với trẻ em, kỹ 
năng hợp tác là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách: 
Trí tuệ, tình cảm, ý chí, ngôn ngữ, chú ý... Đặc biệt khi tham gia vào các hoạt động 
chung thì các hành vi xã hội của trẻ cũng được cải thiện và thử thách.
 Mục tiêu của giáo dục mầm non ngoài việc hướng đến giáo dục toàn diện các 
lĩnh vực, khơi dậy những chức năng tâm sinh lý mang tính nền tảng còn chú trọng 
đến những kĩ năng xã hội phù hợp với lứa tuổi. Giáo dục mầm non trong xã hội hiện 
đại quan tâm đứa trẻ trải nghiệm những gì, giải quyết vấn đề cuộc sống như thế nào? 
Muốn thế, ngoài những kiến thức được cung cấp mỗi ngày thì trẻ cần có sự chủ động, 
độc lập, đặc biệt là khả năng phối hợp, liên kết với người khác để tăng hiệu quả hoạt 
động. Hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác sẽ giúp trẻ dần tự tin hơn, biết giao 
tiếp, phối hợp với mọi người tốt hơn. Vì thế, học/chơi theo nhóm luôn là hình thức 
quan trọng cần được tổ chức thường xuyên ở trường mầm non.
 Kĩ năng hợp tác là một chuỗi hoạt động tâm lý tương đối phức tạp nên nó cần 
một quá trình giáo dục, luyện tập thường xuyên. Mặc dù nhu cầu tương tác vốn xuất 
hiện sớm, nhưng đến 4 tuổi, ở trẻ mới có nhiều dấu hiện cơ bản, cần thiết để giáo 
dục kĩ năng hợp tác. Đó là: Sự trưởng thành nhanh chóng của não bộ, hệ thần kinh... 
Nhờ đó, trẻ có thể lập kế hoạch cho một chuỗi hành động; trẻ có ý thức, trách nhiệm 
hơn so với giai đoạn trước. Đặc biệt, nhu cầu chơi với nhóm bạn trở thành cấp thiết 
và thúc đẩy sự hình thành “Xã hội trẻ em”.
 Thực tiễn cho thấy, các trường mầm non đã quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng 
xã hội nói chung, kĩ năng hợp tác nói riêng. Giáo viên đã tăng cường tổ chức các 
hoạt động dưới hình thức nhóm thay vì chỉ hoạt động chung cả lớp như trước đây và 
tìm kiếm các nhiệm vụ để giao cho trẻ thực hiện cùng nhau. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt 
động nhóm còn thấp, nhất là trẻ 4 - 5 tuổi vì trẻ chưa nắm được cách phối hợp, hỗ 
trợ nhau để thực hiện nhiệm vụ chung, chưa biết tự giải quyết xung đột nảy sinh 
trong nhóm...
 Để giải quyết những băn khoăn trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp 4
 Trẻ ít có không gian hoạt động. Đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu thiếu 
đa dạng, phong phú và cách bố trí, sắp xếp chưa tạo được tính mở, khơi gợi trẻ tham 
gia chơi cùng nhau. Do số lượng trẻ khá đông so với diện tích lớp nên nhiều khi gặp 
khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi. Đồng thời, hàng năm nhà trường 
đều bổ sung đồ dùng, tuy nhiên số lượng không đủ, chưa có sự phong phú, đa dạng 
về kích thước, chủng loại, màu sắc.
 2. Biện pháp:
 2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục nhằm kích thích nhu cầu 
hoạt động cùng nhau của trẻ.
 2.1.1. Nội dung biện pháp
 Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, tạo ra các yếu tố làm phát sinh nhu cầu 
chơi cùng nhau, giúp trẻ thỏa mãn mong muốn được tham gia hoạt động nhóm và 
dần nhận ra sự cần thiết của việc chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều tình huống của 
cuộc sống.
 Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp đồ dùng đồ chơi phù hợp với hoạt động.
 Xây dựng các quy định về hành vi hợp tác cho trẻ trong các khu vực hoạt động.
 2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp:
 Bước 1: Xác định các khu vực hoạt động nhóm và tạo không gian phù hợp với 
các hoạt động theo nhóm nhỏ.
 * Xác định khu vực hoạt động:
 - Trong lớp học: Hàng ngày, trẻ thường hoạt động tại các góc như: Góc đóng 
vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật. Đặc biệt, các góc chơi là một phương tiện có 
nhiều ưu thế để hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ.
 Tùy vào mục đích giáo dục, tôi chủ động, linh hoạt và sáng tạo mở ra các khu 
vực chơi/học cho trẻ. Với mục đích phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ, tôi tận dụng, 
khai thác tối đa các cơ hội vui chơi, học tập, sinh hoạt của trẻ khi trẻ hoạt động tại 
các khu vực khác nhau trong lớp, vào các thời điểm trong ngày một cách tự nhiên, 
phù hợp, tôn trọng chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.
 Hoạt động chơi: Tôi khai thác đa dạng các nhiệm vụ mỗi ngày cho trẻ chơi nhóm 
tại các góc. Với khu vực “xây dựng”, tôi tổ chức nhóm trẻ thiết kế ngôi nhà, công 
viên, trường mầm non.; góc đóng vai tổ chức cho trẻ chơi trò chơi siêu thị, bác sĩ và 
bệnh nhân, tổ chức bữa tiệc. 6
 - Sân và vườn trường: Tôi đã sáng tạo những khu vực mới cho trẻ, có thể đặt ở 
sân trường như khu sáng tạo, sân khấu ngoài trời. hoặc một khu chơi riêng với tên 
gọi phù hợp với chủ đề như: Vườn rau của Bé (chủ đề thực vật).
 Sáng tạo khu vực cho trẻ được trải nghiệm “Tết cổ truyền ”
 Ví dụ: Với ý tưởng tạo ra khu vực “Tết cổ truyền”, tôi đưa ra yêu cầu mỗi nhóm 
trẻ thảo luận để đưa ra ý kiến. Sau khi tạo được khu vực mới, tôi sẽ tổ chức các hoạt 
động nhóm với những nhiệm vụ như: trang trí, làm bánh.
 Ngoài ra, khu vực chơi với các thiết bị ngoài trời cũng là một hình thức lôi cuốn 
trẻ. Để rèn tính nhường nhịn, đoàn kết, chia sẻ lẫn nhau, tôi quan sát và kịp thời nhắc 
nhở những hành vi của trẻ, tăng cường những nhiệm vụ nhóm với việc sáng tạo các 
nhiệm vụ chơi tại khu vực này.
 Khu vực chơi với các thiết bị ngoài trời
 * Tạo không gian cho các khu vực hoạt động:
 Tùy thuộc vào diện tích, đặc điểm, vị trí mỗi khu vực hoạt động cũng như yêu 
cầu của từng nhiệm vụ mà trẻ thực hiện tôi có ý tưởng, cách thức tạo không gian cho 
những góc chơi thuận tiện cho các nhóm nhỏ như:
 - Dùng các vách ngăn trong lớp: là các tủ, giá, kệ có thể di chuyển được hoặc 8
Khu vực ban công rộng, dễ dàng thay đổi nội dung hoạt động theo chủ đề
 Tận dụng tối đa các khu vực cầu thang cho trẻ hoạt động nhóm
 - Tại khu vực sân vườn: Tôi lôi kéo trẻ và phụ huynh trong việc cung cấp đa 
dạng các vật liệu để cho các khu vực được sinh động hơn. Nhóm trẻ có thể tham gia 
cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ để bố trí, sắp xếp các đối tượng như: trang trí 
lối đi ra các khu vực chơi, gắn các bảng chỉ dẫn, kí hiệu, biểu tượng để trẻ cảm thấy 
như đang đi vào công viên...
 Bước 3: Hướng dẫn trẻ xây dựng các quy định về hành vi hợp tác cho trẻ trong 
các khu vực hoạt động.
 - Mỗi khu vực hoạt động cần đưa ra bảng nội quy của khu vực đó và nhất định 
phải hướng đến sự tuân thủ những yêu cầu về hợp tác. Tùy vào đặc điểm, nội dung 
hoạt động tại các góc và khu vực chơi mà tôi đưa ra những gợi mở cho các nhóm trẻ 
xây dựng quy định.
 Tôi dành thời gian cho các nhóm trẻ chia sẻ ý kiến với nhau, trẻ được tự nói ra 
những yêu cầu về thái độ, ứng xử, hành vi. Sau khi lắng nghe các ý kiến của trẻ, tôi 
ghi chép lại, trao đổi với tất cả các nhóm, lấy biểu quyết ý kiến của trẻ. 10
 - Trẻ biết tuân thủ theo những quy định đã đề ra ở các góc chơi.
 - Phụ huynh dành nhiều thời gian để trao đổi với cô giáo về tình hình của con 
khi ở lớp cũng như ở nhà, hỗ trợ nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ...
 Làm bổ sung thêm nhiều đồ dùng đồ chơi ở các góc
 2.2. Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ bằng nhiều hình thức 
khác nhau.
 2.2.1. Nội dung biện pháp:
 - Xác định các hình thức có ưu thế trong việc rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ 
4 - 5 tuổi: phối hợp từng cá nhân trong nhóm; phối hợp luân phiên nối tiếp; phối hợp 
trực diện trong nhóm.
 - Tổ chức các hoạt động theo nhiều hình thức giúp trẻ lĩnh hội các cách hợp tác 
thông qua quá trình trải nghiệm thực tế.
 2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp:
 Bước 1: Xác định các cách thức hợp tác của trẻ từ dễ đến khó.
 Tôi đã lựa chọn ra những hoạt động phù hợp, có ưu thế nhằm kích thích hứng 
thú, mong muốn chơi theo nhóm của trẻ:
 - Các hoạt động rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ theo cách phối hợp từng cá 
nhân trong nhóm: Đây là cách làm việc cùng nhau ở mức độ đơn giản nhất vì mỗi 
thành viên thực hiện một phần việc tương đối độc lập. Tất nhiên, kết quả chung của 
nhóm là tổng kết quả của các thành viên nên vẫn có sự ảnh hưởng nhất định nếu như 
thành viên nào đó không hoàn thành nhiệm vụ.
 - Hoạt động rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ theo cách phối hợp luân phiên 
nối tiếp: Cách thức cụ thể của hợp tác luân phiên nối tiếp là sau khi nhóm nhận được 
nhiệm vụ thì trẻ sẽ thực hiện công việc của cá nhân mình theo trình tự, như hình thức 
dây chuyền sản xuất. Với cách này, giúp trẻ thấy rõ hơn sự phụ thuộc lẫn nhau của 12
trẻ còn rụt rè, ít noi... Dành thời gian cho trẻ về từng nhóm và lắng nghe yêu cầu 
nhiệm vụ từ phía giáo viên. Các nhóm trao đổi thảo luận. Đại diện mỗi nhóm trình 
bày kết quả sau khi thảo luận là đã phân công nhiệm vụ mỗi cá nhân như thế nào?... 
Cô giáo lắng nghe và kịp thời gợi ý, hướng dẫn trẻ, đặc biệt nếu trẻ có sự bất đồng ý 
kiến trong việc thỏa thuận, có thể hướng trẻ giải quyết theo cách thương lượng nhau: 
bạn nào sẽ có thế mạnh để làm tốt việc đó hơn.
 + Trong quá trình trẻ hoạt động: Tôi quan sát, ghi chép các biểu hiện, lời nói, 
hành vi của trẻ.
 + Kết thúc hoạt động: Tổ chức cho trẻ đánh giá, trình bày kết quả đạt được, từ 
đó tôi nhận xét về cách thực hiện của nhóm nào hiệu quả nhất trong nhiệm vụ cụ thể 
vừa thực hiện để trẻ hiểu về cách phối hợp từng cá nhân trong nhóm.
 - Hướng dẫn hoạt động với cách phối hợp luân phiên trong nhóm:
 Một số hoạt động có thể tổ chức để rèn luyện kĩ năng hợp tác theo cách phối 
hợp luân phiên - nối tiếp cho trẻ như: Ghép số theo thứ tự, thu hoạch nông sản.
 Trẻ thảo luận, phân công nhiệm vụ theo hình thức luân phiên - nối tiếp Tôi tiến 
hành hướng dẫn trẻ cách phối hợp luân phiên - nối tiếp như sau: + Trước khi trẻ hoạt 
động: Tôi giới thiệu về hoạt động mà các con sẽ thực hiện, nói rõ luật chơi hoặc 
nhiệm vụ của hoạt động. Phân chia nhóm hoặc cho trẻ tự chọn bạn chơi (theo ý kiến 
của trẻ). Dành thời gian cho trẻ kết nhóm, phân công nhau. Sau đó, cô tiến hành đàm 
thoại nhằm giúp trẻ hình dung rõ hơn cách thức hợp tác luân phiên nối tiếp, có thể 
đưa ra một số gợi ý khi trò chuyện với trẻ: Mục tiêu của nhiệm vụ mà nhóm được 
giao là gì? Trong hoạt động này, có những công việc cụ thể nào? Những công việc 
đó có làm đồng thời được không? Vậy nhóm con đã phân công như thế nào?...
 + Quá trình trẻ hoạt động: Tôi quan sát các thao tác đã theo trình tự của nhiệm 
vụ hay chưa? Trẻ có thực hiện đúng phần việc như thương lượng không? Các biểu 
hiện tương tác trong quá trình diễn ra hoạt động: cử chỉ, lời nói, biểu cảm khuôn mặt, 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_hop_tac_cho_tre_mau_g.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Lớp B4, Trường Mầm non Trần.pdf