SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi

Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non là nền tảng phát triển nhân cách của trẻ mầm non, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Vì vậy cần phải giáo dục ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động. Thông qua đó những tính cách của trẻ được bộc lộ rõ, nhiều phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển. Vì vậy, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa. Do đó, cần thiết phải giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. Để có được những kinh nghiệm, những nền tảng cơ bản trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè. Kết quả của giáo dục kỹ năng sống, phẩm chất nhân cách, đạo đức cho trẻ em cần sự phối hợp của nhiều yếu tố (gia đình, nhà trường, xã hội).
doc 13 trang skmamnon 10/06/2024 1100
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi

SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
 Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
 MỤC LỤC
Tên Mục Số Trang
Mục lục 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Đối tượng nghiên cứu 4
3. Thời gian nghiên cứu 4
4. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Bảng khảo sát 4
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5
1.Các giải pháp 5
1.1 Giải pháp 1: Thường xuyên tổ chức hoạt động vui chơi ở 5
mọi lúc, mọi nơi.
1.2 Giải pháp 2: Mở rộng chủ đề và nội dung chơi. 6
1.3 Giải pháp 3: Hướng dẫn trẻ tổ chức tốt “xã hội trẻ em” 9
1.4 Giải pháp 4: Hướng dẫn trẻ chú ý đến luật chơi và thực 10
hành đúng luật chơi.
1.5 Giải pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 11
1.6 Giải pháp 6: Thống nhất tác động giáo dục đạo đức giữa 13
gia đình – nhà trường.
2. Kết quả của sáng kiến 15
III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 16
1. Kết luận 16
2. Khuyến nghị 16
 2/ 13 Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
đức rất hiệu quả, nó có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển tâm lý của trẻ nói 
chung và sự phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp nói riêng của trẻ nhỏ.
Giáo dục đạo đức tại trường mầm non là vấn đề được xã hội quan tâm, chú 
trọng. Bởi giáo dục đạo đức thời kỳ này là nền móng đầu tiên của nhân cách, sự 
phát triển về mặt đạo đức cho trẻ. Việc giáo dục đạo đức là cần thiết đối với trẻ 
em ngay từ tấm bé nhưng cần phải tìm phương pháp thích hợp sao cho trẻ tiếp 
nhận một cách thoải mái, tự nguyện không làm cho thui chột đi tính hồn nhiên, 
ngây thơ của trẻ, không biến chúng thành những “người già sớm” và đó chỉ có 
thể “giáo dục thông qua hoạt động vui chơi theo đúng nghĩa của nó”. Chính vì 
vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi 
thông qua hoạt động chơi”.
 Tuy nhiên, hiện nay ở trường mầm non việc giáo viên tích hợp nhiều nội 
dung, kiến thức qua hoạt động vui chơi để giáo dục đạo đức cho trẻ chưa được 
chú ý cao hoặc có chú ý nhưng chưa đầy đủ, chưa thích hợp, thường chỉ nhằm 
mục đích chơi thuần thuý cho trẻ mà không đặc biệt chú trọng việc gửi gắm 
những biểu tượng, chuẩnHoạt động vui chơi trở thành chủ đạo của trẻ, chi phối 
tất cả các hoạt động khác và nó ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng đến tâm tư, tình 
cảm và hành vi đạo đức của trẻ. Vui chơi là một mắt xích nối liền giữa trẻ và 
quy tắc đạo đức, nó giúp quá trình hình thành các phẩm chất đạo đức diễn ra dễ 
dàng, tự nhiên hơn, mặc dù sản phẩm chơi là giả nhưng hiệu quả giáo dục là thật 
mực đạo đức trong đó. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả giáo dục.
 Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng cho trẻ để đánh giá thực trạng việc 
giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động vui chơi cho trẻ. Hoạt động 
vui chơi trở thành chủ đạo của trẻ, chi phối tất cả các hoạt động khác và nó ảnh 
hưởng mạnh mẽ, sâu rộng đến tâm tư, tình cảm và hành vi đạo đức của trẻ. Vui 
chơi là một mắt xích nối liền giữa trẻ và quy tắc đạo đức, nó giúp quá trình hình 
thành các phẩm chất đạo đức diễn ra dễ dàng, tự nhiên hơn, mặc dù sản phẩm 
chơi là giả nhưng hiệu quả giáo dục là thật
 Bằng phương pháp quan sát trực tiếp trên 38 trẻ tại lớp mẫu giáo nhỡ B3 
những biểu hiện tình cảm - hành vi đạo đức của trẻ khi hoạt động hay trong 
giao tiếp với người lớn (ông, bà, bố mẹ, cô giáo) với bạn bè của trẻ kết hợp với 
phương pháp điều tra - phỏng vấn trực tiếp trên trẻ chúng tôi nắm được thực 
trạng nhận thức và hứng thú của trẻ đối với hoạt động vui chơi.
 4/ 13 Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Một số giải pháp:
1.1. Giải pháp 1: Thường xuyên tổ chức hoạt động vui chơi ở mọi lúc, mọi 
nơi.
 Với mục đích nhằm củng cố rèn luyện cho trẻ thói quen, hành vi đạo đức. 
Thông qua hoạt động này giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết xung quanh, khơi dậy 
năng lực bản thân trẻ, qua đây hình thành cho trẻ tinh thần tập thể, biết nhường 
nhịn, giúp đỡ nhau, hình thành lối sống có tổ chức, có văn hoá. Đồng thời hình 
thành các kĩ xảo và thói quen đạo đức cho trẻ mầm non. Vì vậy, tôi luôn tổ chức 
các hoạt động vui chơi cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. 
 Trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
 Đóng vai theo chủ đề thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc mọi nơi và có hệ 
thống. Chơi đối với trẻ, nhất là trẻ mẫu giáo thường gây từ nhiều hứng thú và 
say mê nhất. Chỉ trong hoạt động vui chơi, trẻ tích luỹ được những kinh nghiệm 
đạo đức trong các mối quan hệ với các bạn và người lớn. Trẻ lĩnh hội các quy 
tắc hành vi tập thể, tập hành động theo các tiêu chuẩn đạo đức thể hiện thái độ 
tôn trọng người lớn và các bạn, thể hiện tính kiên trì và lòng yêu lao động.
 Cách thực hiện: Cô giáo cần biết tạo ra tình huống để trẻ phải hành động 
phù hợp với các tiêu chuẩn và quy tắc hành vi từ đó ra cuộc sống thật trẻ có thái 
độ đạo đức và hành vi ứng xử tốt đẹp với người xung quanh, qua đó trẻ “học 
làm người’. 
 Khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tôi luôn chú ý giúp trẻ hình thành 
và điều chỉnh các mối quan hệ thực (quan hệ giữa trẻ cùng chơi với nhau trong 
nhóm) cũng như quan hệ chơi (quan hệ giữa các vai trẻ đóng trong trò chơi) sao 
cho tốt đẹp, vừa tạo được bầu không khí đoàn kết thân ái, vừa tạo điều kiện cho 
trẻ hợp tác, giúp đỡ, bảo ban lẫn nhau. Bởi những mối quan hệ xã hội đầu tiên 
của trẻ được hình thành một cách tốt đẹp sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển nhân 
cách sau này.
 Tổ chức hoạt động vui chơi cần chọn những trò chơi có nội dung lành 
mạnh, bổ ích, phản ánh mối quan hệ tích cực trong xã hội, tránh những trò chơi 
bạo lực, hung hãn, phản ánh tiêu cực trong xã hội.
 Khi tổ chức hoạt động ngoài trời, cần chú ý đến thời tiết, địa điểm và không 
gian rộng.
 Ví dụ 1: Trò chơi: “Bán hàng”hay các trò chơi vận động, tôi tổ chức 
ngay tại sân trường trong giờ HĐNT. Tôi chọn khu sân cỏ rộng rãi để cho trẻ 
hoạt động, đồng thời, tôi cũng tổ chức giao lưu cùng với các lớp khác để trẻ mở 
rộng mối quan hệ.
 6/ 13 Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
hệ đó “nhân viên phục vụ” phải niềm nở, chu đáo, đi đứng nói năng nhẹ 
nhàng “chú lái tàu” thì dũng cảm, tự tin. 
 Chính điều này thâm nhập một cách dễ dàng và tác động rất mạnh đến đời 
sống tình cảm, đạo đức của trẻ. Qua trò chơi trẻ cảm nhận được “cái hay”, “cái 
đẹp” của xã hôi, những tình cảm mà trẻ bộc lộ trong trò chơi là tình cảm chân 
thực thẳng thắn, không có gì là giả tạo.
1.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn trẻ tổ chức tốt “xã hội trẻ em”
 Khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, tôi luôn chú ý hướng dẫn trẻ tổ 
chức tốt “xã hội trẻ em”. Bởi “xã hội trẻ em” là môi trường không thể thiếu 
giúp trẻ tập hợp với nhau thành nhóm chơi qua đó trẻ dần lớn lên. Đây là môi 
trường có ý nghĩa giáo dục đạo đức đặc biệt đối với trẻ thơ, chính vì vậy cô giáo 
phải giúp và hướng cho môi trường này hình thành một cách lành mạnh. 
 Đối với lớp mẫu giáo nhỡ, qua quan sát trẻ chơi hàng ngày tôi thường bắt 
gặp có hiện tượng một vài trẻ thường dành lấy quyền chỉ huy. Chỉ huy việc phân 
vai và hướng dẫn hành động cho trẻ khác. Và trẻ“thủ lĩnh” thường đóng vai 
chính. 
 Ví dụ: Trong trò chơi “Dạy học” thì trẻ đó đứng vai trò “Cô giáo”, trò 
chơi “đi tàu hỏa” thì đóng vai “Chú lái tàu”.
 Nếu “thủ lĩnh” là một trẻ tốt, biết yêu mến, tôn trọng bạn bè, có những 
sáng kiến thì nhóm chơi sẽ hòa thuận và trẻ học hỏi nhau được nhiều điều hay từ 
tấm gương tốt đó. Trái lại, nếu “thủ lĩnh” là trẻ nghịch, mang nhiều thói hư, tật 
xấu như: bắt nạt bạn bè, ích kỷ tham lam, thô bạo thì nhóm chơi sẽ lục đục, xích 
mích, tệ hại hơn trẻ có thể lây lan nhau, bắt chước thói hư tật xấu của “thủ lĩnh”, 
của hiện tượng tiêu cực đang tồn tại xung quanh, trẻ sẽ bắt chước và nhanh 
chóng, dễ dàng trở thành những em bé 
 Nhận thức được điều này tôi luôn quan tâm giúp trẻ tổ chức cái “xã hội 
trẻ em” sao cho trở thành môi trường giáo dục lành mạnh, tạo cơ sở xã hội đầu 
tiên giúp trẻ lớn lên thành người.
 * Bằng kinh nghiệm của mình tôi rút ra được mấy điểm sau cần phải lưu ý:
 - Nhắc nhở trẻ luôn có thái độ thân ái và bình đẳng với nhau trong nhóm 
chơi. Nói cho trẻ biết ai cũng có quyền chơi những trò chơi và đóng những vai 
mà mình thích, nhưng lại phải biết nhường nhịn cho nhau và cần phải luân phiên 
vai chơi để ai cũng có thẻ đóng vai chính như vậy mới vui. Cần tìm cách khéo 
léo loại bỏ tính hống hách của một số trẻ và khuyến khích các trẻ nhút nhát, 
mạnh dạn đóng vai chính, vai mới.
 - Khi thấy trong nhóm chơi xuất hiện “thủ lĩnh” thì cần chú ý hướng dẫn 
hành vi của “thủ lĩnh” sao cho vừa phát huy năng khiếu “lãnh đạo” của trẻ lại 
vừa biết tôn trọng, chan hoà với bạn bè. Cô cần hướng dẫn trẻ trong quá trình 
 8/ 13 Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
1.5. Giải pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Ngoài ra, muốn giáo dục đạo đức có hiệu quả cần coi trọng phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ.
 Ngôn ngữ là phương tiện cơ bản để giao tiếp giữa con người với con 
người với nhau và là phương tiện để nhận thức thế giới khách quan, do đó để trẻ 
phát triển trí tuệ cũng như phẩm chất đạo đức cần chú ý phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ.
 Bởi lẽ khi biết nói và hiểu lời nói của người lớn sẽ giúp trẻ dễ dàng giao 
tiếp và tích cực giao tiếp nhờ đó mà thiết lập được các mối quan hệ tương hỗ với 
nhau, trẻ mở rộng hiểu biết, nắm các biểu tượng đạo đức tốt đẹp nhờ đó tôi 
dễdàng thể hiện được chức năng giáo dục của mình đối với trẻ, đặc biệt trong 
mặt giáo dục đạo đức.
 Trong trò chơi cũng vậy, tình huống trò chơi đòi hỏi đứa trẻ tham gia phải 
có một trình độ giao tiếp tối thiểu. Nếu trẻ không diễn đạt được mạch lạc nguyện 
vọng và ý kiến của mình đối với trò chơi, nếu trẻ không hiểu được những lời chỉ 
dẫn của cô hay sự bàn bạc của các bạn chơi thì không thể nào tham gia trò chơi 
và tệ hại hơn là trẻ đó cũng không thể nắm bắt được những tiêu chí, quy tắc đạo 
đức được gửi gắm qua trò chơi. Do đó, hiệu quả giáo dục đạo đức sẽ không cao. 
 Chính vì vậy, thông qua hoạt động vui chơi tôi luôn chú ý tận dụng thời 
gian giao tiếp với trẻ, trò chuyện với trẻ xung quanh chủ đề chơi, khơi gợi ở trẻ 
nói lên những suy nghĩ và hành động của mình đang dự kiến thực hiện.
1.6. Giải pháp 6: Thống nhất tác động giáo dục đạo đức giữa gia đình – nhà 
trường.
 Bên cạnh những biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động vui chơi 
trên, trong giáo dục đạo đức cho trẻ cũng cần phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ 
khác như biện pháp thống nhất tác động giáo dục đạo đức (tác động đến tình 
cảm - ý thức - hành vi của trẻ) giữa gia đình và trường mầm non.
 Trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ, khi mà mọi nét tính cách đang ở 
thời điểm ban đầu của sự hình thành thì những tác động giáo dục cần tập trung 
về một hướng không nên để cái này chống đối cái kia, cái kia kìm hãm cái nọ, 
dẫn đến tình trạng “trống đánh xuôi, kén thổi ngược” khiến trẻ hoang mang 
không biết nên nghe ai, khó mà hình thành nên một thói quen đạo đức nào cho 
thật tốt và bền vững.
 Việc thống nhất những tác động giáo dục không chỉ được thực hiện trong 
mỗi trường mầm non hay trong mỗi gia đình mà còn phải thống nhất tư tưởng và 
hành động giáo dục giữa trường mầm non với các gia đình, giữa cô giáo – cha 
 10/ 13

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_tre_4_5_tuoi_thon.doc