SKKN Một số biện pháp giáo dục cho trẻ mẫu giáo nhỡ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu

Thực tế trong thời gian gần đây Bộ giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng các bài viết trong các quyển tạp chí để hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Và năm học 2020 - 2021 đều xác định việc giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ giáo dục của người giáo viên. Đối với tôi, ngay từ đầu năm học nội dung giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu được tôi thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày.
Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn giúp cho 100% trẻ lớp mình có những hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống và có những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ lớp tôi đã được nâng cao tầm hiểu biết và có những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giáo dục cho trẻ mẫu giáo nhỡ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.”.
docx 26 trang skmamnon 30/07/2024 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục cho trẻ mẫu giáo nhỡ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục cho trẻ mẫu giáo nhỡ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu

SKKN Một số biện pháp giáo dục cho trẻ mẫu giáo nhỡ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
 Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là một trong năm ổ bão của 
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại 
hình thiên tai, đặc biệt là lũ và bão. Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, 
nước ta nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nước biển dâng và các 
tác động khác làm cho thiên tai ngày càng gia tăng. Trong các đối tượng chịu 
ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu thì trẻ em là người chịu hậu quả nặng nề 
nhất, vì chúng còn non nớt về thể lực, nhận thức và khả năng thích ứng. Sự phát 
triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng do không được đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, 
vui chơi, học hành.Vì vậy có thể nói biến đổi khí hậu sẽ tác động bất lợi tới việc 
thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em bao gồm cả quyền sinh tồn, quyền phát 
triển, quyền bảo vệ, quyền tham gia. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu 
như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thực hiện 
quyền trẻ em nói riêng vẫn là một bài toán khó đang đặt ra nhiều câu hỏi cho các 
quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nếu không giải quyết tốt 
vấn đề này, biến đổi khí hậu có thể phá hủy thành quả của hàng chục năm về 
bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của đất nước ta. Trước nguy cơ do biến đổi 
khí hậu gây ra, khả năng thích ứng tốt nhất và cũng là giải pháp hàng đầu là cần 
nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng xã hội trong việc bảo vệ môi 
trường, từ người lớn đến trẻ em phải ý thức được nguy cơ và tác động cũng như 
nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, từ đó có những hành động thiết thực bảo 
vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên, năng lượng.
 Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí 
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các 
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái 
đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt 
động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, 
rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Biến đổi khí hậu diễn ra trên 
phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh 
vực của sự sống (động vật, thực vật, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường 
sống..). Biến đổi khí hậu diễn ra trong một thời gian dài và là một thực tế 
không thể xóa bỏ nó. Vì vậy hiểu biết về biến đổi khí hậu, từ đó con người có 
những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trở 
thành một vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã 
hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ.Ngày nay giáo dục 
trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của những biến đổi khí hậu đã 
trở thành một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học 
và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên - Cấp bậc giáo dục mầm non. 
 1 / 20 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
 Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây, con người chúng ta đang 
hàng ngày phải đối mặt với những tổn thất nặng nề về vật chất, tinh thần, tính 
mạng do biến đổi khí hậu và thiên tai gây ra. Trẻ em, đặc biệt là trẻ đang ở lứa 
tuổi mầm non rất dễ nhạy cảm với những ảnh hưởng của môi trường, dễ bị tổn 
thương do các tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, trẻ chưa có ý thức, chưa 
biết cách bảo vệ bản thân mình. Vì mục tiêu chung của toàn Đảng, toàn dân :
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai ". Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia 
đình và là chủ nhân tương lai của đất nước ta sau này, mỗi gia đình luôn tin 
tưởng và đặt niềm hy vọng vào trẻ thơ.
 Chính vì thế việc hình thành những kỹ năng cần thiết cho trẻ để giúp trẻ 
(bình tĩnh – tự tin – chủ động ) trong mọi tình huống là rất quan trọng, mà việc 
này cần được giáo dục trẻ ngay từ khi còn bé. Để giúp trẻ có những kỹ năng ứng 
phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai là phải cung cấp cho trẻ vốn hiểu 
biết sơ đẳng về việc: làm gì? và làm như thế nào? để ứng phó trong những 
trường hợp xảy ra khi không có người lớn bên cạnh. Muốn hình thành những kỹ 
năng đó cho trẻ, giáo viên cần xây dựng nội dung, biện pháp và kế hoạch phù 
hợp theo lứa tuổi, hoàn cảnh và tâm sinh lý của trẻ. Việc hình thành kỹ năng ứng 
phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai cho trẻ không chỉ ở trường Mầm 
Non mà giữa gia đình và nhà trường cần có sự phối kết hợp chặt chẽ để tạo cho 
trẻ có thể thích hợp được trong cuộc sống hiện tại và sau này. Việc bồi dưỡng kỹ 
năng ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai, là rèn luyện thói quen 
tốt giúp trẻ hình thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác cùng 
bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu 
thương, chia sẻ, biết phán đoán những tình huống xấu xảy ra, biết tự mình tìm 
cách khắc phục. Bên cạnh đó còn xây dựng ở trẻ sự mạnh dạn, lòng tự tin khi trẻ 
tiếp nhận những thử thách mới. 
 Nhận thức được tầm quan trọng của biến đổi khí hậu trong công cuộc xây 
dụng đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo 
vệ môi trường và phát triển xã hội bền vững.Giáo dục biến đổi khí hậu và cách 
ứng phó với biến đổi khí hậu là cách hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và bền vững 
nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu về biến đổi khí hậu và cách ứng 
phó với biến đổi khí hậu.mục đích của việc giáo dục là làm cho con người hiểu 
rõ tầm quan trọng của khí hậu và cách bảo vệ kí hậu từ những thói quen hành vi 
của mỗi người và cách để tồn tại khi có biến đổi khí hậu xảy ra. Muốn làm được 
điều này phải qua một quá trình lâu dài và xuyên suốt ngay từ khi còn nhỏ đến 
khi trưởng thành.
 3 / 20 - Lớp rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất. Nhà trường đầu tư đồ 
dùng đồ chơi, trang thiết bị mầm non tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục 
vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động bảo vệ môi trường.
 - Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con, 
đóng góp nhiều cây xanh, nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng cho lớp.
b. Khó khăn:
 - Sĩ số trẻ của lớp rất đông 54 cháu nên còn gặp khó khăn khi tổ chức các 
hoạt động. Bên cạnh đó lớp có nhiều trẻ trai rất hiếu động nên việc đưa trẻ vào 
nề nếp còn rất khó khăn. 
 - Nhiều trẻ là con em của các gia đình ở các tỉnh khác đến tạm trú làm ăn 
sinh sống nên mức độ nhận thức của trẻ không đồng đều. Tuy các cháu đã có 
những nhận thức cơ bản về các hiện tượng của thời tiết (bão, mưa dông, nắng 
nóng, sét, lốc, mưa đá....)
 - Bản thân các giáo viên của lớp tuổi nghề còn ít nên chưa có được nhiều 
kinh nghiệm về giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến 
đổi khí hậu.
 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục 
trẻ được đầu tư đầy đủ tuy nhiên nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và 
điều kiện về môi trường để chăm sóc và giáo dục trẻ.
 - Mặt khác, nội dung giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả 
của biến đổi khí hậu trong trường mầm non không được xây dựng theo chương 
trình giáo dục riêng lẻ mà được lồng ghép vào các nội dung của chương trình 
chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó các tài liệu về giáo dục phòng ngừa, ứng 
phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu cho trẻ mầm non còn ít, nên giáo 
viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập.
3. Bảng khảo sát thực trạng đầu năm
 Qua khảo sát thực trạng kiến thức về biến đổi khí hậu ở trường lớp tôi đầu 
năm học 2020 - 2021 với số trẻ là 54 trẻ tôi thấy kết quả trên trẻ như sau:
 Nội dung điều tra Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ 
 Tốt Khá TB
 % % %
 Kiến thức về biến 
Đầu năm học 11 20% 18 34% 25 46%
 đổi khí hậu
 2020 - 2021
 Kỹ năng sử lý khi 
 biến đổi khí hậu 10 18% 29 54% 15 28%
 xảy ra
4. Các biện pháp đã tiến hành. 
 Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ.
 Để nắm được mức độ nhận thức của trẻ về một số dấu hiệu ban đầu của 
biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ và cách 
 5 / 20 quanh mình, biết cách chăm sóc bảo vệ cây cối, bảo 
 vệ con vật quanh nơi mình ở, bảo vệ môi trường, tiết 
 kiệm các nguồn năng lượng. Có ý thức nhắc nhở mọi 
 người xung quanh cùng thực hiện.
4 Trẻ có những kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm 
 sóc giữ gìn sức khỏe của bản thân. Biết tránh những 
 nơi nguy hiểm, biết tự bảo vệ mình khi xảy ra thảm 
 họa, thiên tai.
5 Biết chấp nhận thực tế, không hoảng sợ và thích nghi 
 với điều kiện sống hiện tại
 VỀ KỸ NĂNG, HÀNH VI
6 Có thói quen sống gọn gang, ngăn nắp, vệ sinh cá 
 nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
7 Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi 
 trường trường lớp, gia đình, nơi ở như: tham gia chăm 
 sóc vật nuôi, cây trồng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi 
 trường.với những công việc vừa sức với trẻ.
8 Tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác với bạn bè và những 
 người xung quanh.
9 Có thói quen tiết kiệm các nguồn năng lượng: Tiết 
 kiệm nước, tiết kiệm điện
10 Có phản ứng với hành vi của con người làm bẩn môi 
 trường như: vứt rác bừa bãi, chặt cây, hái hoa, giẫm 
 lên cỏ, , bắn giết động vật.
11 Có một số kỹ năng, hành vi để tự bảo vệ, chăm sóc 
 bản thân như: Chạy khỏi nơi nguy hiểm ( không trú 
 mưa dưới gốc cây to khi có sấm sét, không chơi gần 
 cửa soorkhi có mưa to, khi có sét, không chơi ngoài 
 sân khi có mưa đá, biết tìm chỗ trú và dùng vật che 
 chắn cơ thể, không chơi gần ao hồ, song suối)Biết 
 kêu cứu, có thói quen tự phục vụ trong sinh hoạt cá 
 nhân, thói quen che chắn bảo vệ cho cơ thể ( Đội mũ, 
 đeo kính, đeo khẩu trang, mặc quần áo chống nắng, 
 mặc ấm khi trời rét.
 VỀ THÁI ĐỘ, TÌNH CẢM
12 Yêu thích và gần gũi với thiên nhiên
13 Dũng cảm, không hoảng sợ trước những thảm họa, 
 thiên tai
14 Quan tâm đến các vấn đề môi trường của trường lớp, 
 7 / 20 Trước khi nghiên cứu nội dung này, thật sự tôi cũng vẫn còn chưa nghĩ 
rằng, việc mình đã giáo dục và rèn cho trẻ những kỹ năng cần thiết để phòng 
ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu bấy lâu nay, bằng những 
câu hỏi hàng ngày mà mình không nhận thấy: 
- Khi các con thấy cháy các con sẽ làm gì? 
- Sáng con đi học trời lạnh, con mặc áo ấm, đến trưa khi trời nắng, nóng, các con 
sẽ làm gì? 
- Khi ngọn lửa của đám cháy lan gần tới chỗ của con, con sẽ làm thế nào để 
thoát hiểm? 
- Trước khi chuẩn bị cho chuyến đi du lịch, các con cần chuẩn bị những gì? 
 Nhưng để có những câu hỏi tương tự như thế, có chiều sâu và hiệu quả 
hơn để trở thành kỹ năng cần thiết thì đòi hỏi giáo viên phải đặt ra câu hỏi : “ 
Giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ 
hậu quả của biến đổi khí hậu là phải dạy như thế nào?” 
 + VD 1: Ở chủ đề " Trường Mầm non " Tôi trò chuyện với trẻ về cách sử 
dụng điện, nước khi ở trường, biết vứt rác đúng nơi quy định, biết 
giữ môi trường xanh, sạch đẹp... giúp trẻ biết đó là những việc làm cần thiết làm 
giảm sự ô nhiễm môi trường, góp phần chống lại sự biến đổi của khí hậu.
 H1.Trẻ vứt rác đúng nơi qui định
 Với chủ đề " Bé với gia đình" Tôi giúp trẻ nhận biết một số khu vực 
không an toàn và cách phòng tránh khi có hiện tượng bất thường, biết chia sẻ 
thông tin với người thân ( gọi điện thoại...), biết chăm sóc và tự bảo vệ khi gặp 
trong gia đình. 
 Trong khi cho trẻ chơi trò chơi ở góc: " Gia đình" với trò chơi " Nấu ăn ", 
tôi hướng dẫn trẻ, đặt nồi lên bếp ga đã đặt đúng giữa bếp chưa nếu không sẽ dễ 
đổ và xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để 
không bị bỏng. H2.Bé chơi nấu ăn
 Chủ đề: " Một số ngành nghề " 
 - Nhận biết một số nguy cơ cháy nổ có thể gặp". Tôi đã đưa ra nội dung 
của bài dạy như sau: ( Tôi đã sưu tầm trên mạng cho trẻ xem các hình ảnh ). 
 - Nhận biết một số nguồn gây ra lửa ( bếp ga, bật lửa, xăng, dầu, 
nến, cồn...), các chất dễ cháy: rơm rạ, than củi, giấy.... 
 - Biết ảnh hưởng tốt, xấu của lửa trong cuộc sống.
 - Biết cách dập lửa an toàn (khăn ướt, nước, bình xịt, cát...)
 - Cuối cùng tôi có thể đóng vai chú lính cứu hỏa, từ đó sẽ trang bị kiến 
thức và kỹ năng cần thiết cho trẻ để giúp trẻ phòng cháy, chữa cháy khi gặp 
tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. 
 H3.Trẻ tập làm lính cứu hỏa
 9 / 20

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_cho_tre_mau_giao_nho_phong_ng.docx