SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi
Nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường, từ đó giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng sử phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường, biết sống hòa hợp với môi trường, nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, cung cấp kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vật, thực vật, con người với môi trường sống, để trẻ biết giao tiếp, yêu thương những người gần gũi xung quanh mình, biết chăm sóc bảo vệ cây cối, con vật, cung cấp một số kiến thức cơ bản về ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán ở địa phương. Xây dựng tự hào, ý thức giữ gìn những phong cảnh địa danh nổi tiếng ở địa phương. Chính vì vậy việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trường Mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi
cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, cung cấp kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vật, thực vật, con người với môi trường sống, để trẻ biết giao tiếp, yêu thương những người gần gũi xung quanh mình, biết chăm sóc bảo vệ cây cối, con vật, cung cấp một số kiến thức cơ bản về ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán ở địa phương. Xây dựng tự hào, ý thức giữ gìn những phong cảnh địa danh nổi tiếng ở địa phương. Chính vì vậy việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trường Mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng là vô cùng quan trọng và cần thiết. 3. Đối tượng nghiên cứu Căn cứ vào yêu cầu của đề tài , tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ Mầm Non 4-5 tuổi trường Mầm Non Gia Thượng 4. Phương pháp nghiên cứu Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ mầm non ở độ tuổi 4-5 tuổi sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ 5. Phạm vi kế hoạch nghiên cứu Đề tài được tiến hành trong một năm học, từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023 tại lớp Mẫu giáo lớn B2 trường mầm non Gia Thượng B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Hiện nay, bảo vệ môi trường là một thông điệp khẩn cho tất cả mọi người trên trái đất. Các nhà khoa học đều cho rằng, giáo dục môi trường cần được sự quan tâm đúng mức ngay từ bậc học mầm non. Bởi vì, ở lứa tuổi này dễ hình thành các nề nếp, thói quen, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt. Bảo vệ môi trường giúp hình thành ở trẻ một số biểu tượng về giá trị đặc biệt quý báu của môi trường, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, sự tác động qua lại giữa con người và môi trường. 2 - Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản để đảm bảo sản phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày còn hạn chế. - Trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học, vẫn còn hiện tượng chưa vứt rác đúng nơi quy định, còn ngắt hoa bẻ cành nơi công cộng. Chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh bản thân và môi trường. - Góc thiên nhiên của trẻ vẫn còn đơn điệu, chưa khơi gợi được tình yêu thiên nhiên của trẻ 3. Một số biện pháp thực hiện Ngay từ đầu khi xác định đề tài về vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, tôi đã có các định hướng và thực hiện lần lượt để có kết quả khả quan nhất. Vì vậy, bước đầu tôi đã thực hiện một số khảo sát ở chính lớp học của mình, nhằm đưa ra những số liệu chính xác nhất về ý thức bảo vệ môi trường và các kỹ năng của trẻ trong bảng sau đây: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM STT Nội dung giáo dục Tổng Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ 1 Có kiến thức ban đầu về môi 37 15 40% 22 60% trường 2 Thói quen bảo vệ môi trường 37 14 38% 23 62% 3 Hỗ trợ, giúp đỡ người khác 37 8 22% 29 78% cùng bảo vệ môi trường Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để tiết dạy “ nâng cao ý thức, giáo dục bảo vệ môi trường ” đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó nâng dần khả năng quan sát, so sánh và phân loại cho trẻ , làm phong phú biểu tượng về môi trường xung quanh trong mỗi trẻ . Dựa vào các kiến thức chuyên môn và các kinh nghiệm có được tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau: a. Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ theo chủ đề 4 + Giáo dục trẻ cần phải bảo vệ rừng và cây xanh. Ví dụ 3: Với chủ đề “ Nước và các hiện tượng thiên nhiên” Các nội dung tích hợp bảo vệ môi trường là: - Nước là nguồn tài nguyên quý giá của con người. Hiện nay nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải nhà máy ra sông, kêch rạch không được sử lý. Con người vứt rác bừa bãi ra môi trường... + Dạy trẻ biết bản chất của nước là không màu, không mùi, không vị, nhưng khi bị ô nhiễm, nước chuyển thành các màu vàng, xanh hoặc đen, có mùi, có vị. + Cần xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt hợp lý. Trẻ biết tiết kiệm nước trong nhà trường và ở nhà, không mở vòi nước chảy bừa bãi. Biết khóa vòi nước khi sử dụng xong. - Con người với các hiện tượng thiên nhiên: Gió, nắng và mặt trời, hạn hán, bão lũ. + Cô giáo giải thích cho trẻ biết lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa, các biện pháp tránh nắng, tránh gió, tránh mưa. Không ngồi lâu chỗ có gió lùa, mặc ấm khi có gió rét. Khi có giông bão phải đóng cửa kín. + Dạy trẻ biết đi dưới trời nắng phải đội mũ, đeo khẩu trang, đi gang tay, không ở ngoài trời lâu, trồng nhiều cây xanh bóng mát. Đi dưới trời mưa phải tre dù, đội mũ, nón hoặc áo mưa. Không chơi đùa dưới trời mưa, để bảo vệ sức khỏe. Khi trời mưa to, sấm sét không đứng dưới gốc cây to, không cầm những vật bằng sắt..... + Dạy trẻ biết trời nắng nóng lâu ngày, không có mưa sẽ dẫn đến hạn hán. Con người, con vật thiếu nước sinh hoạt, thiếu nước để sản xuất và cây cối thiếu nước cằn cỗi, khô héo. b. Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp vào các hoạt động giáo dục sau: - Hoạt động vui chơi: Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, hoạt động chơi được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ. 6 quyết trong một số tình huống giả định. Ví dụ: Cháu sẽ làm gì khi thấy nước tràn và chảy ra ngoài. - Hoạt động lao động: + Lao động tự phục vụ: Trẻ tự phục vụ cho mình như đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định, đi vệ sinh xong trẻ biết rửa tay sạch sẽ. Các đồ dùng vệ sinh được dùng để ngăn nắp là một hành vi tốt, lớp gọn gàng, trẻ biết ăn hết xuất và khi ăn không rơi vãi cơm ra ngoài là một hành vi tiết kiệm - Bảo vệ môi trường. + Lao động chăm sóc con vật nuôi, cây trồng: Đây chính là việc làm tốt cho môi trường ngoài ra còn hình thành lòng tự hào ở trẻ khi góp công sức của + Lao động vệ sinh môi trường: Lau chùi đồ dùng đồ chơi, xếp dọn đồ dùng ngăn nắp, nhặt rác sân trường. - Hoạt động lễ hội: + Trẻ tự hào về một số điệu múa bài hát, truyện cổ tích, món ăn truyền thống của từng vùng ở từng ngày lễ. + Giáo dục trẻ biết sống chung với người khác, biết bảo vệ giữ gìn môi trường và các địa danh nơi diễn ra lễ hội. + Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ duy trì các nghề truyền thống ở địa phương. + Trẻ biết phong tục, lối sống của một số dân tộc, ảnh hưởng của văn hóa đối với môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người. c. Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào các hoạt động trong ngày Các hoạt động trong ngày của trẻ diễn ra từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ, đây là thời gian chính mà giáo viên sử dụng để kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Trong từng hoạt động chúng ta đều có thể tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Tuy nhiên chúng ta không nên quá tham về nội dung tích hợp mà quên mất nội dung chính của từng hoạt động. Điều quan trọng giáo viên phải đào sâu suy nghĩ, linh hoạt xây dựng từng hoạt động trong ngày một cách tỉ mỉ, tích hợp nội dung chuyên đề một cách hợp lý. 8 Hoạt động ngoài trời: - Cho trẻ lao động tập thể: Cho trẻ nhặt rác trong luống rau - Khi cho trẻ quan sát luống rau trong trường, cô phát hiện trong luống rau có một số vỏ hộp sữa cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: ? Trong luống rau có những gì? ? Điều gì sẽ xảy ra nếu trong luống rau ngày càng nhiều vỏ hộp sữa? ? Vỏ hộp sửa phải để ở đâu? ? Ai có thể giúp cô nhặt vỏ hộp sữa nào? Sau đó cô cùng trẻ nhặt rác ở trong luống rau bỏ vào thùng rác. Như vậy, trẻ đã học được cách bảo vệ môi trường. Vệ sinh trước khi vào lớp: Tôi nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi vào lớp, trước khi trẻ rửa tay tôi hỏi trẻ: Làm thế nào để tiết kiệm nước?( Vặn vòi nước vừa phải, rửa tay xong vặn vòi nước lại, không đùa nghịch với nước....)Vì sao phải tiết kiệm nước?( Tiết kiệm nước là đã tham gia bảo vệ môi trường). Hoạt động góc: Đây là hoạt động mà trẻ được thể hiện sự hiểu biết và thể hiện kỹ năng của mình, vì thế tôi luôn luôn chú ý tổ chức tốt các hoạt động này, đặc biệt chú ý lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, tạo cho trẻ nhiều góc mở để trẻ thể hiện hết khả năng của mình, đây cũng là thời cơ để tôi quan sát những hành vi mà trẻ thể hiện trong khi chơi, từ đó kịp thời uốn nắn cũng như khích lệ trẻ kịp thời. Vào những buổi hoạt động chiều tôi hướng dẫn trẻ cách chơi ở các góc, đồng thời luôn nhắc nhở trẻ trong khi chơi không được nói to, không quăng ném đồ chơi, không tranh dành đồ chơi với bạn. Vì nói to sẽ làm ảnh hưởng tới các bạn khác, ném đồ chơi sẽ làm cho đồ chơi chóng bị hỏng, đó cũng là những hành vi không tốt đối với môi trường. + Góc học tập - Cho trẻ xem sách tranh và phân biệt những hành vi làm ô nhiễm môi trường như ( Ném rác xuống ao hồ, bẻ hoa, bẻ cành, không vặn vòi nước to....) 10 thời cô cũng nhắc nhở nhẹ nhàng những trẻ có hành vi chưa tốt như: Để đồ dùng, đồ chơi chưa đúng nơi quy định, chưa gọn gàng, đi ngủ còn nói chuyện to, đi vệ sinh chưa đúng nơi quy định. Rửa tay để nước tràn ra ngoài, thấy nước tràn mà không vặn vòi lại. d. Phương pháp thực hành trải nghiệm Ngoài giờ học trong lớp, các con được nhà trường tổ chức những buổi trải nghiệm thực tế, giúp các cô chú lao công dọn dẹp môi trường xung quanh trường, tham gia các hoạt động đi bộ ủng hộ giờ trái đất e. Phương pháp phối kết hợp với phụ huynh học sinh - Công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một việc làm vô cùng quan trọng và nó là nhiệm vụ thiết thực đối với từng nhóm lớp. Phối kết hợp giữa gia đình và nhóm lớp tạo nên sự liên kết giữa giáo viên và cha mẹ trẻ, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng. - Trường tôi tổ chức họp phụ huynh học sinh đúng định kỳ 2 lần trên một năm học. Trong các buổi họp cha mẹ học sinh, giáo viên phổ biến rõ nề nếp và những quy định chung của trường vể chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo viên cần nói rõ ý nghĩa và tầm quan trọng về môi trường cho phụ huynh được biết. - Cần lập kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh theo từng chủ điểm. - Trao đổi thông tin cần thiết với phụ huynh học sinh trong giờ đón trẻ và trả trẻ, nên trao đổi trực tiếp với phụ huynh về những hành vi tốt và chưa tốt với môi trường của trẻ khi ở trường học cũng như ở nhà. Từ đó giáo viên có kế hoạch điều chỉnh giáo dục cho phù hợp. - Phụ huynh hỗ trợ các nguyên vật liệu phế thải trong sinh hoạt hàng ngày để mang đến cho cô giáo làm đồ dùng, đồ chơi. 4. Kết quả đạt được Bằng sự tìm tòi nghiên cứu áp dụng các biện pháp trên, tôi đã thu được một số kết quả sau: So với đầu năm trẻ tiến bộ rất nhiều về mọi mặt. Trẻ đến lớp đều đặn hơn, trẻ hứng thú tích cực tham gia vào bảo vệ môi trường. Nhiều trẻ có sáng tạo trong lao động giúp các bạn cùng có ý thức tốt như mình. Trẻ đã có 12
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_bao_ve_moi_truong_cho_tre_4_5.doc