SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục Âm nhạc trong trường mầm non
Giáo dục âm nhạc cho trẻ là giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trò chơi âm nhạc...Vì vậy nếu thực hiện tốt việc cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo, làm phong phú đời sống tinh thần, trẻ thêm yêu cái đẹp, tạo điều kiện giúp trẻ tiếp thu các môn học khác một cách dễ dàng, hiệu quả. Song với đặc điểm của trẻ mầm non chưa thể tự đọc, tự hát được nên việc cho trẻ tiếp cận với các tác phẩm âm nhạc phải hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, trẻ có hứng thú học hay không là do cách cô giáo tạo nên cho trẻ. Do đó cô giáo cũng giữ một vị trí vô cùng quan trọng, là người bắc nhịp cầu nối để đem những lời ca tiếng hát đối với trẻ.
Nhận thức rõ được những vấn đề đó, bản thân là giáo viên mầm non được phân công dạy lớp 4 tuổi, tôi nhận thấy được sức học của trẻ còn thấp, kết quả khi cho trẻ hoạt động với âm nhạc chưa cao (thời gian đầu tôi nhận thấy trẻ hát còn chưa chú ý đến nhịp điệu, vận động theo nhạc còn rời rạc, nhiều trẻ còn nói ngọng nên hát chưa rõ ràng.). Trẻ chưa thực sự hứng thú khi học bộ môn âm nhạc. Điều này khiến bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ học tốt hoạt động âm nhạc đáp ứng được yêu cầu. Đây là mong muốn và là trách nhiệm của người giáo viên. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non”
Nhận thức rõ được những vấn đề đó, bản thân là giáo viên mầm non được phân công dạy lớp 4 tuổi, tôi nhận thấy được sức học của trẻ còn thấp, kết quả khi cho trẻ hoạt động với âm nhạc chưa cao (thời gian đầu tôi nhận thấy trẻ hát còn chưa chú ý đến nhịp điệu, vận động theo nhạc còn rời rạc, nhiều trẻ còn nói ngọng nên hát chưa rõ ràng.). Trẻ chưa thực sự hứng thú khi học bộ môn âm nhạc. Điều này khiến bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ học tốt hoạt động âm nhạc đáp ứng được yêu cầu. Đây là mong muốn và là trách nhiệm của người giáo viên. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non”
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục Âm nhạc trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục Âm nhạc trong trường mầm non
SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” trường mầm non. - Lòng ghép các nội dung hài hòa, tạo hứng thú và lôi cuốn trẻ tham gia tích cức vào hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả tốt - Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp và các hoạt động thường ngày - Giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách tốt, tạo nền móng cho sự phát triển nhân cách tốt, tạo nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. III. Đối tượng nghiên cứu - Trẻ 4 mẫu giáo 4 - 5 tuổi IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: 32/32 = 100% trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non Đông Xuân, năm học 2019 - 2020. V. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp đàm thoại, dùng lời - Phương pháp quan sát, sửa sai - Phương pháp trực quan thính giác - Phương pháp thực hành nghệ thuật - Phương pháp phân tích VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Nghiên cứu một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non Đông Xuân. - Kế hoạch nghiên cứu: Năm học 2019 - 2020 (Từ tháng 9/2019 - tháng 2/2020). PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Những lý luận: Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc,... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa là sự phát triển thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Đa số trẻ 4 - 5 tuổi đã biết nhận xét về âm nhạc như tính chất vui vẻ, nhộn nhịp, sôi noi hay trầm tĩnh, êm dịu, nhịp điệu nhanh chậm, cường độ to nhỏ, âm sắc nhạc cụ, giọng bạn hát, tiếng kêu của các con vật, tiếng vật gì gõ, tiếng đàn gì vang lên.... Trẻ hiểu được yêu cầu thể hiện sắc thái bài hát, thể hiện các động tác trong 2/15 SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” nhạc đối với ngành học mầm non. 3. Khảo sát đầu năm: - Năm học 2019 - 2020 tôi đã thực hiện đề tài này tại lớp 4 tuổi trường Mầm non với số trẻ là 32 cháu. Để tiến hành và áp dụng đề tài này đạt hiệu quả tôi tiến hành khảo sát 100% số trẻ trên lớp và đánh giá xếp loại như sau: Đạt Chưa đạt STT Nội dung Số Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % lượng 1 Khả năng hứng thú của trẻ 12/32 37.5 % 20/32 62.5% 2 Trẻ thể hiện đúng giai điệu bài 11/32 34.4 % 21/32 65.6 % hát 3 Trẻ mạnh dạn hồn nhiên, biểu 9/32 28,1 % 23/32 71.9 % diễn tình cảm, sáng tạo. 4 Thể hiện kỹ năng vận động 14/32 43,7 % 18/32 56,3 % theo nhạc Qua khảo sát đầu năm tôi nghiên cứu những trẻ còn chưa đạt để tìm ra biện pháp, hướng dẫn, giáo dục và động viên trẻ để trẻ yêu thích hoạt động âm nhạc và đạt kết quả cao hơn. III. Các biện pháp thực hiện: 1. Xây dựng môi trường cho trẻ làm quen hoạt động âm nhạc. Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Để cho trẻ hoạt động được tốt với lớp tôi, tôi trang trí các góc hài hòa phù hợp với độ tuổi, đẹp mắt, bố trí và sắp xếp dụng cụ âm nhạc một cách khoa học và hợp lí từ môi trường trong và ngoài lớp học. Việc xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc là vô cùng quan trọng gây sự 4/15 SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 6 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” VD: Ớ kế hoạch hoạt động tháng về “Thếgiới động vật” tôi làm thêm 1 số mũ: Con thỏ, con mèo, con gà,... Ảnh: Một số loại mũ Tôi luôn sưu tầm các loại đĩa nhạc thiếu nhi, nhạc mới, các bài hát dân ca trong chương trình đồ rê mí, các bài hát của các vùng miền, nhạc co điển,... để trẻ tiếp xúc nhiều hơn với hoạt động âm nhạc đa dạng. VD: Khi cho trẻ chơi góc âm nhạc hoặc khi trẻ biểu diên tôi cho trẻ mặc trang phục phù hợp kết hợp với dụng cụ âm nhạc, tạo cho trẻ hứng thú tham gia. 2. Nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động âm nhạc và phương pháp dạy trẻ. Thực hiện chương trình đổi mới cho trẻ mầm non lấy trẻ làm trung tâm, sát thực và nhẹ nhàng đạt hiệu quả mặc dù còn gặp nhiều khó khăn xong với kiến thức đã được học và sự say mê sáng tạo của cô, tôi suy nghĩ và khắc phục bằng cách: - Mua chọn băng đĩa phù hợp với độ tuổi - Truy cập thông tin trên mạng những bài hát phù hợp với kế hoạch tháng và chủ đề sự kiện - Học hỏi bạn bè đồng nghiệp khám phá những điều mới lạ và rút ra những kinh nghiệm - Tích cực sáng tác thơ ca, bài hát phù hợp với từng kế hoạch tháng, từng nội dung bài dạy - Khuyến khích trẻ tự giác biểu diễn để rèn cho trẻ tính mạnh dạn và tự tin. VD: Khi dạy trẻ ở kế hoạch hoạt động tháng về “Gia đình” với bài hát “Cả nhà đều yêu ” tôi vào bài bằng cách cho trẻ đọc bài đồng dao “Gia đình bé” tôi tự sáng tác. Rồi sau đó trò chuyện dẫn dắt vào bài 1 cách nhẹ nhàng đầy hứng thú. SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 8 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” gần gũi và thân thiện với trẻ. Ảnh: Cô sửa sai cho trẻ Sang phần nghe hát bài “Đưa cơm cho mẹ đi cày” của nhạc sỹ Bùi Đình Thảo trong kế hoạch tháng về gia đình, lời của bài hát mượt mà tình cảm của người con với mẹ khi bố chiến đấu ở ngoài mặt trận, cùng với cô và trẻ với những sáng tạo của cô đã làm lên thành công bài hát nghe trong tiết học. Ảnh : Trẻ biểu diễn cùng cô Hay với kế hoạch tháng về “ Thế giới động vật” tôi cho trẻ nghe hát bài “Dắt trâu ra đồng” với những bộ quần áo nông dân, áo nâu, váy đen của cô và trẻ cùng với những chiếc nón xinh xinh với giai điệu thân thương trìu mến càng làm cho tiết học thêm sinh động và hào hứng. Với trò chơi âm nhạc cũng rất quan trọng, với mỗi tiết học tôi thay đoi các trò chơi khác nhau phù hợp với chủ đề và bài dạy. Tôi hướng dẫn rõ luật chơi, cách chơi. Mời trẻ tham gia trò chơi làm sao để cho trẻ ngày càng thu hút nhiều trẻ muốn tham gia chơi. Với tiết biểu diễn tôi sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như: Đọc đồng dao, hát, múa, vận động, hát đối, trò chơi... SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” Ví dụ: Dưới sự giúp đỡ của cô trong qua trình chơi, trẻ tự phát hiện ra âm thanh của tiếng gõ đàn T’rưng. Giáo viên gợi ý cho trẻ biết phối hợp những đồ dùng đồ chơi mới, gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Để gõ đệm một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách,...trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa gõ những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một to hợp âm thanh hài hòa, rất hay. Ví dụ về đàn tranh, sau khi giới thiệu cho trẻ. Cô chọn tiếng đàn tranh trong đàn organ để cho trẻ nghe một số bài hát quen thuộc giúp trẻ dễ cảm thụ. 4. Tích lũy kiến thức, tạo cho trẻ làm quen âm nhạc ở mọi lúc, mọi noi. Thực tế âm nhạc ở lứa tuổi mầm non cho ta thấy năng lực tiếp thu tham mỹ về âm nhạc của trẻ không thể tự trẻ mà phát triển được mà phải qua một quá trình học tập, vui chơi ở mọi lúc, mọi nơi. Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ lôi cuốn trẻ đến trường vì các cháu chưa có ý thức tự giác như học sinh phổ thông. Lúc này, tôi mở băng cho trẻ nghe một số ca khúc như: “Em đi mẫu giáo”, “vui đến trường”, “trường chúng cháu là trường mầm non”... Để tạo cho trẻ có nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin, tôi cho trẻ nghe bài “Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở trẻ chào bố mẹ. Đến giờ thể dục, trước kia cô giáo thường phải hô hiệu lệnh 1 -2 -3 - 4 hay dùng trống gõ “Tùng, cắc”, nhưng đến nay do thời đại công nghệ thông tin, tôi đã thay đổi cách hô hiệu lệnh cũ bằng cách kết hợp âm nhạc trong giờ thể dục. Khi cho trẻ xuống sân hoạt động ngoài trời: Cho trẻ quan sát con Thỏ , tôi cho trẻ hát bài “Chú Thỏ con” và cùng vận động với trẻ trò chuyện về con Thỏ. Khi cho trẻ đi thăm vườn hoa tôi cho trẻ vừa đi vừa hát “Ra vườn hoa” của Văn Tấn. Cùng trẻ làm một số dụng cụ âm nhạc từ nguyên liệu thiên nhiên. Khi chuan bị cho trẻ rửa tay, cô cho trẻ hát bài “ Rửa tay” để trẻ biết đó là giờ hoạt động vệ sinh. Giờ hoạt động góc: Cho trẻ nhập vai cô giáo và học sinh. Trẻ rất thích bắt chước cô và người lớn, trẻ rất thích được làm những điều tốt dẹp vì đó là nơi trẻ được hóa thân vào những vai mà trẻ thích. Điều đó càng thu hút sự chú ý của trẻ. VD : Khi cho trẻ chơi ở góc âm nhạc,cho trẻ đóng vai cô giáo và các con,... trẻ rất phấn khởi và rất thích tham gia 10/15 SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 12 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” cấu tạo, hình dáng, hương thơm... giáo dục trẻ biết thưởng thức vẻ đẹp của hoa, biết yêu quý, bảo vệ và chăm sóc hoa.Tôi cho trẻ nghe bài “Đi cấy” dân ca Thanh Hóa được đặt lời mới dưới tên “Hoa trong vườn” nhằm mục đích cho trẻ tiếp xúc với làn điệu dân ca, vừa mang ý nghĩa giáo dục đạo đức. 6. Kết hợp với các ngày lễ, ngày hội. Để tạo điều kiện cho cô và trẻ được thể hiện mình trong các ngày lễ, ngày hội mà nhà trường và các ban ngành đoàn thể to chức liên hoan, giao lưu, thi các nhóm lớp với nhau, tôi cùng giáo viên trên lớp kết hợp dạy trẻ những bài hát hay, những điệu múa đẹp để thuyết phục ban lãnh đạo và khán giả cùng xem. VD: Ngày hội “ Bé đến trường” trẻ rất thích được xem văn nghệ, được đi biểu diên tôi dạy trẻ bài hát “ Bé đến trường”. Ảnh: Ngày hội đến trường của bé. Hay “Vui hội trăng rằm” ngày tết trung thu của thiếu nhi mà cứ đến tháng tám là các cháu lại háo hức với những chiếc đèn cù...được phá cỗ dưới ánh trăng và được xem biểu diễn tôi chọn những bài hát về trung thu như bài: Tết trung thu, Rước đèn dưới ánh trăng,... Ảnh : Bé vui đón Tết trung thu Đúng vậy, trẻ được tham gia các phong trào văn nghệ của lớp, của trường,
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_4_5_tuoi_thuc_hie.docx
- SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục Âm nhạc trong t.pdf