SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động khám phá khoa học xã hội trong trường mầm non

Hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động rất độc đáo, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ, giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh tìm hiểu những điều bí ẩn ngay trong cuộc sống như là khám phá tìm hiểu các con vật gần gũi quanh trẻ, những cây cỏ, hoa lá, chim muông đến môi trường xã hội: Như công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ giữa con người với nhau, tìm hiểu về bản thân trẻ…Vì lấy trẻ làm trung tâm, nên trong quá trình hoạt động khám phá khoa học, tìm hiểu đặt câu hỏi trẻ sẽ nhận ra các sự vật hiện tượng con người có mối quan hệ tác động, hỗ trợ lẫn nhau từ đó suy nghĩ của trẻ trở nên khách quan. Tất cả những cái đó giúp trẻ hình thành nhân cách và trí tuệ giúp cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tìm được phương pháp giải quết vấn đề một cách sáng tạo.
Tuy nhiên, nếu giáo viên không sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động nhằm cho trẻ hứng thú, tập chung chú ý thì hiệu quả sẽ không cao. Trên thực tế hiện nay các hoạt động khám phá khoa học còn chưa được các giáo viên tìm tòi, sáng tạo đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức nên trẻ lĩnh hội kiến thức còn mờ nhạt và nhanh quên. Và đây cũng là lí do tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động khám phá khoa học – Xã hội trong trường mầm non” làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân
doc 15 trang skmamnon 07/01/2025 670
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động khám phá khoa học xã hội trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động khám phá khoa học xã hội trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động khám phá khoa học xã hội trong trường mầm non
 2
 Tuy nhiên, nếu giáo viên không sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động 
nhằm cho trẻ hứng thú, tập chung chú ý thì hiệu quả sẽ không cao. Trên thực tế 
hiện nay các hoạt động khám phá khoa học còn chưa được các giáo viên tìm tòi, 
sáng tạo đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức nên trẻ lĩnh hội kiến thức còn 
mờ nhạt và nhanh quên. Và đây cũng là lí do tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài: 
“Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tham gia hoạt động khám 
phá khoa học – Xã hội trong trường mầm non” làm đề tài viết sáng kiến kinh 
nghiệm cho bản thân
 2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
 Tìm ra những giải pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5tuổi tham gia hoạt động 
khám phá khoa học - Xã hội trong trường mầm non.
 Dạy trẻ như thế nào để trẻ mang lại sự hứng thú, ham thích và phát huy tính 
sáng tạo của trẻ với hoạt động khám phá khoa học.
 Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu đề tài này đã giúp tôi nhận thức sâu 
sắc hơn và đầy đủ hơn về công tác dạy trẻ trong hoạt động khám phá khoa học - 
Xã hội trong trường mầm non.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng khảo sát là 30 cháu lớp Mẫu giáo lớn lớp B1 - Trường Mầm Non 
Cam Thượng - Huyện Ba Vì - Thành Phố Hà Nội.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số các phương pháp khác 
nhau như:
 + Phương pháp lý luận: Đọc phân tích tổng hợp các tài liệu liên quan nhằm 
xây dựng cơ sở lí luận cho việc viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
 + Phương pháp trò chuyện: Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ nắm bắt tâm 
lí trẻ làm sao không thích và tìm ra hướng khắc phục.
 + Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động khám phá của trẻ để uốn nắn, 
củng cố, rèn luyện thêm kĩ năng cho trẻ.
 + Phương pháp toán học: Sử dụng phương pháp toán học để đánh giá kết 
quả tính phần trăm.
 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 Đề tài được thực hiện tại lớp Mẫu giáo 4 tuổi B1 tại Trường Mầm Non 
Cam Thượng nơi tôi đang công tác. 
 Thời gian nghiên cứu đề tài trong một năm học từ tháng 8 năm 2020 đến 
tháng 4 năm 2021. 4
 + Bản thân tham gia đầy đủ các chuyên đề chuyên đề về đổi mới của 
nghành học mầm non của huyện, của trường tổ chức, luôn học hỏi, tự bồi dưỡng 
để nâng cao trình độ chuyên môn. Bản thân có một thuận lợi là rất yêu thích 
hoạt động khám phá nên tôi đã tự học hỏi chị em đồng nghiệp, nghiên cứu tài 
liệu, làm nhiều đồ dùng đẹp hấp dẫn để cuốn hút trẻ vào giờ học. Qua đó giúp 
trẻ phát trển toàn diện về các mặt: Nhận thức, thẩm mĩ, thể chất, ngôn ngữ một 
cách tốt nhất.
 * Khó khăn: 
 Năm học 2020-2021 tôi được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường, 
chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi B1 tôi đã gặp một số khó khăn:
 + Khả năng tập trung vào đối tượng của trẻ còn chưa cao.
 + Số trẻ còn nhút nhát thụ động, chưa tích cực tham gia hoạt động cùng cô 
tham gia vào hoạt động khám phá khoa học. 
 + Vốn hiểu biết về môi trường tự nhiên còn hạn chế.
 + Phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến con em ở bậc học mầm non 
nên việc tổ chức các hoạt động khám phá còn hạn chế.
 * Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài.
 Tổng số cháu là 30 cháu: Trong đó có 17 trẻ nam và 13 trẻ nữ.
 Qua khảo sát phân loại hoạt động khám phá của trẻ thể hiện qua số liệu sau:
 Bảng 1: Số liệu khảo sát lần 1
 Kết quả đầu năm
 Số trẻ Đạt Chưa đạt
 STT Nội dung
 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
 lượng (%) lượng (%)
 1 Trẻ hứng thú với giờ học. 19 63 11 37
 Kỹ năng quan sát tìm ra 
 đặc điểm, cấu tạo, tập tính, 
 2 16 53 14 47
 mối quan hệ, cách sử 
 dụng...
 Kỹ năng so sánh các sự 30
 3 15 50 15 50
 vật, hiện tượng với nhau
 Biết phân loại một số đối 
 tượng theo 2-3 đối tượng 
 4 17 57 13 43
 cho trước. Tự tìm ra dấu 
 hiệu phân loại. 6
 Lớp học là ngôi nhà thứ hai của trẻ, là môi trường giáo dục gần gũi lôi 
cuốn trẻ tích cực hoạt động, kích thích sự hứng thú, ham hiểu biết, tò mò của trẻ, 
phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ.
 Môi trường hoạt động vừa để thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận 
thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ được chơi và 
hoạt động theo sở thích, giúp trẻ độc lập, sáng tạo, vận dụng các kĩ năng đã học 
vào các hoạt động khác, các tình huống trong quá trình hoạt động. 
 Việc xây dựng môi trường học tập và vui chơi cho trẻ sẽ là phương tiện, 
là điều kiện giúp trẻ hình thành kĩ năng quan sát, phân tích và tìm hiểu, khám 
phá. Chính vì vậy, khi vào năm học mới khi tham gia góc: “ Cảm nhận của bé” 
trẻ sẽ cảm nhận về xúc giác của bản thân khi chạm vào những bản cảm nhận.
 (Hình ảnh 2:Môi trường lớp học của trẻ)
 Trong những giờ hoạt động góc tôi thường xuyên chuẩn bị các loại đồ 
dùng mà trong tự nhiên có sẵn để trẻ chơi và tham gia vào các hoạt động thực tế 
nhằm đem lại niềm vui cho trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo và quan 
tâm hơn đến khoa học một cách tự nhiên.
 (Hình ảnh 3: Trẻ sáng tạo với lá cây tạo ra các con vật)
 Kết quả môi trường lớp học được xây dựng sáng tạo và hấp dẫn trẻ lớp tôi 
đã rất tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá. Qua đó, vốn hiểu biết cho 
trẻ về thế giới xung quanh, phát huy tính tư duy sáng tạo. Trẻ luôn tò mò , đặt 
câu hỏi về những sự vật, hiện tượng xung quanh với bạn, cô và người lớn. Trẻ 
còn biết tự tìm tòi khám phá, tìm hiểu về cái mới lạ xung quanh.
 * Tích cực làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ
 Hoạt động khám phá khoa học xã hội đòi hỏi rất nhiều đồ dùng, đồ chơi 
để dạy trẻ. Bởi lứa tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động. 
Trẻ phải được trực tiếp quan sát và hoạt động với đối tượng đó. Trẻ trực tiếp 
quan sát và hoạt động với đối tượng đó. Qua đó việc tiếp thu kiến thức trở nên 
dễ dàng và sự ghi nhớ trở nên bền vững và chính xác.
Để cho hoạt động khám phá khoa học xã hội mang lại hiệu quả cao thì ngoài 
ngoài đồ dùng đồ chơi mà nhà trường đã cung cấp tôi đã cố gắng làm nhiều đồ 
dùng, đồ chơi tự tạo đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực tham gia hoat động.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ khám phá vật nuôi trong gia đình, con vật dưới nước, 
trong rừng, tôi đã làm thêm các con vật bằng bìa cát tông, bằng xốp, bằng vỏ 
hộp sữa,  để cho trẻ chơi củng cố sau giờ học.
 Dưới đây là hình ảnh minh họa đồ chơi các con vật được làm từ nguyên 
vật liệu phế thải.
 (Hình ảnh 4: Đồ chơi làm từ nguyên vật liệu phế thải) 8
phá khoa học như tìm hiểu động vật sống dưới biển, quan sát máy bay, các hiện 
tượng tự nhiên, Chính vì vậy để trẻ được tìm hiểu thế giới xung quanh một số 
cách bao quát nhất thì ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học là cần thiết.
 Khi sử dụng công nghệ thông tin như các bài powerpoint vào các tiết học 
khám phá khoa hoc- Khám phá xã hội tôi nhận thấy trẻ tỏ ra hào hứng, thích thú 
và giúp trẻ nhận ra sự vật – hiện vật một cách dễ dàng hơn.
 Ví dụ : Khám phá động vật sống trong rừng.
 Vì điều kiện khó khăn nên nhà trường khó khăn nên nhà trường không thể 
đưa trẻ đến vườn bách thú để trẻ quan sát thực tế các con vật đó. Tôi cho trẻ xem 
hình ảnh các loài động vật rừng trên powerpoint. Từ đó mà trẻ sẽ biết một số đặc 
điểm cơ bản như : tiếng kêu, thức ăn, vận động, cách kiếm ăn của chúng.
 (Hình ảnh 7: Trẻ khám phá động vật sống trong rừng trên màn hình)
 3.4. Biện pháp 4: Tích hợp hoạt động khám phá Khoa học – Xã hội 
trong các hoạt động khác.
 Môi trường xung quanh rất phong phú và đa dạng, sinh động, hấp dẫn với 
trẻ. Tất cả trẻ em đều rất thích tiếp xúc và hoạt động với thiên nhiên, rau, quả, 
cỏ, cây, hoa, lá với các dồ dùng, đồ chơi. Chính vì vậy, cho trẻ khám phá 
Khoa học – Xã hội không chỉ là dạy trẻ trong giờ hoạt động khám phá mà tôi 
còn có thể tích hợp với các hoạt động khác để trẻ có thêm hiểu biết về môi 
trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội thông qua các hoạt động khác.
 Ví dụ: Khi tôi cho trẻ ra trải nghiệm về bác nông dân làm vườn tôi đã 
chuẩn bị các dụng cụ như: Cuốc, bình tưới, ủng, tất tay đầu tiên tôi cho trẻ đi lấy 
dụng cụ bảo hộ lao động, sau đó trẻ bắt đầu công việc của bác nông dân, các con 
sẽ dùng dụng cụ là để xới đất, sau đó trẻ sẽ trồng một loại rau theo luống, hằng 
ngày trẻ sẽ ra chăm bón và quan sát rau lớn lên như thế nào, sau đó bạn tổ 
trưởng sẽ vẽ hình minh họa rau đó lên bảng xem hôm nay cây rau mọc được 
mấy lá rồi, vài hôm sau cây rau phát triển thêm gì? Cho đến khi rau được thu 
hoạch rau mà trẻ trồng và chăm sóc. Điều này rất có ý nghĩa với trẻ.
 (Hình ảnh 8 : Trẻ trải nghiệm chăm sóc vườn rau của trường)
 Kết quả là trẻ rất thích khi được trải nghiệm và hăng say làm việc, mong 
từng ngày để được ra chăm sóc, quan sát xem cây rau mình trồng hôm nay nó 
thế nào ? và luôn luôn đặt câu hỏi giúp trẻ tư duy tốt, ham hiểu biết, kích thích 
sự tò mò muốn được khám phá, được trải nghiệm. 
 Ví dụ: Hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát góc thiên nhiên của lớp, 
để cung cấp thêm cho trẻ về sự phát triển của cây xanh, các loại hoa đểtrẻ quan 
sát và đặt câu hỏi một cách hiệu quả nhất.
 (Hình ảnh 9: Trẻ quan sát các loại hoa) 10
 * Giải thích: Đây là phản ứng hóa học giữa bakingsoda và giấm tạo nên 
co2, lượng khí này tăng dần và thoát ra khỏi chai, khiến cho bóng tự thổi phồng.
 (Hình ảnh 10: Thí nghiệm thổi bóng không dùng hơi)
Thí nghiệm 2: Tác hại của nước ngọt với răng. 
 * Mục đích: Trẻ biết được tác hại nước ngọt với men răng như thế nào.
 * Chuẩn bị: 1 cốc nước, 2 chai nước ngọt, 1 quả trứng, 1 bàn chải, 1 thìa, 
2 khăn, 2 bàn.
 * Tiến hành: 
 Bước 1: Cho trứng vào cốc nước ngọt.
 Bước 2: Ngâm trứng vào cốc nước ngọt.
 Bước 3: Vớt trứng ra khay, dùng bàn chải đánh răng đánh sạch màu 
bám trên vỏ trứng.
 * Giải thích: Vỏ trứng giống như men răng của chúng ta, nếu như các con 
ăn uống hằng ngày không chịu đánh răng thì men răng bị ố vàng, và sâu răng.
 (Hình ảnh 11: Thí nghiệm tác hại của nước ngọt với men răng)
Thí nghiệm 3: Hoa nở.
 * Mục đích: Trẻ biết bông hoa được cắt từ giấy và gấp lại từng cánh lại, 
nếu không thả xuống mặt nước thì hoa sẽ không nở được, nếu thả xuống mặt 
nước thì bông hoa từ từ nở ra.
 * Chuẩn bị: +1/2 chậu nước.
 + Kéo, giấy, sáp màu.
 + Bàn
 * Tiến hành:
 Bước 1: Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ, đoán xem cô sẽ làm gì 
với những dụng cụ này. 
 Bước 2: Lấy bút màu vẽ một bông hoa, dùng kéo cắt sắt viền theo hình 
bông hoa, tiếp theo gấp từng cánh hoa vào một.
 Bước 3: Thả bông hoa xuống chậu nước (bông hoa sẽ từ từ nở ra).
 - Cho trẻ thực hiện
 (Hình ảnh 12: Thí nghiệm nở hoa)
 Thí nghiệm 4: Chiếc cốc úp ngược.
 * Mục đích : Trẻ biết được khi nước có trong cốc nhưng khi dùng vật bịt 
kín miệng cốc thì nước sẽ không bị chảy ra.
 * Chuẩn bị : Cốc nước, bìa giấy
 * Tiến hành :
 Bước 1: Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng dụng cụ.
 Bước 2: Thực hiện.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_4_5_tuoi_tham_gia.doc