SKKN Một số biện pháp để giúp trẻ học tốt môn tạo hình, lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi
Hoạt động tạo hình là một môn học có tầm quan trọng đối với các cháu mẫu giáo.Vì vậy tôi đã nghiên cứu vấn đề này nhằm mục đích đưa chất lượng tạo hình cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo trường mầm non nói riêng có chất lượng cao hơn nữa. Đồng thời cũng để thực hiện mục tiêu nhiêm vụ của việc nâng cao chất lượng cho trẻ “ hoạt động với tạo hình” theo hình thức đổi mới hiện nay. Ngoài ra hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình còn giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi …để vận dụng cho các tiết học khác. Mục đích cho trẻ hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hình thành những phẩm chất đạo đức tốt như : tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật, tính thẩm mỹ, nề nếp, thói quen tốt sau này của trẻ. Qua môn học này trẻ còn có tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu vấn đề này vận dụng phương pháp giáo dục để áp dụng vào bài dạy, hướng dẫn trẻ làm quen với hoạt động tạo hình đạt kết quả cao.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp để giúp trẻ học tốt môn tạo hình, lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp để giúp trẻ học tốt môn tạo hình, lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài: “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là những chồi non của đất nước, là những người kế tục sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình. Như Bác Hồ đã nói: “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” nghị quyết Trung Ương đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trẻ nhỏ về mọi mặt như : thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật, trong các hình thức hoạt động mang tính nghệ thuật. Ở trường mầm non có rất nhiều các họat động, nhiều môn học phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới. Trẻ biết sáng tạo, lao động trong tương lai. Chính vì vậy việc thực hiện tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinh động,đáng yêu. Trẻ biết đánh giá khái quát , biết thể hiện ý tưởng của của bản thân. Trẻ rất thích sử dụng mầu sắc sặc sỡ mang tính chất phản ánh biểu tượng. Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau. Trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình đó giúp trẻ hình thành các đức tính tốt như: yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Trong thực tế việc tổ chức các hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện hành cũng đó mang lại hiệu quả tới việc phát triển nhân cách. Song phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và chưa phát huy hết khả năng sáng tạo. Các phương pháp hoạt động tạo hình lâu nay đang được sử dụng cũng mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình. Vậy giáo viên phải làm gì, làm như thế nào để trẻ có thể vẽ, nặn, cắt, tô mầu và làm đẹp sản phẩm. 2/26 -Phương pháp truyền thụ và làm mẫu - Phương pháp dùng lời - Phương pháp chia nhóm - Phương pháp học mà chơi,chơi mà hoc. -Phương pháp tham quan. - Phương pháp kiểm tra,nhận xét. -Phương pháp luyện tập. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Thực hiện trên 28 cháu tại lớp mẫu giáo nhỡ B4 ở trường mầm non. - Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023. II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận của đề tài Tạo hình giúp trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh, giúp trẻ có thêm sự hiểu biết, hình thành cho trẻ tính thẩm mỹ, cẩn thận, sáng tạo, những phẩm chất tốt đẹp. Một đứa trẻ khi sinh ra, lớn lên đi học và dần biết cách cầm bút vẽ những nét cơ bản, một số hình đơn giản.Vậy ở lứa tuổi mầm non việc rèn cho các cháu cách cầm bút là một vấn đề không phải đơn giản. Để các cháu vẽ được những bức tranh đẹp, sáng tạo thì vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo hình của trẻ như gia đình, cơ sở vật chất, phương pháp giáo dục và sở thích cá nhân. Trong đó vai trò của giáo viên có một vị trí quan trọng. Rèn cho trẻ vẽ từng thao tác tạo hình có một ý nghĩa đặc biệt bởi trẻ có tính cẩn thận, sạch sẽ, khéo léo ngay từ nhỏ thì sẽ hình thành thói quen tốt trong học tập và cuộc sống sau này. Qua tiết học tạo hình còn rèn cho trẻ cách ngồi học ngay ngắn, cách cầm bút, luyện phát triển cơ tay, luyện sự khéo léo, giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, chú ý, hình thành cho trẻ thói quen có những kỹ năng, kỹ xảo trong tạo hình, phát triển trí nhớ, ghi nhớ có chủ định tạo điều kiện cho trẻ học tốt các môn học khác sau này. 4/26 - Được sự quan tâm của ban giám hiệu, phòng giáo dục đã tổ chức các buổi kiến tập , bồi dưỡng về chuyên môn,đươc học tập những chuyên đề rất bổ ích. Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn đã sát xao chỉ đạo, dự giờ góp ý để tiết dạy được tốt hơn, ngoài ra tôi còn tìm tòi , học hỏi sáng tạo làm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy lên lớp tô đã có khá nhiều đồ dùng để bài dạy thêm sinh động hấp dẫn . - 100% các lớp có máy tính dể phục vụ cho công tácc giảng dạy. - 100% giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, trông công tác dạy các chi em trong trường luôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm. - Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học. Cảnh quan nhà trường thoáng mát, có cây che bóng mát, cây cảnh góp phần rất lớn cho trẻ quan sát, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh một cách sống động. *Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì lớp tôi còn gặp không ít những khó khăn cần phải khắc phục. a. Về cơ sở vật chất. - Lớp học tuy khang trang nhưng còn chật chội b. Về học sinh. - Số trẻ đông 28 trẻ/lớp - Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, số ít cháu còn nhút nhát trong khi thể hiện ý tưởng của mình. - Bố mẹ trẻ đi làm ăn xa, ít quan tâm tới con. c. Về giáo viên. - Tuy đã thực hiện theo chương trình “ Giáo dục mầm non mới” ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nhưng bản thân tôi vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm 6/26 3.7.Học tạo hình mọi lúc, mọi nơi. 3.8.Đi sâu bồi dưỡng các đối tượng yếu kém và có năng khiếu tạo hình: 4. Các biện pháp chính :( biện pháp từng phần) 4.1 Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp. Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu thì trẻ sẽ say mê với giờ học, có tâm thế thoải mái, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt đông nghệ thuật. Tôi đã rèn luyện nề nếp vào hoạt động bằng cách: Xếp xen kẽ cháu mạnh dạn với cháu nhút nhát, cháu nam xen cháu nữ. Chia tổ, đặt tên cho tổ: “tổ hoa cúc, tổ hoa đào, tổ hoa mai....” và bầu ra tổ trưởng để quán xuyến, nhắc nhở thành viên trong tổ của mình. Tôi luôn chú ý quan sát động viên trẻ,khen ngợi trẻ trong giờ học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, không nói leo, nói phải xin phép cô, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu, nói có chủ ngữ vị ngữ, nói không trống không.. Với những biện pháp trên trẻ đã có thói quen tốt trong việc xây dựng nề nếp trong các hoạt động. 8/26 Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bầy đồ chơi đẹp, xắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt,...Từ đây tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn được tái tạo. Hình ảnh góc tạo hình 4.3.Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm: Trong các giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn. + Cái trẻ muốn làm (nội dung) + Làm thế nào để đạt được (quá trình) + Cái hoàn thành sẽ như thế nào (kết quả, sản phẩm) 10/26 Ví dụ: “ Các con ơi không biết thân nhà có hình gì đây nhỉ?”. Trong khi làm mẫu tôi luôn coi trọng quan điểm của trẻ, làm cho trẻ phát triển khả năng so sánh, phân tích, suy nghĩ về nhiệm vụ. Động viên kích thích trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi thể hiện. Hình ảnh trẻ nêu ý tưởng 4.4.Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình: Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm như lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùng catong, quần áo cũ, bông, vải vụn, Chúng có thể được sản xuất như: giấy, hồ dán, kéo, Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn, để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình phải thể hiện qua mầu sắc như: tô, cắt, dán, vẽ, nặn, 12/26 4.5.Tích hợp các môn học khác: Tích hợp là phương pháp đòi hỏi ở giáo viên sự sáng tạo linh hoạt và khéo léo khi vận dụng, quá trình vận dụng tích hợp, cần lựa chọn nội dung phù hợp, lôgic, tránh quá trình hoạt động trở lên rời rạc, chắp vá. Ví dụ: Đối với tiết học “Vẽ phương tiện giao thông” (đề tài) tôi chuẩn bị rất nhiều phương tiện giao thông (đồ chơi) và chuẩn bị từ 2 – 4 tranh vẽ phương tiện giao thông cho bé quan sát. Để dẫn dắt vào bài cho trẻ hát bài: “Em tập lái ôtô”. Sau đó tôi hỏi trẻ: ở lớp mình có bạn nào được đi ô tô chưa?, ô tô thường đi ở đâu ?ngoài ô tô ra con còn biết những phương tiện giao thông nào nữa không?.... Từ đó dẫn dắt vào hoạt động tiếp theo. - Vậy trong lớp có những đồ chơi gì là phương tiện giao thông. - Cho trẻ nói tên và đếm các phương tiện giao thông. *Sau đó tôi cho trẻ quan sát các bức tranh mà trẻ vừa được mô tả qua đồ chơi trong lớp. *Giới thiệu và đàm thoại với trẻ về các bức tranh mẫu (từ 2 – 4 tranh) *Trẻ thực hiện: Tôi mở băng có các bài hát trong chủ điểm gợi cho trẻ say mê làm việc trong khi trẻ thực hiện, tôi đến từng bàn động viên khuyến khích đối với những cháu còn lúng túng, gợi ý cho trẻ làm từ đơn giản đến phức tạp. Đối với trẻ khá tôi gợi ý để trẻ có nhiều sáng tạo trong bài vẽ. *Nhận xét sản phẩm: Cho trẻ treo bài theo tổ, theo bàn và cho trẻ đưng xung quanh quan sát, nhận xét để trẻ chọn bức tranh mà trẻ thích nhất: con thích bài nào nhất? Vì sao con thích? Sau đó cô phân tích ưu điểm của từng bức tranh ở từng nét vẽ, màu sắc, bố cục, hình dáng, cho trẻ đếm phương tiện mà trẻ vẽ được. Động viên khen ngợi trẻ, đưa những ý tưởng hay vào bài yếu để bài vẽ sau trẻ sáng tạo hơn. 14/26 (ngôn ngữ nghệ thuật, biểu cảm) cùng với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để tạo hứng thú, hấp dẫn trẻ say mê với hoạt động. Phần kết thúc nhận xét và phần trao thưởng cho các giải là những chiếc đồng hồ, chong chóng lá dừa, các con vật ngộ nghĩnh bằng lá cây, 4.6. Dạy tạo hình thông qua các môn học khác: - Môn làm quen với toán. Ví dụ: trang trí váy hoa theo cách xếp tương ứng 1-1(1hoa- 1la) - Môn làm quen với môi trường xung quanh: Ví dụ: cho trẻ vẽ các con vật, các loại quả hay các phương tiện giao thông, và người thân trong gia đình, làm đồ chơi bằng lá cây.. - Môn văn học: Ví dụ: sau khi học xong bài thơ “ Bó hoa tặng cô” cho trẻ vẽ những bông hoa, vẽ các con vật trong chuyện. 4.7. Học tạo hình mọi lúc, mọi nơi Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh khi đi dạo chơi trẻ được ngắm nhìn vật thật, đựơc sờ nắm, khi cho trẻ họat động ngoài trời cô có thể phát phấn để trẻ có thể vẽ trên sân trường. Ví dụ: Trẻ dùng phấn để in cánh hoa, lá hoa, vẽ những biểu tượng mà trẻ thích. Khi hoạt động ngoài trời tôi yêu cầu trẻ lượm lá khô, cành khô để làm vật liệu cho trẻ hoạt động tạo hÌnh. + Giờ sinh hoạt chiều: Ví dụ: Tôi cho trẻ kể về những con vật mà trẻ thích và cho trẻ vẽ những con vật đó. + Ở các hoạt động góc: Góc học tập trẻ có thể chơi xậy dựng lắp ghép vẽ, nặn, xé, dán. Góc nghệ thuật trẻ: Ví dụ: Một nhóm trẻ có thể tạo nên một bức tranh nhiều cảnh nhiều mầu sắc. 16/26
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_de_giup_tre_hoc_tot_mon_tao_hinh_lua_t.docx