SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi học tốt hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

Trong việc giáo dục trẻ mầm non thì việc nâng cao hiệu quả giảng dạy cho trẻ là việc làm thường xuyên không thể thiếu được. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các bậc phụ huynh trong việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ có những hiểu biết nhất định về văn học nghệ thuật. Qua đó góp phần giáo dục, tình cảm, đạo đức, phát triển những cảm xúc thẩm mĩ và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ. Đối với trẻ mầm non hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như: đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch…góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
doc 20 trang skmamnon 20/11/2024 320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi học tốt hoạt động làm quen với tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi học tốt hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi học tốt hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
 2
được phân công chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp 4 tuổi B3 tôi nhận thấy trẻ chưa 
tích cực khi tham gia vào hoạt động làm quen với văn học. Trẻ chưa tập trung 
chú ý, ghi nhớ và tái hiện các câu chuyện, bài thơ, giọng điệu, ngôn ngữ của trẻ 
còn hạn chế
 Chính vì thế để đạt được mục đích của môn học “Làm quen với văn học” 
bản thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp để giúp trẻ học tốt 
bộ môn văn học ở trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. Dưới đây là: ‘‘Một số biện pháp 
dạy trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi học tốt hoạt động làm quen với tác phẩm văn 
học”.
 II. Mục đích nghiên cứu
 Trong việc giáo dục trẻ mầm non thì việc nâng cao hiệu quả giảng dạy 
cho trẻ là việc làm thường xuyên không thể thiếu được. Đẩy mạnh các hoạt động 
tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo 
viên, các bậc phụ huynh trong việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Việc 
dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ có những hiểu biết nhất định về 
văn học nghệ thuật. Qua đó góp phần giáo dục, tình cảm, đạo đức, phát triển 
những cảm xúc thẩm mĩ và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ. Đối với trẻ mầm non 
hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, 
nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối 
với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của 
tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học 
nghệ thuật như: đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịchgóp phần hình 
thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
 III. Đối tượng nghiên cứu
 - Lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi 
 IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 - 35 trẻ lớp 4 tuổi B3 thông qua các tiêu chí: Trẻ hứng thú với giờ học. 
Phát âm rõ ràng, mạch lạc. Trẻ thuộc thơ. Trẻ thuộc lời thoại trong truyện
 V. Phương pháp nghiên cứu 4
Phần II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận:
 Môn học làm quen với văn học có ý nghĩa và nhiệm vụ hết sức quan trọng 
trong việc phát triển toàn diện các mặt cho trẻ như giáo dục đạo đức, giáo dục 
thẩm mỹ, phát triển trí tuệ, phát triển thể lực, cung cấp cho trẻ những kiến thức, 
tri thức về thế giới xung quanh trẻ.Mở rộng hiểu biết và tích lũy vốn kinh 
nghiệm cá nhân, làm giàu vốn từ, phát triển ngôn ngữ giàu hình tượng, giàu sức 
biểu cảm, đồng thời rèn luyện khả năng tri giác đối tượng. Giáo dục thái độ cách 
ứng xử cho trẻ thông qua các bài học, dạy trẻ biết yêu quê hương, đất nước, yêu 
thiên nhiên và con người.
 Nắm được tầm quan trọng của môn Làm quen với văn học. Tôi luôn có ý 
thức rèn luyện, đi sâu vào học tập, nghiên cứu kỹ chương trình giảng dạy. Tôi 
suy nghĩ phải làm gì để có thể giúp trẻ hứng thú trong hoạt động, tiếp thu môn 
học một cách nhẹ nhàng, sâu sắc. Do vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy 
trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi học tốt hoạt động làm quen với tác phẩm văn học”.
 II. Cơ sở thực tiễn
 1. Thuận lợi và khó khăn
 1.1. Thuận lợi
 Trường có đội ngũ giáo viên trẻ - khỏe - nhiệt tình. Có tinh thần, trách 
nhiệm cao trong công việc, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ sư phạm chuyên môn 
vững vàng, năng động linh hoạt trong giảng dạy.
 Đa số trẻ trong lớp tôi đều đã học qua lớp mẫu giáo bé nên có nề nếp học 
tập. 
 Phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến các con. Thường xuyên trao đổi tình 
hình học tập, tích cực phối hợp với giáo viên trong các hoạt động ngoại khóa, 
các chương trình, sự kiện do nhà trường tổ chức: Văn nghệ trung thu, chào 
mừng ngày 20-11, tết nguyên đán,... 6
 Kết quả
 Đạt Chưa đạt
 STT Nội dung Số trẻ
 Số Số 
 Tỷ lệ Tỷ lệ
 lượng lượng
 1 Trẻ hứng thú với giờ học. 24 68.5% 11 31,5%
 2 Phát âm rõ ràng, mạch lạc. 25 71.4% 10 29.6%
 3 Trẻ thuộc thơ. 35 26 74.3% 9 25.7%
 Trẻ thuộc lời thoại trong 
 4 13 37.1% 22 62.9%
 truyện
 Từ kết quả khảo sát trên tôi luôn băn khoăn suy nghĩ để tìm ra các biện 
pháp giúp trẻ hoạt động tích cực nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động làm 
quen với văn học, qua đó dần nâng cao khả năng tập trung, tính tích cực, tự giác 
của trẻ khi hoạt động, đồng thời nâng cao khả năng phát âm rõ ràng mạch lạc, 
nhớ và thuộc lời thoại các tác phẩm văn học. Tôi đã tìm ra một số biện pháp sau:
 III. Các biện pháp thực hiện
 1. Biện pháp 1:Tạo môi trường học tập rèn luyện cho trẻ:
 Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, 
đội hình để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ. Khi thực hiện các hoạt 
động làm quen văn học thể loại truyện, thơ, dạy kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn 
tận dụng không gian lớp học để trưng bày các đồ dùng trực quan: như khung sân 
khấu, sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt 
động tích cực hơn.
 Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã trang bị cho lớp nhiều quyển 
truyện, tạp chí. Ngoài ra tôi còn sưu tầm các sách văn học, các họa báo, tạp chí, 
lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một “Góc thư viện” mang 
nội dung văn học, tại “Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, hoạ 
báo. Sau đó cô kể truyện cho trẻ nghe về nội dung những câu truyện như “Gấu 
con chia quà”, “ Tích chu ”, hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranh truyện đó dần 8
 Tôi sử dụng các nguyên liệu mở như: thanh tre, bìa cứng, gỗ, hộp xốp,vải 
dạ, đất ...để làm thành những con vật xinh xắn, trẻ cũng có thể sử dụng được để 
kể chuyện theo ý thích. Ví dụ: từ bìa cứng, vải dạ, xốp làm những con vật ngộ 
ngĩnh, đa dạng màu sắc để thu hút trẻ. 
 Ví dụ: Kể chuyện “Kiến con đi ô tô” để gây hứng thú cho trẻ tôi sử dụng 
tranh minh họa.
 Ví dụ: Với câu chuyện “Mỗi người một việc” tôi đã xây dựng đoạn phim 
hoạt hình về nội dung câu chuyện, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về các con 
vật kết hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ dễ nhớ nội dung truyện và 
thấy được nét đặc trưng của các nhân vật.
 Trong tất cả các tác phẩm văn học mà tôi định đưa ra cho trẻ cảm nhận tôi 
luôn xác định chuẩn giọng đọc, giọng kể cho câu chuyện,bài thơ đó, giọng đặc 
trưng cho từng nhân vật, từng tình huống trong truyện.Và khi kể, đọc cho trẻ 
nghe hay khi đã hướng dẫn trẻ đọc, kể tôi cố gắng giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc 
thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, 
giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường (khẫu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc 
tính. Qua tác phẩn văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện 
của ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ 
nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt.
 Ví dụ: Bài thơ “Ong và Bướm” tôi sử dụng mô hình cây cỏ, hoa, lá, ong, 
bướmđể kể chuyện lần 1. Còn lần 2 tôi đã làm powerpoint bài thơ “Ong và 
Bướm” để trẻ hào hứng hơn trong giờ học và ghi nhớ nội dung, tình tiết được tốt 
hơn.
 4.Biện pháp 4: Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo 
của trẻ:
 Trẻ biết ngồi ngoan nghe cô kể chuyện hứng thú khi tham gia vào hoạt 
động đọc và kể theo cô một cách mạnh dạn tự tin.
 Tạo điều kiện cho trẻ chọn vai kể của mình theo ý thích về sự sáng tạo của 
trẻ, có thể dùng lời khuyến kích động viên trẻ thực hiện vai diễn của mình. 10
nội dung sách có liên quan đặc thù văn hoá địa phương. Sách là một phần trong 
đồ dùng đồ chơi cho trẻ: sách giúp trẻ làm quen môi trường xung quanh, làm 
quen với tạo hình, với toán, với chữ viết
 Trẻ có thể tự làm sách truyện từ tranh ảnh do trẻ tự vẽ hoặc sưu tầm. Trẻ 
kể chuyện theo tranh về các loại thực phẩm, món ăn cách chế biến. Bộ tranh lô 
tô giúp trẻ kể chuyện những vật nuôi trong gia đình, con vật sống trong rừng 
trên cùng một bức tranh, nhiều trẻ kể theo nhiều cách khác nhau, vừa chơi vừa 
đọc thơ, ca dao, đồng dao.
 Tại phòng thư viện giáo viên có thể tranh thủ hướng dẫn giúp trẻ phát âm 
chuẩn, trẻ thuộc nhiều thơ, biết nhiều truyện, nắm vốn từ phong phú phân biệt từ 
láy như “lung linh, lấp lánh” hiểu từ chính xác hơn như “run cầm cập, kêu ầm 
ĩ” bước đầu cảm nhận từ văn học “đẹp như trăng rằm, đẹp như tơ nhuộm” 
giúp trẻ nói trôi chảy khi diễn đạt ý muốn và cảm xúc tình cảm của mình; và có 
thể sử dụng các từ này vào đời sống của trẻ.
 7.Biện pháp 7. Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi, ôn luyện thông qua lễ 
hội, hội thi:
 Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ ổn định, thông qua 
cách hoạt động tổ chức ngày lễ hội tổ chức cho trẻ hoạt động kể chuyện, đóng 
kịch, theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia 
nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn làm quen với văn học thể loại truyện kể cho 
trẻ.Trẻ tự mình tham gia trải nghiệm kể lại câu chuyện trong các hoạt động khác 
nhau.
 Ví dụ: Ngày hội 8-3 cô cho trẻ đọc thơ hay kể về “Cô bé quàng khăn đỏ” 
hay ngày tết 1-6 kể về Bác Hồ với thiếu nhi, hay ngày 22-12 trẻ đọc thơ về chú 
bộ đội, hoặc hội thi bé kể chuyện giỏi, đọc thơ hay.
 Ví dụ: Trong các hoạt động đón trẻ, trả trẻ, hoạt động góc cô cho trẻ đọc 
thơ hoặc kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ ghi nhớ và cảm nhận được những vần 
thơ, lời kể của nhân vật, để trẻ có thể tự tin thể hiện suy nghĩ của mình hay có 
thể diễn tả những nhân vật một cách sinh động và sáng tạo. 12
 Kết quả đầu năm Kết quả cuối năm
 Số 
STT Nội dung Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt
 trẻ
 SL TL SL TL SL TL SL TL
 Trẻ hứng thú 
1 24 68.5% 11 31.5% 33 94.3% 2 5.7%
 với giờ học.
 Phát âm rõ 
2 ràng, mạch 25 71.4% 10 29.6% 30 85.7% 5 14.3%
 lạc. 35
3 Trẻ thuộc thơ 26 74.3% 9 25.7% 30 85.7% 5 14.3%
 Trẻ thuộc lời 
4 thoại trong 13 37.1% 22 62.9% 27 77% 8 23%
 truyện
 * Về bản thân:
 Tôi cảm thấy tự tin thoải mái khi tiến hành các hoạt động làm quen với 
tác phẩm văn học, nghệ thuật kể chuyện được nâng cao rõ rệt.
 Có kỹ năng tổ chức hoạt động văn học.
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, sử dụng tốt mô hình 
rối tay, rối dẹt
 Qua sưu tầm tôi đã thu thập được khá nhiều những câu chuyện bài thơ hay 
và bổ ích để dạy trẻ.
 Vốn hiểu biết của bản thân được mở rộng, nhận thức về chuyên đề được 
nâng cao rõ rệt.
 Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp tham khảo thêm một số tài liệu liên 
quan đến việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Để từ đó tổ chức tốt hoạt 
động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
 * Về phía trẻ
 Trong giờ học trẻ hăng hái giơ tay trả lời câu hỏi của cô.
 Trẻ mạnh dạn đặt câu hỏi lại cô giáo khi vẫn còn thắc mắc.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_nho_4_5_tuoi_hoc_tot.doc