SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp Tiếng Việt
Phát triển ngôn ngữ nói chung và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện cho trẻ. Điều đó đã được các nhà giáo dục học xem là khâu chủ yếu nhất của hoạt động trong trường mầm non, là tiền đề thành công của các công tác khác. Nhưng trên thực tế hiện nay, việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp tại trường mầm non Thanh Trù vẫn còn những hạn chế: Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc dạy trẻ nói đúng mẫu câu nên chưa chú trọng nhiều đến việc rèn luyện cho trẻ; Việc lồng ghép nội dung dạy trẻ nói đúng ngữ pháp vào trong các hoạt động còn khô cứng chưa linh hoạt sáng tạo; Chưa tạo được cho trẻ có một môi trường giao tiếp thật phong phú, hấp dẫn. Cho nên số trẻ nói ngọng, nói không đủ câu, trọn nghĩa, diễn đạt chưa được mạch lạc chiếm một số lượng không nhỏ. Bên cạnh đó do nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh vào trường quá đông nên số trẻ trong một lớp quá tải so với qui định đã phần nào làm ảnh hưởng đến việc tổ chức mọi hoạt động giáo dục trong lớp. Do đó nhiều trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt và để góp phần phát triển ngôn ngữ toàn diện cho trẻ nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt”.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt và để góp phần phát triển ngôn ngữ toàn diện cho trẻ nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp Tiếng Việt
tối ưu vai trò của mình thì đòi hỏi phải có sự giáo dục ngôn ngữ “kịp thời”, “đúng lúc”. Trường mầm non là trường học đầu tiên, ở đây trẻ có điều kiện, có cơ hội lớn hơn để giáo dục ngôn ngữ. Cho nên nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên mầm non, phụ huynh và của toàn xã hội là giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ nói chung và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện cho trẻ. Điều đó đã được các nhà giáo dục học xem là khâu chủ yếu nhất của hoạt động trong trường mầm non, là tiền đề thành công của các công tác khác. Nhưng trên thực tế hiện nay, việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp tại trường mầm non Thanh Trù vẫn còn những hạn chế: Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc dạy trẻ nói đúng mẫu câu nên chưa chú trọng nhiều đến việc rèn luyện cho trẻ; Việc lồng ghép nội dung dạy trẻ nói đúng ngữ pháp vào trong các hoạt động còn khô cứng chưa linh hoạt sáng tạo; Chưa tạo được cho trẻ có một môi trường giao tiếp thật phong phú, hấp dẫn. Cho nên số trẻ nói ngọng, nói không đủ câu, trọn nghĩa, diễn đạt chưa được mạch lạc chiếm một số lượng không nhỏ. Bên cạnh đó do nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh vào trường quá đông nên số trẻ trong một lớp quá tải so với qui định đã phần nào làm ảnh hưởng đến việc tổ chức mọi hoạt động giáo dục trong lớp. Do đó nhiều trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt và để góp phần phát triển ngôn ngữ toàn diện cho trẻ nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt”. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt”. 3. Tác giả sáng kiến. - Họ và tên: Đỗ Thị Hiền. - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Thanh Trù. - Số điên thoại: 0366203210. - Email: Tuananhl40@gmail.com. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. - Trường mầm non Thanh Trù. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. 5.1. Lĩnh vực áp dụng của sán kiến: Sáng kiến được áp dụng vào các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ hằng ngày để trẻ nói đúng ngữ pháp 2 Biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng việt là cách làm cụ thể nhằm phối hợp hoạt động giữa các giáo viên mầm non và trẻ mầm non để dạy cho trẻ biết cách đặt câu, sử dụng câu đúng trong quá trình giao tiếp. 7.2. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ. Tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ có những bước phát triển vượt bậc, tư duy trực quan hành động có sự khác biệt về chất so với tuổi mẫu giáo bé đó là trẻ bắt đầu biết xem xét, suy nghĩ nhiệm vụ hoạt động để đưa ra phương pháp, phương tiện giải quyết phù hợp. Tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế nhưng trẻ chưa có khả năng tư duy trừu tượng nên trẻ mới chỉ dựa vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận ra vấn đề mới. Khả năng tập chung chú ý của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ có thể tập trung chú ý được trong một thời gian dài, khối lượng chú ý tăng lên nhanh chóng, với những đối tượng hấp dẫn trẻ có thể tập trung chú ý được tới 37 phút. Ở tuổi mẫu giáo nhỡ các loại tri giác: Nhìn, nghe, sờ, mó... phát triển ở mức độ tinh nhạy, đặc biệt là phân biệt âm thanh, ngôn ngữ, nhạc các bài hát. Trẻ tri giác được một số mối quan hệ về không gian và thời gian chinh xác hơn. Về khả năng ghi nhớ, trẻ mẫu giáo nhỡ đã biết liên tưởng để nhận lại, nhớ lại các sự vật - hiện tượng đã gặp, có thể là một lần. Trí nhớ không có chủ định vẫn chiếm ưu thế ở độ tuổi này. 7.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có thể tiếp thu được cách phát âm của tất cả các âm vị tuy nhiên còn chưa chính xác do bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn chỉnh, do khả năng nghe, khả năng tập trung chú ý, tư duy của trẻ còn hạn chế nên trẻ phát âm còn sai những phụ âm đầu như: s, tr, l, n... Về thanh điệu trẻ phát âm cũng chưa chính xác như từ “bé ngã- bé ngả; con hươu- con hai hoặc con hiêu; rượu- riệu. Vốn từ của trẻ có khoảng 1200 từ đến 1300 từ chủ yếu là danh từ, động từ và một số loại từ khác. Trẻ thường sử dụng các loại câu có khoảng 2-3 từ hoặc sử dụng câu cụt trong quá trình giao tiếp. Do vốn từ, kinh nghiệm sống của trẻ và khả năng nắm được nghĩa của từ còn chưa chính xác nên trẻ sử dụng từ để đặt câu còn sai, ví dụ: Cây chuối đổ - Cây chuối ngã; quả dưa nứt - quả dưa vỡ; con dao cụt – con dao què... Đặc biệt là những từ chỉ thời gian, số lượng còn sai bởi vì tư duy của trẻ về thời gian và số lượng còn chưa chính xác. Ở trẻ xuất hiện các câu hỏi khó hơn như: Để làm gì? Vì sao lại thế?... Trẻ có thể đọc thơ, kể chuyện diễn cảm dưới sự giúp đỡ của người lớn. 4 Khi dạy trẻ cần dạy mô hình câu từ đơn giản đến phức tạp. Cùng với sự phát triển của tư duy, các kiểu câu nói của trẻ cũng phức tạp dần: từ câu đơn hạt nhân đến các câu đơn mở rộng rồi đến các câu ghép. Dạy ngữ pháp cho trẻ là dạy thực hành. Chú ý đến các mô hình câu được sử dụng trong hoạt động lời nói. Câu và nhóm từ luôn luôn phải đặt trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Nhìn chung, dạy các mẫu câu cho trẻ thường phối hợp với nhiệm vụ phát triển lời nói mạch lạc. Dạy mẫu câu cho trẻ tích hợp trong các giờ học. Trong chương trình giáo dục mầm non không quy định những giờ chuyên biệt dạy mẫu câu. Vì vậy, nhiệm vụ này được thực hiện tích hợp trong các giờ học và các hoạt động khác. Tuy nhiên, những giờ dạy trẻ kể chuyện và giao tiếp có nhiều ưu thế dạy mẫu câu cho trẻ. 7.6 Thực trạng của việc dạy trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt tại Trường mầm non Thanh Trù- Thành Phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc. a. Về nhận thức của giáo viên. Phụ trách Số lượng Stt Họ tên giáo viên Trình độ Ghi chú lớp trẻ 1 Đỗ Thị Hiền Đại học 4A 30 2 Lương Thị Ngọc Lan Đại học 4A 3 Bùi Thị Lý Đại học 4B 35 4 Nguyễn Thị Loan Đại học 4B 5 Đỗ Thị Hồng Đại học 4C 37 6 Sái Thị Yến Đại học 4C 7 Trần Thị Kim Tuyến Trung Cấp 4D 38 8 Nguyễn Xuân Quỳnh Cao Đẳng 4D Các giáo viên đều có sức khỏe tốt, trẻ, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công việc và đều được hưởng mọi chế độ và quyền lợi theo đúng Bộ luật lao động nên các giáo viên đều yên tâm công tác. Qua việc trao đổi thảo luận và dự các hoạt động học tập có chủ đích của 8 giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, trường mầm non Thanh Trù - Thành Phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi thu được kết quả cụ thể như sau: * Kết quả trao đổi thảo luận: 6 Bảng 1: Bảng kết quả khảo sát khả năng sử dụng các mẫu câu tiếng việt của trẻ tại các lớp mẫu giáo 4-5 tuổi , Trường mầm non Thanh Trù. Câu có Câu theo Câu đơn hạt Câu ghép Câu ghép thành phần mục đích nhân đối lập chính phụ trạng ngữ nói Stt Lớp Số Số Số Số Số trẻ Số Số trẻ Số Số Số trẻ trẻ trẻ trẻ chưa trẻ chưa trẻ trẻ trẻ chưa chưa chưa đạt đạt đạt đạt đạt đạt đạt đạt đạt đạt 1 4TA 15 15 13 17 10 20 17 13 20 10 2 4TB 20 15 23 14 18 17 19 18 20 15 3 4TC 25 12 20 17 18 19 21 16 24 13 4 4TD 20 18 19 19 20 18 17 19 25 13 Tổng 80 60 75 67 66 74 74 66 89 51 * Nhận xét chung: Số trẻ biết sử dụng tốt các mẫu câu ghép còn ít. Kỹ năng sử dụng các mẫu câu tiếng việt của trẻ trong quá trình giao tiếp còn nhiều hạn chế. c.Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt. Qua quá trình điều tra và khảo sát việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng mẫu câu, tại trường mầm non thanh Trù - Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đã tìm ra được một số điểm thuận lợi và khó khăn như sau: * Về thuận lợi. Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường. Các nhóm lớp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị dạy học . Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn do nhà trường và do các cấp tổ chức. Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, được sự tín nhiệm và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. 8 Nhận thức được vai trò của việc đàm thoại đối với việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng việt, tôi đã tích cực chú ý trò chuyện, đàm thoại với trẻ thường xuyên hơn theo một chủ đề hoặc theo hứng thú của trẻ, trong khi trò chuyện tôi đặt ra những tình huống để dẫn trẻ vào việc sử dụng các mẫu câu mà tôi định luyện cho trẻ. Ví dụ: Trò chuyện với trẻ về đồ dùng trong lớp học của bé. Trẻ sẽ kể trong lớp có những đồ dung gì (quạt, tủ, bàn, ghế,) tôi đã hướng trẻ vào các mẫu câu có các nhóm danh từ: Những cái bàn này, những cái ghế kia và câu có trạng ngữ chỉ mục đích: Đây là những quyển sách; những quyển sách ấy cô mua để các cháu học; hoặc Đây là những cái tủ để đựng quần áo, giày dép, Ví dụ: Trò chuyện về chủ đề: Gia đình, trẻ sẽ nói về những người trong gia đình, đồ dùng trong gia đình, nhu cầu của gia đình. Những nội dung trò chuyện, đàm thoại đó sẽ làm xuất hiện các kiểu câu khác nhau như: Bố đưa con đi chơi ở công viên, Nhà con có ti vi, tủ lạnh, bàn ghế... Trong quá trình đàm thoại tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt trẻ sử dụng các mẫu câu cô định rèn cho trẻ. Chẳng hạn, tôi định rèn luyện cho trẻ sử dụng một số câu ghép, tôi đã tạo ra một hệ thống câu hỏi buộc trẻ phải trả lời bằng các câu ghép. Ví dụ: Sau khi kể cho trẻ chuyện: Cô bé quàng khăn đỏ. Cô hỏi trẻ. Tại sao mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ? “Trẻ phải trả lời: Bởi vì cô bé thích quàng khăn đỏ nên người ta gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ”. Sử dụng cặp từ quan hệ: Bởi vìnên. Nếu cô bé nghe lời mẹ thì sao? “Trẻ sẽ trả lời: Nếu cô bé nghe lời mẹ thì Bà Ngoại của cô sẽ không bị con sói ăn thịt”. Sử dụng cặp từ: Nếu .. thì. Một điều quan trọng mà rất nhiều giáo viên không chú ý khi trò truyện đàm thoại với trẻ đó là không dành thời gian cho trẻ suy nghĩ trả lời câu hỏi, nói lên suy nghĩ của trẻ mà giáo viên thường đặt câu hỏi rồi lại tự mình trả lời vì sợ trẻ không trả lời được. Cho nên một số hoạt động chủ yếu do giáo viên độc thoại mà trẻ ít được hoạt động, ít được trao đổi thảo luận, ít được nói. Chính vì vậy, sau mỗi một vấn đề tôi luôn luôn dành thời gian để trẻ suy nghĩ, trao đổi thảo luận với nhau và trả lời câu hỏi, bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể. Khi trò chuyện, đàm thoại với trẻ, tôi sử dụng lời nói nhẹ nhàng, tình cảm với ngữ điệu khác nhau, xen kẽ các loại câu hỏi thu hút sự chú ý lắng nghe của trẻ. Đồng thời tôi luôn kích thích trẻ nói các từ, các câu, nói được những hiểu biết của trẻ về chủ đề mà tôi đang trò chuyện với trẻ. 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_4_5_tuoi_noi_dung_ngu.doc