SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu khác nhau ở trường mầm non
Đồ chơi trẻ em mầm non hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, mẫu giáo, vì bất kể một trẻ em nào trên thế giới đều có nhu cầu chơi đồ chơi mà trẻ thích và rất yêu quý đồ chơi trong lớp mầm non, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi trẻ em. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi mầm non còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi trẻ em vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này. Mà vui chơi lại chính là hoạt động chủ đạo trong các trường, lớp mầm non. Để thực hiện hoạt động vui chơi phải có đồ dùng đồ chơi. Chính những vai trò của đồ chơi tự tạo này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Nhưng hiện nay trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong đó có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi mang tính bạo lực, và độc hại đối với trẻ. Chính vì vậy giáo viên cần lựa chọn và sáng tạo ra những đồ chơi sao cho phù hợp để có thể phát huy tối đa nhận thức của trẻ. Khi dạy trẻ làm đồ chơi phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu khác nhau ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu khác nhau ở trường mầm non
2/ 24 2. Đối với trẻ Nâng cao khả năng phát triển giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Trẻ biết yêu cái đẹp, thích làm ra cái đẹp và biết bảo vệ cái đẹp. Nhằm giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo, rèn luyện tính kiên trì, khéo léo của đôi bàn tay, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng kỹ xảo thông qua hoạt động làm đồ dùng đồ chơi từ một số nguyên vật liệu đơn giản nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả giáo dục trong hoạt động giáo dục. 3. Đối với phụ huynh học sinh Giúp phụ huynh hiểu rõ về tích cách của trẻ, hiểu biết hơn về về lợi ích của việc trẻ sáng tạo đồ chơi từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Phụ huynh thường xuyên đóng góp ủng hộ nguyên vật liệu để cô và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tại lớp. III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. 2. Phạm vi: Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B4. 3. Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận Đồ chơi trẻ em mầm non hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, mẫu giáo, vì bất kể một trẻ em nào trên thế giới đều có nhu cầu chơi đồ chơi mà trẻ thích và rất yêu quý đồ chơi trong lớp mầm non, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi trẻ em. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi mầm non còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi trẻ em vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này. Mà vui chơi lại chính là hoạt động chủ đạo trong các trường, lớp mầm non. Để thực hiện hoạt động vui chơi phải có đồ dùng đồ chơi. Chính những vai trò của đồ chơi tự tạo này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Nhưng hiện nay trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện SKKN: Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu khác nhau ở trường mầm non 4/ 24 b. Khó khăn: * Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi. Bên cạnh những thuận lợi trên, trong thực tế trường cũng còn gặp nhiều khó khăn về đồ dùng đồ chơi ở các nhóm lớp, mặc dù đã được nhà trường trang bị nhưng số lượng chưa đáp ứng cho việc dạy và học. Đồ chơi cho trẻ để phục vụ cho hoạt động chưa được đa dạng phong phú. * Đối với giáo viên: Giáo viên chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu làm thêm những đồ dùng mới lạ. Khi làm ĐDĐC giáo viên còn phải tính toán nhiều đến kinh phí và hiệu quả sử dụng. * Đối với trẻ: Đồ dùng sáng tạo trong quá trình sử dụng còn dễ bị hư hỏng do các cháu chơi chưa biết cách gìn giữ cẩn thận. Trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi tôi nhận thấy trẻ vẫn chưa tích cực tham gia, các kĩ năng thực hiện còn hạn chế, chưa mạnh dạn, nhanh nhẹn. c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ: 26 trẻ 4-5 tuổi trong lớp Trẻ đạt Chưa đạt STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Trẻ có ý thức thu thập 1 các nguyên vật liệu khác 07/26 27% 19/26 73% nhau Trẻ hứng thú tham gia 2 09/26 34,6% làm đồ dùng đồ chơi 17/26 65,4 % Trẻ có kỹ năng cơ bản 3 04/26 15,3% làm đồ dùng, đồ chơi 22/26 84,7% Trẻ có khả năng sáng tạo 4 trong việc làm đồ 03/26 11,6% 23/26 88,4% SKKN: Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu khác nhau ở trường mầm non 6/ 24 6 2 + Chủ đề động vật: Các con vật trẻ thích, làm bộ rối truyện 7 3 + Làm đồ dùng chủ đề giao thông: Xe máy, xe đạp, ô tô, cột đèn giao thông... + Xây ga ra ô tô 8 4 + Làm thuyền bè + Máy lọc nước 9 5 + Làm thùng rác thông minh Bên cạnh đấy để nâng cao trình độ chuyên môn của mình và để giúp trẻ 4 5 tuổi lớp tôi làm một số đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu khác nhau thì tôi đã: - Đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 45 tuổi - Tham gia các đợt kiến tập và các chương trình chuyên đề do phòng tổ chức. - Tìm đọc tham khảo những cách làm đồ dùng đồ chơi đơn giản trên sách báo, tạp chí mầm non. - Xem các chương trình truyền hình về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trên các kênh truyền hình như VTC11 (Chương trình “ Những tờ giấy diệu kỳ” dạy trẻ cách làm một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non, vào mạng xem các chương trình “Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non” 2. Biện pháp 2: Tìm kiếm, thu gom và xử lý các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi Đồ chơi tự tạo thường có màu sắc rất đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Đồ chơi tự tạo có thể nói là muôn hình muôn vẻ, bởi chúng được tạo ra từ những vật có sẵn, dễ kiếm, dễ làm, nguồn đồ chơi tự tạo là vô tận có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, trực tiếp làm từ những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi, bằng những vật liệu thu lượm được. Muốn có được những nguồn nguyên vật liệu dồi dào để làm đồ dùng đồ chơi trước hết tôi đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị sưu tầm, thu gom nguyên vật liệu. Các nguyên vật liệu phế thải không những tận dụng làm đồ chơi mà còn làm sạch môi trường. Các chai lọ rửa qua nước sạch phơi khô, lá cây, lá chuối, chai nhựa, nắp chai, vỏ lon bia, lon nước ngọt, vỏ sữa chua, que kem... Việc lựa chọn nguyên vật liệu để làm ĐDĐC cần chú ý: - Lựa chọn các nguyên vật liệu phải sạch, đảm bảo an toàn. - Tận dụng những nguyên vật liệu phổ biến, rẻ tiền. - Những vật liệu dễ vận động được từ phụ huynh, học sinh đóng góp. SKKN: Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu khác nhau ở trường mầm non 8/ 24 Hình ảnh: Ảnh sắp xếp góc nguyên liệu Kết quả: Qua việc thu gom nhiều nguyên vật liệu giúp trẻ biết bảo vệ môi trường, tận dụng nguyên vật liệu tự nhiên làm ra được nhiều đồ dùng đồ chơi bổ ích, giúp nâng cao khả năng thẫm mỹ cho trẻ, phát triển tư duy, óc sáng tạo, khéo léo của đôi bàn tay, trẻ yêu cái đẹp, thích làm ra cái đẹp và biết bảo vệ cái đẹp đã giúp trẻ có một môi trường nguyên liệu phong phú và đa dạng. 3. Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi Đặc trưng của trẻ mầm non là thích khám phá. Vì thế ĐDĐC làm ra phải đảm bảo an toàn, không gây thương tích, có độ bền cao. Đặc biệt, các ĐDĐC phải đẹp mắt thì trẻ sẽ rất hứng thú khi sử dụng. Khi hướng dẫn cho trẻ làm, chúng ta phải biết cách gợi ý cho trẻ làm ĐDĐC sao cho đảm bảo phù hợp với sự phát triển của trẻ. Cho trẻ làm từ dễ, đơn giản đến phức tạp dần, phù hợp với tình hình lớp, địa phương. Phát huy được sự sáng tạo, linh hoạt giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Ví dụ: Tôi đưa ra rất nhiều vỏ chai lọ (Nước khoáng, C2, lon bia, vỏ thạch, can nhựa...) và hỏi trẻ có thể làm được những đồ chơi gì? (trẻ nói làm con lợn, con thỏ, con gà.). Sau đó tôi có thể nói thêm những sản phẩm mà những nguyên vật liệu trên có thể làm. Hình ảnh: Đồ chơi làm từ nguyên vật liệu phế thải Tuy nhiên khi trẻ làm ĐDĐC không yêu cầu trẻ tự làm hết mà cần có người lớn giúp đỡ, hỗ trợ đặc biệt là cô giáo hay phụ huynh. SKKN: Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu khác nhau ở trường mầm non 10/ 24 Ví dụ : Tháng 4 với dự án: “Làm thuyền, bè nổi trên mặt nước” + Cô giới thiệu các nguyên vật liệu: ông hút, bìa màu, cành khô... là những nguyên liệu bé thu được từ những giờ hoạt động ngoài trời trước, cung cấp thêm 1 số nguyên liệu có sẵn: màng bọc thực phẩm, nilon, băng dính, xốp dính, kéo... + Trẻ lựa chọn nguyên liệu để tạo ra 1 chiếc thuyền, bè. + Trẻ làm xong sản phẩm có thể mang thả vào dòng suối nhỏ trong vườn trường. Hình ảnh: Trẻ trải nghiệm dự án: “Làm thuyền, bè trên mặt nước” Ví dụ : Tháng 10 với dự án: “ Bàn tay Rô bốt” Với những nguyên liệu như: giấy bìa, ống hút, dây chỉ, băng dính 2 mặt.... Đầu tiên bạn đặt bàn tay lên giấy bìa rồi vẽ đường viền theo các ngón tay, sau đó dùng kéo cắt theo các đường viền đó. Bạn hãy cắt ống hút ra thành các đoạn nhỏ và dùng băng dính để dính lên các đốt ngón tay. Cuối cùng là phần luồn dây chỉ vào các ống hút. Với đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, các bạn nhỏ đã tạo ra cho mình chiếc bàn tay rô bốt vô cùng xinh xắn và còn rất nhiều hoạt động lý thú khác nữa ....................................Được hoạt động, khám phá, lại được thỏa sức sáng tạo làm cho trẻ mạnh dạn và tự tin hơn. SKKN: Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu khác nhau ở trường mầm non 12/ 24 góc sẽ giúp trẻ ôn luyện, củng cố kiến thức, hình thức chơi nhẹ nhàng, hấp dẫn, nhiều nội dung chơi sẽ giúp trẻ khắc sâu, ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Bản thân là giáo viên dạy lớp 4-5 tuổi nhiều năm, đã hình dung tất cả nội dung về toán cho trẻ, nắm được khả năng của trẻ. Nên từ đầu năm, tôi đã định hướng cho mình nên làm đồ dùng đồ chơi thuộc kiến thức nào: Với nội dung về các quy luật sắp xếp, tôi làm bộ đồ chơi “Sắp xếp xen kể” Toán về số lượng: Tôi làm bộ đồ chơi “Ghép tương ứng”, “Đếm số lượng, tách gộp”, “Bé vui học toán” như: Toán về hình: “Chắp ghép hình học”. Từ những hình rời, trẻ có thể tìm và tìm lại những hình tương ứng để chắp ghép, ... Toán về vị trí trong không gian: “Xác định vị trí so với vật chuẩn”, “Bé đọc giờ đúng”, giúp trẻ được luyện tập về toán thời gian. Làm đồ chơi như thế nào để tận dụng được nhiều năm, có thể thay đổi đối tượng trong hình, tôi không dùng cách dán cố định như trước kia hay làm, thay vào đó tôi dùng miếng dán nên dễ gỡ ra để thay thế đối tượng khác, đồng thời giúp trẻ thao tác chơi không bị nhàm chám. Ví dụ: Khi đếm 1 nhóm đối tượng là 5 cái áo, khi trẻ đếm xong trẻ sẽ thêm bớt, tách gộp với đối tượng áo đó, trẻ sẽ dễ bị nhàm chám và thay vào đó trẻ chỉ việc gỡ ra và thay vào đó là đối tượng khác và tiếp tục chơi. Điều đó giúp trẻ hứng thú hơn, khả năng ghi nhớ cũng sẽ được phát triển hơn. Ví dụ 1: Bộ ghép số lượng tương ứng (có nhiều hình thức chơi như: Ghép số tương ứng với số trên nắp chai, ghép số tương ứng với các hình, ghép số tương ứng với các hình khác nhau cho trước, ghép hình tương ứng với số cho trước) a) Chuẩn bị nguyên liệu: Để làm được bộ đồ chơi này tôi chuẩn bị nguyên vật liệu như sau: vải nỉ, Thùng giấy cartong, xốp pitits, deccan, keo súng, súng bắn keo, bút lông đen, kéo. b) Cách làm: - Ghép số tương ứng với số trên nắp chai: Dùng thùng giấy cát tông cắt thành hình chữ nhật, dùng miệng của các chai nhựa gắn vào thùng giấy cát tông sau đó ghi số dưới các miệng chai tương ứng với các số trên nắp chai. - Ghép số tương ứng với các hình: Cắt đôi các hình mẫu khác nhau ra 2 miếng, 1 miếng sẽ dán số lượng, 1 miếng sẽ dán các đối tượng tương ứng với số lượng đó. - Ghép số tương ứng với các hình khác nhau cho trước: Cắt thùng giấy cát tông cắt thành hình chữ nhật, dùng giấy deccan cắt các hình thù khác nhau cho đẹp gắn các số ứng với các hình. - Ghép hình tương ứng với số cho trước: + Cắt miếng giấy thùng hình tròn làm photmat và cắt rời hình tròn vải nỉ với SKKN: Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu khác nhau ở trường mầm non
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_tre_4_5_tuoi_lam_do_dung_do_choi_s.docx
- SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng nguyên liệu khác nhau ở tr.pdf