SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều nói trọn câu
Việt Nam là một đất nước có nhiều dân tộc và có nền văn hóa đa dạng. Một số dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn ít có cơ hội giao lưu, tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng và chỉ sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình. Trong thực tế cho thấy phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số trước khi tới trường lớp mầm non đều sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ, ít có môi trường giao tiếp tiếng Việt, đến trường trẻ vẫn thích giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, thậm trí trong hoạt động vui chơi, học tập hàng ngày, do đó trẻ dân tộc thiểu số vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp với bạn bè người Kinh. Tuy nhiên, ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong nhà trường lại là tiếng Việt và chính điều này đã tạo ra rào cản ngôn ngữ cho nhiều trẻ em dân tộc thiểu số khi đến trường, làm các cháu không thể tham gia một cách tích cực và tự tin vào chính bản thân mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến những người làm cô giáo như chúng ta phải suy tư, trăn trở.
Dạy trẻ nói trọn câu có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng. Song thực tế trẻ còn nhiều hạn chế trong việc giao tiếp, chưa mạnh dạn, tự tin khi trò chuyện với cô giáo, với mọi người xung quanh. Đặc biệt đối với trẻ đơn vị tôi đang công tác chủ yếu là dân tộc Vân Kiều, nên về mặt ngôn ngữ tiếng Việt trẻ nói chưa thành thạo. Khi trả lời trẻ thường nói cộc lốc, nói sai trật tự câu, nói lặp ý, nói câu không đầy đủ thành phần ngữ pháp. Đây thực sự là một khó khăn lớn đối với trẻ khi chuẩn bị bước vào lớp mẫu giáo lớn và cũng là trở ngại không nhỏ đối với giáo viên mầm non trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
Dạy trẻ nói trọn câu có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng. Song thực tế trẻ còn nhiều hạn chế trong việc giao tiếp, chưa mạnh dạn, tự tin khi trò chuyện với cô giáo, với mọi người xung quanh. Đặc biệt đối với trẻ đơn vị tôi đang công tác chủ yếu là dân tộc Vân Kiều, nên về mặt ngôn ngữ tiếng Việt trẻ nói chưa thành thạo. Khi trả lời trẻ thường nói cộc lốc, nói sai trật tự câu, nói lặp ý, nói câu không đầy đủ thành phần ngữ pháp. Đây thực sự là một khó khăn lớn đối với trẻ khi chuẩn bị bước vào lớp mẫu giáo lớn và cũng là trở ngại không nhỏ đối với giáo viên mầm non trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều nói trọn câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều nói trọn câu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 4-5 TUỔI DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU NÓI TRỌN CÂU” Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hồng Chức vụ: Gáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Thủy Quảng Bình, tháng 03 năm 2015 2 nhiên, những gì áp dụng thường xuyên sẽ trở nên tiến bộ rất nhiều. Người lớn là cha mẹ trẻ hay những người thân yêu gần gũi xung quanh trẻ, ai cũng mong muốn những con trẻ của mình tự bản thân khám phá và nhận thức được những điều mới lạ, hấp dẫn đang đổi mới hàng ngày, thậm chí từng giờ trong cuộc sống. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng đủ khả năng, tự tin lao vào khám phá, tìm hiểu môi trường xung quanh để mở rộng tầm nhìn. Để giúp trẻ làm được điều này, cốt lõi của vấn đề là: “Mạnh dạn, tự tin”. Vì có mạnh dạn tự tin, mới dễ dàng tiếp cận mọi người xung quanh để quen biết và tìm kiếm thông tin. Việt Nam là một đất nước có nhiều dân tộc và có nền văn hóa đa dạng. Một số dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn ít có cơ hội giao lưu, tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng và chỉ sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình. Trong thực tế cho thấy phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số trước khi tới trường lớp mầm non đều sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ, ít có môi trường giao tiếp tiếng Việt, đến trường trẻ vẫn thích giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, thậm trí trong hoạt động vui chơi, học tập hàng ngày, do đó trẻ dân tộc thiểu số vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp với bạn bè người Kinh. Tuy nhiên, ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong nhà trường lại là tiếng Việt và chính điều này đã tạo ra rào cản ngôn ngữ cho nhiều trẻ em dân tộc thiểu số khi đến trường, làm các cháu không thể tham gia một cách tích cực và tự tin vào chính bản thân mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến những người làm cô giáo như chúng ta phải suy tư, trăn trở. Dạy trẻ nói trọn câu có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng. Song thực tế trẻ còn nhiều hạn chế trong việc giao tiếp, chưa mạnh dạn, tự tin khi trò chuyện với cô giáo, với mọi người xung quanh. Đặc biệt đối với trẻ đơn vị tôi đang công tác chủ yếu là dân tộc Vân Kiều, nên về mặt ngôn ngữ tiếng Việt trẻ nói chưa thành thạo. Khi trả lời trẻ thường nói cộc lốc, nói sai trật tự câu, nói lặp ý, nói câu không đầy đủ thành phần ngữ pháp. Đây thực sự là một khó khăn lớn đối với trẻ khi chuẩn bị bước vào lớp mẫu giáo lớn và cũng là trở ngại không nhỏ đối với giáo viên mầm non trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Dạy trẻ Bru Vân Kiều mạnh dạn trong giao tiếp và diễn đạt mạch lạc, trọn câu là nhiệm vụ hàng đầu của đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung và giáo viên mầm non dạy vùng sâu, vùng xa nói riêng. Mục đích là giúp trẻ giao tiếp, phát triển tư duy, nhận thức, nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng, cùng sống trong mái nhà chung Việt Nam. Vậy làm thế nào để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp đặc biệt là trẻ Bru Vân Kiều trong trường mầm non? Với lòng yêu nghề, mến trẻ và niềm đam mê công việc, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những phương pháp giúp trẻ tự tin về ngôn ngữ trong giao tiếp. Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm, tôi xin chia sẽ với đồng nghiệp của mình đề tài: "Một số biện pháp dạy trẻ 4 - 5 tuổi dân tộc Bru - Vân Kiều nói trọn câu." 4 Nhà trường đã tạo mọi điều kiện tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như: Máy chiếu, ti vi, đầu đĩa, bàn ghế, đồ chơi ngoài trời phù hợp với trẻ Năm học 2014 - 2015 tôi được phân công dạy lớp ghép ở hai độ tuổi (3 tuổi và 4 tuổi), với tổng số cháu là 27 cháu, trong đó có 16 trẻ độ tuổi mẫu giáo nhở và 11 trẻ độ tuổi mẫu giáo bé. Có 8 trẻ dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ: 42%; 11 trẻ dân tộc Vân Kiều chiếm tỷ lệ 57,89%. Đây là điều kiện thuận lợi để trẻ dân tộc Vân Kiều có điều kiện học hỏi, giao tiếp với trẻ người Kinh từ đó giúp trẻ hiểu và biết sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. b. Khó khăn: Cháu ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ khả năng nhận thức cũng như ngôn ngữ của trẻ phát triển không đồng đều, có nhiều cháu còn nói ngọng, nói chớt, đa số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin; khi trả lời câu còn cộc lốc. Đa số phụ huynh ở đây đều thuộc đồng bào dân tộc Vân Kiều nên việc nhận thức, nuôi dạy trẻ một cách khoa học còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc dạy trẻ nói trọn câu. Thậm chí một số phụ huynh đang còn mắc lỗi nói cộc lốc và không đúng ngữ pháp như vậy dễ làm người khác nghe sẽ hiểu sai nghĩa. Qua đây, chứng tỏ trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi cách phát âm về cấu trúc ngữ câu của cha, mẹ và người lớn. Có một số bà mẹ người Kinh thường hay nói chớt theo giọng nũng nịu của con mình. Vào đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát các cháu để nắm tình hình và có kế hoạch giáo dục. Kết quả như sau: (cần lập bảng điều tra thực tiễn). - 25% trẻ hứng thú trả lời câu hỏi của cô và trả lời trọn câu. - 35% trẻ chưa mạnh dạn, tự tin khi trả lời, trả lời chưa trọn câu. - 40% trẻ còn nói chớt, nói ngoọng và có một số trẻ chưa chịu nói mà chỉ dùng cử chỉ, hành động để thể hiện cái mà trẻ mong muốn như gật đầu hoặc khóc. Mặc dù còn nhiều khó khăn song với lòng yêu nghề, mến trẻ, tôi đã tìm ra một số biện pháp để dạy trẻ nói trọn câu. 2.2. Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi Bru - Vân Kiều nói trọn câu a. Biện pháp 1: Xây dựng mẫu câu: Để dạy trẻ nói trọn câu, nói đúng ngữ pháp và diễn đạt mạch lạc, cô giáo cần thường xuyên trò chuyện với trẻ để việc phát triển ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn. Việc học câu không giống như học từ, học từ yêu cầu các cháu phải nhớ từ để khi cần mang ra sử dụng, còn học câu thì không thể. Để trẻ nói trọn câu, đúng ngữ pháp, cô giáo phải giúp trẻ rút ra được các mô hình câu khi giao tiếp với người lớn. Ví dụ: Khi cô giáo hỏi: "Sáng nay con ăn gì?" Trẻ trả lời: "Sáng nay con ăn cháo." TN CN VN BN Như vậy, mô hình câu khái quát là: trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ. 6 Vì vậy, chúng ta cần giúp trẻ biết cách diễn đạt ý mình rõ ràng, mạch lạc, biết diễn đạt thông tin rõ ràng, sử dụng đúng từ, đúng cấu trúc ngữ pháp. c. Biện pháp 3: Dạy trẻ nói trọn câu trên các tiết học: Ở trên tiết học là điều kiện thuận lợi để trả lời các câu hỏi về kiến thức mà cô giáo cung cấp cho trẻ một cách lưu loát, mạch lạc và trọn câu. Bởi vậy, cô giáo cần nghiên cứu để xây dựng hệ thống các câu hỏi cho các bài học một cách đơn giản, dể hiểu và phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ lứa tuổi. Khi hỏi, cô giáo phải tạo ra không khí thật sự nhẹ nhàng, thoải mái và tự nhiên, phù hợp với khả năng của trẻ. Nếu trẻ trả lời chưa đúng, cô giúp trẻ bằng cách cô gọi những trẻ giỏi trả lời giúp bạn, sau đó cho trẻ đó nhắc lại nhiều lần. Ví dụ: Khi dạy bài thơ: "Đi bừa", cô hỏi: " Mẹ dắt trâu đen đi đâu?". Trẻ trả lời: "đi bừa" thì cô nhắc trẻ trả lời lại trọn câu: "Mẹ dắt trâu đen đi bừa". Sau các tiết học, tôi ghi vào nhật ký những trẻ nói còn hạn chế để có kế hoạch bồi dưỡng trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. d. Biện pháp 4: Dạy trẻ nói trọn câu ở mọi lúc, mọi nơi: Trẻ lứa tuổi mãu giáo nhỡ trí nhớ của trẻ dễ nhớ nhưng cũng dễ quên, vì vậy cô giáo cần phải thường xuyên ôn luyện cho trẻ vào các thời điểm thích hợp trong ngày, ở mọi lúc, mọi nơi để rèn luyện cho trẻ có thói quen nói và trả lời trọn câu. * Lúc đón và trả trẻ: Tôi thường xuyên cùng trò chuyện với trẻ, đặt ra một vài câu hỏi để trẻ trả lời. Tuy nhiên, khi trò chuyện với trẻ, tôi đã tạo không khí thoải mái như vừa buộc tóc, vuốt ve, cắt móng tay hoặc khen ngợi trẻ có áo quần mới để trẻ tự nhiên nói chuyện, mạnh dạn, tự tin thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên trò chuyện với trẻ về chủ đề, chủ điểm đang học để trẻ dễ dàng nhớ lại bài cũ và tiếp thu kiến thức mới giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hơn. Ví dụ: Trong chủ điểm Thế giới thực vật tôi đặt ra những câu hỏi: “Ở nhà con trồng những cây gì?”; “ Những cây đó có ích lợi gì?” Ngoài ra, tôi thường kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ cho trẻ nghe. Qua giọng đọc, giọng kể của cô giáo, trẻ có thể cảm nhận và nhận biết được ngữ điệu, giọng điệu, âm điệu, vần điệu của ngôn ngữ nghệ thuật, từ đó trẻ dần dần học được cách sử dụng từ ngữ sao cho thật mạch lạc để nói trọn câu và nói đúng cấu trúc ngữ pháp. Hay nói cách khác trẻ vừa học vừa bắt chước theo cô. Ví dụ: Tôi hỏi: "Hôm qua cô đã dạy cho các con bài thơ gì?" Trẻ trả lời: "Cây bàng" Như vậy, tôi phải hỏi lại: "Ai được học bài thơ cây bàng?" để trẻ trả lời trọn câu: "Hôm qua, con học bài thơ cây bàng". Sau đó, tôi có thể đọc diễn cảm lại bài thơ cho trẻ nghe. Tôi cũng có thể hướng dẫn trẻ đọc thơ bằng các hình thức: 8 h. Biện pháp 6: Kịp thời khen ngợi, động viên trẻ: Trẻ ở lứa tuổi này thích được khen ngợi, động viên, khuyến khích của cô giáo, người lớn nên tôi rất chú trọng đến việc khen ngợi trẻ kịp thời để trẻ nói trọn câu. Nếu trẻ trả lời chưa đúng, tôi động viên trẻ: "Con trả lời gần đúng rồi!", tuyệt đối không nên chê bai trẻ. Đối với những trẻ trả lời đúng, mạch lạc, trọn câu, tôi kịp thời khen ngợi, khích lệ trẻ. Ngoài ra, tôi còn tổ chức cho trẻ cắm hoa bé ngoan sau các tiết học, các giờ hoạt động. Nhờ vậy mà trong các giờ học, trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động và trả lời trọn câu các câu hỏi của cô. Biện pháp 7: Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh: Phụ huynh là cầu nối giữa gia đình và Nhà trường để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục mầm non. Để thực hiện tốt sự phối hợp đó, ngay từ đầu năm, tôi đã mạnh dạn chia sẽ suy nghĩ với phụ huynh về tầm quan trọng của việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, trong đó có nội dung dạy trẻ nói trọn câu. Để từ đó, phụ huynh có nhận thức đúng đắn và xác định vai trò của mình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong những giờ đón và trả trẻ, tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh và đưa ra một vài ví dụ cho phụ huynh tham khảo để dạy trẻ nói trọn câu ở nhà cho thật hiệu quả. Động viên phụ huynh đặt nhiều câu hỏi cho trẻ trả lời và khuyến khích trẻ trả lời trọn câu. Tuyệt đối không nhại theo những từ mà trẻ đã phát âm sai, hoặc âu yếm vỗ về trẻ bằng cách nói nậng với trẻ. Đồng thời tôi đã viết những bài thơ, mẫu chuyện hoặc cắt các hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật đưa cho phụ huynh rồi hướng dẫn phụ huynh về nhà kèm cho trẻ đọc thuộc ở nhà. Qua đó tích hợp được nhiều vốn từ cho trẻ, giúp trẻ trả lời trọn câu. Đối với những trẻ còn nhút nhát, nói chớt, nói ngoọng, tôi có kế hoạch gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh nhiều hơn để giúp trẻ tiến bộ, đồng thời cũng thường xuyên trò chuyện với trẻ trong các giờ đón và trả trẻ, các HĐNT, HĐC... 2.3. Kết quả đạt được: Nhờ biết chọn lọc và sử dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt và sáng tạo nên chỉ mới thực hiện trong một học kỳ, lớp tôi đã đạt được kết quả như sau: 100% trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, đặc biệt thích trả lời các câu hỏi mà tôi đưa ra. 93% trẻ mạnh dạn, tự tin, gần gủi trò chuyện với cô giáo và người lớn. 90% trẻ biết trả lời trọn câu, trả lời các câu hỏi một cách trôi chảy, mạch lạc. Bản thân tôi có thêm một số kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ. Xác định được kiến thức, kỹ năng của các bài học để truyền thụ cho trẻ phù hợp. Phụ huynh học sinh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nói trọn câu đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và đã biết cách dạy trẻ nói trọn câu ở nhà. 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_tre_4_5_tuoi_dan_toc_bru_van_kieu.doc