SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh
Giáo dục tình cảm ở trẻ mầm non là giáo dục năng lực nhận biết và bày tỏ những cảm xúc, tình cảm của mình, hiểu và đáp lại cảm xúc tình cảm của người khác, hình thành và rèn luyện sự tự tin, tự lực thúc đẩy cảm xúc về khả năng độc lập và những tình cảm tích cực của trẻ.
Ở lứa tuổi mẫu giáo tính xã hội, tính đạo đức được hình thành và phát triển. Hoạt động với các đồ vật là hoạt động giao tiếp với những người xung quanh, tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng cùng phát triển song song. Đó là những yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến hoạt động học tập của trẻ. Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ.
Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ mẫu giáo bắt đầu hình thành một hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với bạn bè, gia đình và với những người xung quanh. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì hành vi này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai.
Ở lứa tuổi mẫu giáo tính xã hội, tính đạo đức được hình thành và phát triển. Hoạt động với các đồ vật là hoạt động giao tiếp với những người xung quanh, tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng cùng phát triển song song. Đó là những yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến hoạt động học tập của trẻ. Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ.
Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ mẫu giáo bắt đầu hình thành một hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với bạn bè, gia đình và với những người xung quanh. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì hành vi này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh
2/12 2. Thời gian và địa điểm - Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023 - Địa điểm: Tại trường mầm non Chu Minh - Ba vì- Hà Nội. - Đối tượng: Trẻ 4 - 5 tuổi lớp Mẫu giáo nhỡ B1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Giáo dục tình cảm ở trẻ mầm non là giáo dục năng lực nhận biết và bày tỏ những cảm xúc, tình cảm của mình, hiểu và đáp lại cảm xúc tình cảm của người khác, hình thành và rèn luyện sự tự tin, tự lực thúc đẩy cảm xúc về khả năng độc lập và những tình cảm tích cực của trẻ. Ở lứa tuổi mẫu giáo tính xã hội, tính đạo đức được hình thành và phát triển. Hoạt động với các đồ vật là hoạt động giao tiếp với những người xung quanh, tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng cùng phát triển song song. Đó là những yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến hoạt động học tập của trẻ. Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ mẫu giáo bắt đầu hình thành một hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với bạn bè, gia đình và với những người xung quanh. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì hành vi này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai. 2. Thực trạng vấn đề Trường mầm non Chu Minh đạt chuẩn mức độ I, trường có các lớp học đảm bảo thoáng mát sạch sẽ, có đầy đủ đồ dùng dạy học, đủ đồ chơi đáp ứng cho trẻ. Năm học 2022 – 2023 được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường tôi giảng dạy tại lớp mẫu giáo lớn 4-5 tuổi với sĩ số lớp 28 trẻ. Qua thời gian đứng lớp tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 4/12 KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN STT Nội dung Tổng số Kết quả trước thực ngiệm trẻ Số trẻ Tỷ lệ 1 Trẻ quan tâm chia sẻ với cô 28 14 50% giáo và bạn bè 2 Trẻ biết nhường nhịn và rủ 28 12 43% bạn cùng chơi 3 Quan tâm chia sẻ với các bạn 28 10 36% nhỏ bất hạnh 4 Trẻ biết chia sẻ, yêu thương 28 12 43% mọi người xung quanh 5 Trẻ mạnh dạn, tự tin trong 28 14 50% giao tiếp. Sau khi khảo sát số trẻ đạt còn thấp. Vì vậy tôi đã thực hiện các biện pháp sau: 3. Các biện pháp 3.1. Biện pháp 1: Học tập, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Để thấu hiểu và tiếp cận với trẻ thì trước tiên mỗi giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác và trải nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế. Chính vì vậy tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của trẻ 4-5 tuổi và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet để thiết kế các bài dạy, hoạt động sinh động hiệu quả. Mặt khác tôi cũng tự bồi dưỡng và trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non, tôi đã “hiểu” trẻ hơn và có thể thiết kế các hoạt động nhằm giúp các con biết yêu thương chia sẻ với mọi người mọi vật xung quanh. Tôi hiểu rằng: Để dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ cô giáo cần tạo cơ hội cho trẻ được chia se đồ chơi hay món ăn mà trẻ ưa thích với bạn bè. Luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ, cô giúp chúng bày tỏ thái độ, dạy trẻ cách giải quyết vấn đề, tôn trọng đồ đạc của trẻ, dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể tích hợp. 6/12 lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và thích đi học . Giáo án : Hành động yêu thương ( Tiến hành trong 20 phút) * Mục tiêu: - Trẻ nhận thức được tầm quan trọng của giá trị yêu thương, biết cách yêu thương bản thân, chia sẻ niềm vui với mọi người * Chuẩn bị: - Phim truyện “Tết đoàn viên”. - Đàn organ ghi âm bài hát: “Sắp đến tết rồi”. Tiến hành: Ổn định: Cho trẻ hát bài ‘Sắp đến tết rồi”. Hoạt động 1 : Thảo luận về 2 thông điệp: Yêu thương là quan tâm, chia sẻ thể hiện bằng lời nói. - Con cảm thấy thế nào khi nói lời yêu thương với mọi người? - Mọi người khi nhận được lời yêu thương từ con cảm thấy thế nào? - Yêu thương đích thực làm mình cảm thấy an toàn. Hoạt động 2: Cho trẻ xem phim “ Tết đoàn viên” * Trò chuyện và đàm thoại: - Vào ngày vui, ngày tết mọi người mong muốn điều gì? - Ngày tết không được đón tết cùng con cháu ông bà cảm thấy như thế nào? - Biết ông bà buồn, bé và bố mẹ đã làm gì? - Khi về quê ăn tết, tâm trạng ông bà như thế nào? - Con cảm thấy thế nào khi giúp cho người khác được vui? - Ở lớp có những ngày nào mà các con cảm thấy vui và muốn chia sẻ cùng cô giáo và các bạn nhất? ( Ngày sinh nhật). 2.2. Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua hoạt động ngoại khoá. Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực. Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ .Lớp tôi đã tổ chức thành công khi cho trẻ đi tham quan dã ngoại tại công viên. Qua những chuyến đi thực tế như vậy giúp cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm thực tế, được thực hành kỹ năng sống... điều này rất quan trọng trẻ sẽ rút ra được những kinh nghiệm sống, biết quan tâm yêu thương chia sẻ tới mọi người mọi vật. 8/12 Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực. Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ .Lớp tôi đã tổ chức thành công khi cho trẻ đi tham quan dã ngoại tại công viên. Qua những chuyến đi thực tế như vậy giúp cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm thực tế, được thực hành kỹ năng sống... điều này rất quan trọng trẻ sẽ rút ra được những kinh nghiệm sống, biết quan tâm yêu thương chia sẻ tới mọi người mọi vật. Nuôi dưỡng lòng yêu thương cho trẻ là một công việc hết sức thú vị và đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết. Cũng tương tự như khi ta xin được một hạt giống quý nào đó rồi mang về trồng trên mảnh đất trước nhà. Mỗi ngày, ta tưới nước giữ ẩm cho chỗ đất gieo hạt, rồi một ngày nào đó hạt sẽ nảy mầm phát triển thành cây cho ta trái ngọt lành. Trong suốt những năm tháng tuổi thơ, bạn bè là một trong những người quan trọng nhất trong cuộc sống của một đứa trẻ. Nhiều tính cách trẻ em được hình thành bởi tình bạn mà trẻ có được trong suốt cuộc đời mình. Trên thực tế, trẻ em cũng có thể hình thành tình bạn cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy, trẻ phải học hỏi không chỉ làm thế nào để có bạn bè trong suốt thời thơ ấu mà còn làm thế nào để hình thành tình bạn tích cực với các bạn đồng trang lứa của mình. Là cô giáo những người gần gũi trẻ nhất, có một số cách để chúng ta có thể giúp các bé yêu của mình có được tình bạn tích cực, biết yêu thương chia sẻ với bạn bè. Ngày qua ngày, các bé lớp tôi đã có thêm nhiều tình bạn đẹp trong sáng thánh thiện. Tình bạn đẹp làm các con tự tin hơn, đoàn kết và thân thiện với tất cả mọi người, mỗi ngày đến lớp với bé là một ngày vui. Các bé của lớp tôi may mắn đều được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương vô bờ của ông bà cha mẹ, các bé không thể biết và hình dung ra ở ngoài kia vẫn còn có những bạn nhỏ mà ngay từ khi chào đời đã trót mang một niềm bất hạnh, đó là những bạn bị khuyết tật, các bé sơ sinh bị bỏ rơi, và vẫn còn có những cụ già cô đơn không nơi nương tựa phải nhờ tới bàn tay nuôi dưỡng của cộng đồng, xã hội. Chúng tôi thấy rằng cần phải dạy các bé biết mở rộng lòng mình để yêu thương, quan tâm chia sẻ với những người bất hạnh để khi lớn lên các bé trở thành những con người có tấm lòng nhân hậu. Chúng tôi đã kết hợp cùng nhà trường và phụ huynh tổ chức cho các con được tham gia rất nhiều các hoạt động từ thiện, ủng hộ quần áo cũ, đồ chơi cũ ... 10/12 Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con như: Tổ chức ngày Tết Trung thu, ngày khai giảng, Noel, hay bé được tổ chức buffee tại lớp các bé cũng rất hào hứng.. mỗi hoạt động một hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo dục trẻ biết quan tâm giúp đỡ người thân và bạn bè. Hình ảnh 5: Bé vui đón trung thu bên mâm cỗ Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy các bé của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ và cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn và quan tâm đến bạn bè. Những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạn quấn quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi mới, đồ chơi đẹp mà các cô và cả lớp mới làm. 3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ trải nghiệm. Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học mầm non. Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau như phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới, hay phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng mầm non mới Ngoài việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường, về nhà phụ huynh phối hợp chặt chẽ với giáo viên để hình thành cho trẻ nề nếp thói quen, từ đó trẻ mới có kết quả cao. Chính vì thế thông qua các buổi họp đầu năm tôi phổ biến với phụ huynh đầy đủ các nội dung dạy trẻ yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh. Từ đó phối kết hợp cùng với giáo viên giáo dục trẻ. Đặc biệt hơn cha mẹ và những người xung quanh phải là tấm gương sáng về sự yêu thương và chia sẻ để trẻ noi theo chắc chắn cho bé khi trưởng thành. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ. - Qua bảng tuyên truyền ở lớp và giờ đón, trả trẻ tôi kết hợp với phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ biết quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_tre_4_5_tuoi_biet_quan_tam_yeu_thu.doc