SKKN Một số biện pháp đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Quang Yên

Đảm bảo an toàn cho trẻ nói chung và trẻ mầm non nói riêng, đây không phải là một nội dung mới với chúng ta, đặc biệt là cô giáo mầm non như tôi, bởi đây là kiến thức mà mỗi giáo viên chúng tôi đều được trang bị rất kỹ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, nhưng nó luôn là một vấn đề rất nhạy cảm và vô cùng quan trọng không chỉ ở trong mỗi nhà trường, gia đình mà còn cả toàn xã hội, là một nhiệm vụ quan trọng với mỗi giáo viên, đây cũng là nhiệm vụ trong tâm mà tập thể cán bộ giáo viên nhân viên trong trường luôn đặt lên hàng đầu. Một nhiệm vụ nhà trường đề ra trong năm học “Trường mầm non hạnh phúc, an toàn, sạch đẹp”.Vì vậy phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
docx 24 trang skmamnon 09/08/2024 1540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Quang Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Quang Yên

SKKN Một số biện pháp đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Quang Yên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
 Như chúng ta biết trẻ nhỏ ở lúa tuổi mầm non luôn vô cùng hiếu động, thích 
tò mò, khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên ở lứa tuổi này trẻ còn quá non 
nớt để tự bảo vệ mình, và nhận gia những nguy hiểm xung quanh mình nên những 
nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như không có sự quan tâm định hướng 
đúng đắn của người lớn, cũng như mọi điều kiện về nơi chăm sóc và giáo dục trẻ, 
không đảm bảo an toàn, trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ sẽ sảy ra các tai nạn như, 
trầy xước, chảy máu, chấn thương mềm, hay gẫy tay, gẫy chân sẽ để lại những 
hậu quả không tốt, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên phần 
lớn các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu như cha mẹ trẻ, cô giáo và 
mọi người xung quanh trẻ luôn biết được các nguyên nhân dẫn đến tai nạn, nêu 
cao nhận thức để xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ.
 Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn 
đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến 
tai nạn thương tích ở trẻ nhưng phần lớn là do sự bất cẩn của người lớn. Dù ở môi 
trường nào cũng vậy, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn.
 Nguyên nhân tai nạn thương tích thì có rất nhiều: Ngã, bỏng, hóc sặc dị vật, 
bị điện giật, ngã cầu thang, đuối nước, động vật cắn, bạo hành. Những tai nạn 
đó thường bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn, khó lường trước và phòng tránh được. 
thương tích sẽ gây ra những thương tổn trên cơ thể người về thể chất, tinh thần và 
có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi Mầm Non. Vì ở lứa tuổi này trẻ 
thường hiếu động, thích tìm tòi, khám phá và chưa có kiến thức, kỹ năng, phòng 
tránh nên rất dễ bị tai nạn, thương tích. Việc bảo vệ an toàn, phòng tránh và xử lý 
ban đầu khi xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ là một việc vô cùng quan trọng đối 
với sự phát triển của trẻ sau này.
 Như chúng ta đã biết trong những năm học gần đây trên các phương tiện 
thông tin đại chúng liên tiếp đưa ra những vụ tại nạn thật thương tâm trong nhà 
trường cũng như ở gia đình trẻ, những nỗi đau ấy vẫn còn mãi. 
 + Điển hình như: Cháu bé 3 tuổi ở trường mầm non xã Quân Chu, Huyện 
Đại Từ tỉnh Thái Nguyên bị tủ đổ vào người đã tử vong. Sập cổng trường tại 
trường mầm non Bản Phung, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào 
Cai khiến 3 bé tử vong. Hay tại trường mầm non tư thục Tuổi Ngọc huyện Dĩ An 
tỉnh Bình Dương cháu bé 14 tháng tuổi ngã trong nhà vệ sinh dẫn đến tử vong. 
Tại trường mầm non Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh bị bất tỉnh trong giờ ngủ 
trưa dẫn đến tử vong. Tại Trường mầm non Phủ Lỗ huyện Sóc Sơn, Hà Nội bé 
khi chơi ngoài trời bị kẹp cầu trượt dẫn đến tử vong, Tại Trường mầm non Bích 
Ngọc thị trấn Yên Thế, Yên Bái bé 3 tuổi bị bỏng nặng khi ở lớp
 Hàng ngày còn rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại trường mầm non, 
trong gia đình, ngoài xã hội với trẻ. Ví dụ: Như trẻ bị bạo hành về thể chất lẫn 
tinh thần, trẻ bị bỏng, bị điện giật, trẻ bị hóc sặc dị vật, từ những hình ảnh vụ viêc 
trên bản thân tôi là một giáo viên mầm non luân suy nghĩ và cảm nhận rằng mọi 
 2 sóc, giáo dục trẻ. Và từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã chọn đề tài “Một 
số biện pháp đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 4 – 5 
tuổi trong trường mầm non”
2.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non”.
3. Tác giả sáng kiến
 Họ và tên: Bùi Thị Phượng.
 Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường mầm non Quang Yên - Sông 
Lô - Vĩnh Phúc.
 Số điện thoại: 0974972955. 
 Email: buithiphuong.gvc0quangyen@vinhphuc.edu.vn
 Họ và tên: Dương Thị Hậu.
 Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường mầm non Quang Yên - Sông 
Lô - Vĩnh Phúc.
 Số điện thoại: 0328514383. 
 Email: duongthihau.gvc0quangyen@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
 Bùi Thị Phượng. Trường mầm non Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh 
Phúc.
 Dương Thị Hậu. Trường MN Quang Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh 
Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến là áp dụng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng 
và giáo dục trẻ ở lớp trong trường mầm non, mà cụ thể là xây dựng lớp học đảm 
bảo an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 15 tháng 9 năm 2022.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Về nội dung của sáng kiến
 Trẻ em vốn rất hiếu động trong khi đó vấn đề rủi ro luôn tiềm ẩn khắp nơi, 
nếu cha mẹ, thầy cô không lưu tâm đúng mức cũng như không có biện pháp phòng 
tránh hữu hiệu thì nguy cơ gặp tai nạn của trẻ rất lớn. 
 Là một giáo viên được nhà trường giao phụ trách nhóm lớp 4 – 5 tuổi. mặc 
dù đã ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ nhưng trẻ vẫn có thể xảy ra các tai nạn như, ngã 
chảy máu, gãy tay, bỏng, xô đẩy khi chơi đùa, trong giờ ăn trẻ có thể bị hóc sặc 
mà phổ biến nhất ở lứa tuổi này là trẻ hay tò mò đùa nghịch, múa siêu nhân, xô 
đẩy, chạy nhảy
 Bảng khảo sát trước khi trẻ tham gia áp dụng sáng kiến
 Tổng số trẻ: 35 trẻ
 STT Nội dung Đạt Chưa đạt
 Tổng 
 số trẻ
 4 Đồ chơi là một trong những món đồ không thể thiếu với trẻ nhỏ, đồ chơi 
được ví như mọi thứ quý giá nhất với trẻ, nếu một ngày ở trường mà trẻ không 
được hoạt động với đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành, nên đồ chơi có 
tầm quan trọng với trẻ. Và một ngày trẻ được tiếp xúc với đồ chơi là rất nhiều 
giáo viên cần quan sát kiểm tra tỷ mỉ các đồ dùng đồ chơi khi cho trẻ chơi. Với 
những đồ chơi như hột hạt phải thường xuyên giáo dục trẻ không cầm riêng sau 
khi chơi xong, để tránh trẻ tò mò bỏ vào lỗ tai, lỗ mũi, cô phải giáo dục trẻ chơi 
an toàn mọi lúc mọi nơi.
 Những đồ chơi ở góc nghệ thuật sáng tạo như hột hạt, đất nặn, bút màu, rất 
nhỏ khi chơi cô cần quan sát và giáo dục trẻ không cho vào miệng, tai mũi, khi 
trẻ chơi xong cô có cần cất và kiểm tra xem trẻ còn cầm trong tay không.
 Hàng ngày tôi luôn sưu tầm đồ chơi mới có sẵn như hột, hạt, hoa khô, bìa 
cát tông, xốp nhỏ, hay các vỏ bọc trái cây cho trẻ cùng cô trải nghiệm làm đồ 
chơi. phù hợp với chủ đề lứa tuổi đảm bảo tính khoa học, khi lựa chọn các đồ 
chơi tôi cần vệ sinh sạch và kiểm tra độ an toàn của mỗi đồ chơi khi cho trẻ chơi.
 Cô loại bỏ đồ chơi hỏng sắc nhọn
 Cô loại bỏ đồ chơi hỏng sắc nhọn
 6 
 Giữ nhà vệ sinh khô ráo, trống trơn
 Đối với các ổ điện dây điện: Kiểm tra đường dây điện ổ cắm điện thường 
xuyên. Lồng ghép giáo dục trẻ không nghịch ổ điện, leo trèo cột điện, nghịch 
quạt, các đồ dùng liên quan đến điện, và giáo dục cho trẻ biết không trọc vào ổ 
điện, không tự cắm các đồ dùng vào ổ điện thông qua các hoạt động trong ngày, 
các ổ điện xa tầm tay của trẻ, hướng dẫn trẻ sử dụng điện một cách an toàn.
 Với công tác vệ sinh đồ dùng đồ chơi: Đồ dùng đồ chơi không đảm bảo vệ 
sinh sạch sẽ cũng là một tai nạn với trẻ, bởi khi đồ dùng không đảm bảo vệ sinh 
trẻ cầm, nắm, chơi, cũng có thể gây ra mất vệ sinh hoặc ngộ độc, ảnh hưởng đến 
sức khoẻ của trẻ. Như nội quy nhà trường đã đề ra, giáo viên phải vệ sinh đồ dùng 
đồ chơi hàng ngày hàng tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ những đồ chơi có 
nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ.
 Vệ sinh đồ chơi
 8 Với việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp đảm bảo an toàn và 
thường xuyên loại bỏ những đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ là việc làm 
rất rễ và đơn giản, nhưng nếu chúng ta vô tình không để ý đến, cũng sẽ sảy ra tai 
nạn với trẻ rất nguy hiểm, cũng sẽ ảnh hưởng đến trẻ sau này. 
 Từ việc loại bỏ những đồ chơi gây mất an toàn cho trẻ, mà lớp tôi, lớp bạn 
trong trường không có trường hợp nào sảy ra tai nạn do đồ chơi, hóc sặc, chảy 
máu, hay trơn trượt, té ngã
* Biện pháp 2: Xây dựng lớp học hạnh phúc, kiềm chế cảm xúc bản thân, 
tạo tâm lý an toàn cho trẻ.
 Với tôi hiểu đơn giản lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có 
cảm giác “muốn đến”, khi đến sẽ có hứng thú niềm vui, sự mong chờ và những 
rung cảm, sự an toàn và tôn trọng, một môi trường tạo được cho trẻ thoải mái khi 
đến lớp. Nếu như trẻ sợ, không muốn đến lớp, mỗi ngày đến lớp cô cáu gắt, la 
quát, mắng, thậm chí bạo hành trẻ, đó cũng là một tai nạn thương tích vô cùng 
nghiêm trọng đối với trẻ. Vì vậy để có 1 lớp học hạnh phúc, cần chú trọng xây 
dựng những giá trị nhân văn, và những chuẩn mực hành xử tích cực, chuẩn mực 
giữa cô và trò, giữa cô với đồng nghiệp, với phụ huynh, và điều đặc biệt muốn 
cho trẻ hạnh phúc thì đầu tiên cô phải là người hạnh phúc.
 + Trường mầm non là ngôi nhà thứ 2 của trẻ. Khi trẻ ở trường phải được 
đảm bảo an toàn về tâm lý, thể lực, sức khoẻ và tính mạng cho trẻ. Tạo cho trẻ 
cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
 + Giành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ, tạo không khí thân mật như ở gia 
đình, tạo cảm giác yên ổn cho trẻ khi ở trường mầm non, trẻ tin tưởng rằng cô yêu 
trẻ, tránh gò ép doạ nạt, phê phán trẻ, đặc biệt quan tâm chăm sóc trẻ mới đi học 
và trẻ đặc biệt.
 Gần gũi với trẻ
 10 + Không được hồi tưởng về quá khứ, cháu này hôm trước cũng đánh bạn, 
cũng vứt đồ chơi trong lớp, đến lớp hay khóc..vì điều đó sẽ dễ làm bùng phát 
cơn giận dữ thành cơn thịnh nộ
 + Không mang những bức xúc để trong lòng mình, hãy nghĩ đến những 
điều tích cực, điều tốt đẹp, làm chủ cảm xúc của mình để xây dựng tình yêu thương 
tốt với trẻ, chỉ có tình yêu thương trẻ thì sẽ quyên đi những ức chế trong lòng 
mình.
 + Rèn luyện tính kiên nhẫn, công việc có đôi lúc cảm thấy căng thẳng, nên 
tôi đã rèn luyện khả năng kiên nhẫn với trẻ và tính nóng nảy của bản thân mình. 
 Để rèn luyện kỹ năng kiềm chế sự tức giận, tránh xung đột. Giáo viên cần 
nuôi dưỡng tư duy, cảm xúc tâm hồn. Trau dồi ngôn ngữ giao tiếp tích cực, rèn 
luyện khả năng chịu áp lực cao.
 Đối với trẻ tôi thiết lập cho trẻ thới quen, cho các hoạt động nhất định, vào 
thời gian trong ngày của trẻ để trẻ chủ động trong các hoạt động.
 + Tôi đã xây dựng mối quan hệ tích cực trong lớp (Giữa giáo viên và trẻ, 
giữa trẻ với nhau, tôn trọng trẻ, cho trẻ được phản hồi, đặt câu hỏi với cô, với các 
bạn một cách tự nhiên, tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, bằng sựu nhẹ nhàng ân cần 
chu đáo, thống nhất lời nói và việc làm của mình không định kiến với trẻ.
 + Tôi tạo cho tẻ sự thích thú, thoải mái, vui vẻ, cởi mở bằng nhiều các hoạt 
động hấp dẫn như, kể chuyện, hài hước, quan tâm đến trẻ nhút nhát, mới đi học.
 + Thay vì la mắng doạ dẫm, cứ để trẻ tự nhiên nếu có sai, trẻ được nói ra 
cảm xúc của mình, điều đó giúp trẻ tự tin, hoà đồng, lớp học hạnh phúc là nơi 
giúp giáo viên và trẻ duy trì những cảm xúc tích cực.
 Cô và trẻ cùng thân thiện trò chuyện
 12

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_dam_bao_an_toan_phong_tranh_tai_nan_th.docx