SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi đạt kết quả cao

Tạo hình là một trong những hoạt động giáo dục giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ mầm non. Bên cạnh đó còn là phương tiện trẻ thể hiện ấn tượng, hiểu biết, ý muốn của mình về thế giới xung quanh, đặc biệt là biểu tượng về màu sắc, đường nét và hình khối của chúng. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong các hoạt động.
Hoạt động tạo hình giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng cơ sở, phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật. Hình thành ở trẻ lòng mong muốn và khả năng thể hiện vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh, để qua đó biểu lộ thái độ, tình cảm của mình.
Khi thực hiện các nhiệm vụ tạo hình, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốn biểu tượng đã tích lũy được để “nhào nặn”, “chế biến” thành những hình tượng mới. Các điều kiện và yêu cầu sáng tạo của hoạt động tạo hình làm cho các biểu tượng được hình thành ở trẻ trong quá trình tri giác sẽ luôn được đổi mới, bổ sung và trở nên phong phú hơn.
Hoạt động tạo hình chính là môi trường thuận lợi làm hình thành ở trẻ các phẩm chất trí tuệ như: tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cực nhận thức và óc sáng tạo. Sự định hướng xã hội của hoạt động tạo hình, thể hiện rõ ở nội dung miêu tả: những gì trẻ phản ánh trong sản phẩm tạo hình là những sự vật, hiện tượng gần gũi trong thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, những gì làm trẻ rung động, suy nghĩ. Như vậy, nội dung của hoạt động tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập vào xã hội xung quanh.
docx 40 trang skmamnon 20/10/2024 370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi đạt kết quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi đạt kết quả cao

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi đạt kết quả cao
 “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi đạt kết quả 
 cao ”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn cuốn hút đối với 
trẻ. Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non có vai trò quan trọng giúp 
trẻ nhận thức và phản ánh thế giới, qua đó phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Thông qua 
hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý như khả năng tri giác 
các sự vật hiện tượng xung quanh, khả năng tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, ham 
muốn tạo ra cái đẹp góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
 Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động đặc trưng gần gũi và hấp 
dẫn đối với trẻ. Mục đích của hoạt động nhằm giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của sự 
vật, hiện tượng qua đường nét, cách sắp xếp, bố trí các hình khối, phát triển khả 
năng tri giác về màu sắc, hình dạng, bố cục...Đặc biệt hoạt động tạo hình khơi gợi 
ở trẻ những tình cảm thẩm mỹ vào các hoạt động nghệ thuật.Hoạt động tạo hình 
giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các chuẩn mực cảm giác về hình, màu, 
kích thước, tỷ lệ.Nhờ quá trình quan sát đối tượng miêu tả mà trẻ thường xuyên sử 
dụng tích cực các chuẩn cảm giác để tìm hiểu, khám phá những điều chưa biết về 
các sự vật hiện tượng.
 Việc giáo dục bằng các tác phẩm và hoạt động nghệ thuật tạo hình tạo điều 
kiện phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận cái đẹp, giáo dục tình yêu cái đẹp đồng 
thời hình thành và bồi dưỡng cho trẻ khả năng tạo ra cái đẹp góp phần cải tạo thế 
giới xung quanh.
 Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là với trẻ 4-5 tuổi thì tình cảm thẩm mỹ của 
trẻ phát triển thuận lợi nhất. Trẻ rung cảm khá nhạy bén với những cái đẹp trong 
thế giới xung quanh. Khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp khiến trẻ thấy gắn bó 
tha thiết với con người và cảnh vật xung quanh. Vì vậy hoạt động tạo hình có tầm 
quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói 
riêng.
Là một cán bộ quản lý được phân công phụ trách chất lượng giáo dục của nhà 
trường. Tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên luôn cập nhật phương pháp và đổi 
mới hình thức tổ chức các hoạt động với mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, 
giúp trẻ tham gia các hoạt động học tốt tất cả các môn học.
Tuy nhiên tôi thấy một số giáo viên chưa hiểu đúng về hoạt động tạo hình của trẻ 
mầm non đặc biệt là đối với trẻ 4-5 tuổi. Giáo viên chưa tạo cơ hội cho trẻ tự do 
hoạt động, tự do thể hiện cảm xúc, suy nghĩ hay tự chọn sản phẩm. Hình thức tổ 
chức hoạt động tạo hình vẫn còn đơn điệu, chưa khích lệ trẻ tham gia hoạt “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi đạt kết quả 
 cao ”
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Tạo hình là một trong những hoạt động giáo dục giữ vai trò quan trọng trong 
sự phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ mầm non. Bên cạnh đó còn là phương 
tiện trẻ thể hiện ấn tượng, hiểu biết, ý muốn của mình về thế giới xung quanh, đặc 
biệt là biểu tượng về màu sắc, đường nét và hình khối của chúng. Kết quả của hoạt 
động tạo hình phụ thuộc nhiều vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được 
trong các hoạt động.
 Hoạt động tạo hình giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng cơ sở, phát triển 
ở trẻ khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật. Hình 
thành ở trẻ lòng mong muốn và khả năng thể hiện vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng 
trong cuộc sống xung quanh, để qua đó biểu lộ thái độ, tình cảm của mình.
 Khi thực hiện các nhiệm vụ tạo hình, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốn biểu 
tượng đã tích lũy được để “nhào nặn”, “chế biến” thành những hình tượng mới. 
Các điều kiện và yêu cầu sáng tạo của hoạt động tạo hình làm cho các biểu tượng 
được hình thành ở trẻ trong quá trình tri giác sẽ luôn được đổi mới, bổ sung và trở 
nên phong phú hơn.
 Hoạt động tạo hình chính là môi trường thuận lợi làm hình thành ở trẻ các 
phẩm chất trí tuệ như: tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cực nhận thức và 
óc sáng tạo. Sự định hướng xã hội của hoạt động tạo hình, thể hiện rõ ở nội dung 
miêu tả: những gì trẻ phản ánh trong sản phẩm tạo hình là những sự vật, hiện tượng 
gần gũi trong thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, những gì làm trẻ rung động, 
suy nghĩ. Như vậy, nội dung của hoạt động tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh 
chóng hòa nhập vào xã hội xung quanh.
 Quá trình thể hiện các sản phẩm tạo hình (vẽ, nặn, xé dán, xếp hình...) sự thể 
hiện nội dung tạo hình bằng phương tiện truyền cảm mang tính trực quan (đường 
nét, hình dạng, màu sắc.) sẽ làm cho cảm xúc thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên 
sâu sắc hơn, trí tưởng tượng ngày càng phong phú hơn.Vì vậy hoạt động tạo hình 
tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ và hình thành các phẩm chất kỹ 
năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực và sáng 
tạo.
 Đối với trẻ 4-5 tuổi rất sung sướng, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tưởng chừng rất 
đơn giản trong thiên nhiên, trong nghệ thuật. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc 
giáo dục thẩm mỹ và chính việc giáo dục thẩm mỹ lại có khả năng mang lại hiệu 
quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Ở độ tuổi này trẻ có khả 
năng phân biệt và điều chỉnh đường nét để vẽ, nặn, xé dán nhiều loại hình “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi đạt kết quả 
- Đượccao ” sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh quan tâm đến việc học của con.
2. Khó khăn:
- Đồ dùng, trang thiết bị , đồ chơi phục vụ dạy trẻ trong hoạt động tạo hình còn 
hạn chế.
- Giáo viên chưa sáng tạo trong lựa chọn nội dung và hình thức dạy trẻ, tổ chức 
các hoạt động chưa lấy trẻ làm trung tâm.
- Một số giáo viên ngại đổi mới và tiếp cận phương pháp mới, kỹ năng tổ chức 
hoạt động tạo hình còn chưa tự tin. Giáo viên chưa quan tâm rèn luyện kỹ năng cho 
trẻ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ còn nặng về 
tính hình thức chưa khích lệ được tính tích cực, sáng tạo ở trẻ.
- Giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở 
địa phương.
- Khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều, trẻ ít hứng thú với hoạt động tạo hình. 
Trẻ còn hạn chế về kỹ năng vẽ, tô màu, nặn, xé dán, xếp...
- Trẻ còn thụ động, nhút nhát, chưa thể hiện ý tưởng của mình.
- Một số phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động tạo 
hình, chưa quan tâm phối hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ tốt.
 3. Khảo sát thực trạng:
Qua khảo sát đánh giá chất lượng hoạt động tạo hìnhở các lớp 4-5 tuổi ngay từ đầu 
năm học kết quả cho thấy:
* Tổng số giáo viên khối 4-5 tuổi: 8 giáo viên
Tổng số giáo viên được khảo sát: 8/8 đạt 100%
 Bảng khảo sát giáo viên
 Kết quả
 STT Nội dung Tốt Chá Đạt yêu cầu
 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
 % % %
 Giáo viên tổ chức hoạt động tạo 
 hìnhgiáo dục lấy trẻ làm trung tâm, 
 1 1 12,5 4 50 3 37,5
 phát huy tính tích cực của trẻ
 Giáo viên thay đổi hình thức linh 
 2 hoạt tổ chức hoạt động tạo hình linh 2 25 3 37,5 3 37,5
 hoạt
 Giáo viên tích cực tìm kiếm các 
 3 nguyên vật liệu để làm tranh, đồ 2 25 2 25 4 50
 dùng
 4 Kết quả dự giờ giáo viên 1 12,5 3 37,5 4 50 “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi đạt kết quả 
cao ” Để sử dụng các nguyên vật liệu làm tranh đạt hiệu quả, tôi hướng dẫn giáo 
viên phân loại các nguyên vật liệu để dễ thực hiện:
- Nguyên vật liệu đơn giản: dễ tìm, dễ kiếm và an toàn vỏ hến, vỏ chai, lõi ống 
chỉ, cốc giấy, quần áo cũ, tạp chí cũ...
- Nguyên vật liệu dễ sử dụng: vỏ hộp sữa, rơm, len, vải vụn, hạt hướng dương.
- Nguyên vật liệu thiên nhiên phong phú như: lá cây, cành cây khô, hạt gấc, mo 
cau,lá chuối.
Khi tổ chức hoạt động tôi chỉ đạo giáo viên cần vệ sinh sạch sẽ các nguyên vật 
liệu, đảm bảo an toàn và cần linh hoạt sáng tạo, lựa chọn nguyên vật liệu để làm 
tranh mẫu sao cho phù hợp với nội dung bài hôm đó và sử dụng các nguyên vật 
liệu phong phú, hấp dẫn trẻ.
Ví dụ: Tiết “Trang trí con chuồn chuồn” (thể loại đề tài). Tôi chỉ đạo giáo viên sử 
dụng kết hợp các nguyên vật liệu để trang trí con chuồn chuồn. Bức tranh con 
chuồn chuồn bằng màu nước, giáo viên sử dụng màu nước và dùng tăm bông chấm 
trang trí thân chuồn chuồn chấm màu xanh, mắt chấm màu đen, đặc biệt cánhcon 
chuồn chuồn giáo viên chấm các màu sắc phong phú, có con chuồn chuồn cánh 
màu vàng, có con cánh vàng, màu trắng.. .Có bức cô lại sử dụng thìa sữa chua làm 
mình, cắt xốp dạ các màu, vỏ kẹo làm cánh con chuồn chuồn. Để bức tranh thêm 
đẹp giáo viên trang trí thêm mây, ông mặt trời, cỏ cây hoa lá.. .từ đó trẻ có ý tưởng 
và tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo.
 Hình ảnh 1: Tiết trang trí con chuồn chuồn
Hoặc đối với tiết “Trang trí chiếc cốc” (thể loại đề tài) ngoài những chiếc cốc trang 
trí bằng giấy màu tôi gợi ý giáo viên chuẩn bị thêmvải vụn cắt thành hình bông 
hoa, kim xa để gắn làm nhụy hoa để trang trí chiếc cốc, có chiếc cốc lại được cô 
chấm màu nước và trang trí hình con vật ngộ ngĩnh.vì vậy trẻ rất hứng thú khi 
tham gia hoạt động.
 Hình ảnh 2: Tiết trang trí chiếc cốc
Đối với tiết “Vẽ vườn cây” (thể loại đề tài). Ngoài tranh mẫu vẽ và tô bằng bút 
sáp, phấn màu, tôi còn hướng dẫn giáo viên làm thêm tranh mở rộng và các đồ 
dùng khác. Giáo viên chuẩn bị các nguyên vật liệu để làm đồ dùng như màu nước, 
cúc áo, cành cây khô, vỏ lạc, vỏ hộp sữa bột, vỏ ngao, đũa, bông vải vụn, xốp dạ, 
keo nến, tăm bông, giấy nhăn.giáo viên vẽ cây, sau đó dùng tăm bông chấm màu 
cho thân cây, có cây thì dùng keo nến dán những chiếc cúc màu xanh làm các tán 
cây. Bên cạnh đó giáo viên còn sử dụng cành cây khô để làm thân cây, sau đó dùng 
giấy nhăn cuốn xung quanh thân và cành cây. Sau đó sử dụng xốp màu xanh cắt 
thành hình các kiểu lá cây. Để vườn cây thêm phong phú các loại cây, giáo viên 
cắt vải nỉ các màu rồi nhồi bông vào và khâu thành các loại hứng thú cho trẻ bằng cách đến tham quan hội chợ trái cây. Cho trẻ quan sát
 “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi đạt kết quả 
cao ” và nhận xét có các loại quả với hình dáng và màu sắc khác nhau. Sau đó cô 
dẫn dắt vào bài nặn từ đó trẻ rất hứng thú khi tham gia hoạt động.
 Hình ảnh 6: Hội chợ trái cây
Hoặc tiết “Vẽ ô tô chở khách” (thể loại mẫu). Tôi hướng dẫn giáo viên từ thùng 
bìa cát tông cắt, dán tạo thành chiếc ô tô, cắt rỗng bên trong làm chỗ lái xe của bác 
tài xế. Cô đóng làm bác tài xế lái ô tô và hát bài “Lái ô tô” và trẻ đi vòng tròn theo 
bác tài xế. Trẻ thấy rất vui khi chơi và được ngắm nhìn chiếc ô tô. Qua đó trẻ rất 
say sưa khi tham gia vào hoạt động và vẽ theo ý tưởng sáng tạo của trẻ.
 Hình ảnh 7: Cô đóng làm bác tài xế
Bên cạnh đó khi cho trẻ quan sát đối tượng, giáo viên kích thích sự tò mò của trẻ 
bằng cách sử dụng trò chơi vận động.
Ví dụ: Tiết “Trang trí cánh bướm” (thể loại đề tài). Cô cho trẻ chơi vận động “Vẽ 
theo cô trong không khí”. Vừa vẽ vừa hát bài “Ba con bướm”. Cô cho trẻ chuyển 
động ngón tay từ trên, sang trái, xuống dưới và sang phải, lên trên... Sau đó cô dẫn 
dắt cho trẻ quan sát tranh, trẻ cảm thấy rất nhẹ nhàng khi tham gia vào hoạt động.
Thường kết thúc hoạt động tạo hình giáo viên cho trẻ nhận xét sản phẩm và kết 
thúc hoạt động, như vậy trẻ cảm thấy không thú vị. Vì thế tôi hướng dẫn giáo viên 
chụp lại những bức ảnh trong quá trình trẻ cùng bạn thực hiện bài, sau đó kết thúc 
hoạt động giáo viên cho trẻ xem lại những khoảnh khắc trẻ thực hiện và trẻ cảm 
thấy rất thích thú và càng hứng thú mỗi khi tham gia vào hoạt động tạo hình.
Bằng nhiều hình thức khác nhau khi giáo viên cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình, 
tôi thấy trẻ rất hứng thú vào hoạt động. Giờ học diễn ra nhẹ nhàng, trẻ không cảm 
thấy nhàm chám và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp.
3. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
Đối với trẻ mầm non học chủ yếu qua hình thức “Học mà chơi, chơi mà học”. Để 
các kỹ năng tạo hình của trẻ đạt được kết quả thì không chỉ dạy trong tiết học mà 
trẻ được củng cố và nâng cao kỹ năng tạo hìnhở mọi lúc, mọi nơi, kỹ năng của trẻ 
được đa dạng và nâng cao hơn.
Phát huy quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, khi tổ chức hoạt động tạo hình 
trẻ phải được tham gia vào các hoạt động đa dạng, phong phú và sáng tạo. Chính 
vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên rènkỹ năng tạo hình cho trẻ mọi lúc, mọi nơi vào 
các thời điểm sinh hoạt trong ngày và lồng ghép trong các hoạt động khác như sau:
* Thông qua các hoạt động trong ngày

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_to_chuc_hoat_dong_ta.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi đạt kết quả cao.pdf