SKKN Một số biện kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường mầm non Trực Thắng

Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn tạo hình là loại hình nghệ thuật phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Ở lứa tuổi này, tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật chiếm một vị trí quan trọng giúp hình thành nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc đời giúp trẻ phát triển toàn diện 5 lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẫm mỹ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và là phương tiện để trẻ thể hiện mình. Thông qua nghệ thuật tạo hình trẻ được khám phá tiếp thu, mở rộng kiến thức về thế giới xung quanh và hệ thống hóa các chuẩn cảm giác về hình ảnh, màu sắc, kích thước, tỉ lệ, giúp trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình, cảm nhận vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên trong cuộc sống, ngoài ra trẻ còn được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng của mình, sáng tạo riêng theo cách tư duy tưởng tượng của trẻ.
Khi thực hiện hoạt động tạo hình vẽ, nặn, xé dán, thiết kế chắp ghép đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá, phát hiện ra các loại vật liệu cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức truyền cảm của chúngđồng thời giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ và tính kiên trì tích cực trong công việc; thái độ làm việc nghiêm túc, lĩnh hội nhiều kinh nghiệm sáng tạo khoa học từ đó phát huy vốn thẩm mỹ, hình thành và phát triển khả năng hoạt động trí tuệ, khả năng tư duy trừu tượng ở trẻ như: óc quan sát, khả năng ghi nhớ, tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo.... từ đó sẽ mở ra trước mắt trẻ sự phong phú, sống động của màu sắc, của âm thanh, sự biến đổi của chúng trong không gian. Đây là những yếu tố kích thích sự rung đông, xúc cảm thẩm mỹ. Quá trình tạo ra các sản phẩm tạo hình không chỉ tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ được tiếp xúc, tìm hiểu cái đẹp mà còn làm nảy sinh và nuôi dưỡng hứng thú nghệ thuật, niềm say mê sáng tạo nghệ thuật.
docx 22 trang skmamnon 26/06/2024 1091
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường mầm non Trực Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường mầm non Trực Thắng

SKKN Một số biện kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình tại trường mầm non Trực Thắng
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên biện pháp: Một số biện kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham 
gia hoạt động tạo hình tại trường mầm non Trực Thắng
 2. Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
 3. Thời gian áp dụng biện pháp:Từ ngày 06 tháng 09 năm 2022 đến ngày 19 
tháng 05 năm 2023
 4. Tác giả:
 Họ và tên: Vũ Thị Nhài
 Năm ngày: 12/08/1979
 Nơi thường trú: Xóm 13, Thôn Toàn Thắng, xã Trực Thắng, huyện Trực 
Ninh, tỉnh Nam Định
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
 Chức vụ công tác: Giáo viên
 Nơi làm việc: Trường mầm non Trực Thắng
 Điện thoại: 0383155332
 5. Đơn vị áp dụng biện pháp:
 Tên đơn vị:Trường mầm non Trực Thắng
 Địa chỉ: Xóm 13, xã Trực Thắng, huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định
 Điện thoại: ........................ thích nhu cầu mong muốn và thỏa mãn được ý thích qua kỹ năng tạo hình, giúp trẻ thể 
hiện cảm xúc thẩm mỹ, khả năng sáng tạo đối với sản phẩm của bé bằng chính đôi tay 
của mình thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn 
chọn đề tài: “Một số biện pháp kích thích trẻ 4 - 5 tuổi hứng thú tham gia hoạt 
động tạo hình tại trường mầm non Trực Thắng” để nghiên cứu với mong muốn 
khắc phục những hạn chế khó khăn và phát huy tối đa những lợi ích mà các biện pháp 
mang lại trong quá trình áp dụng các biện phápnày vào dạy trẻ từ đó giúp trẻ phát triển 
một cách toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
 II. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
 l.Thực trạng của trường lớp
 Trường mầm non Trực Thắng nơi tôi công tác là môi trường giáo dục đạt chuẩn 
quốc gia mức độ 2, chuẩn xanh sạch đẹp an toàn. Trường thực hiện có chiều sâu chuyên 
đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025, luôn đi 
đầu trong thực hiện phong trào thi đua giảng dạy và học tập. Được công tác trong môi 
trường đó, bản thân tôi đặt cho mình mục tiêu phấn đấu phải tìm hiểu nghiên cứu, áp 
dụng các biện pháp, phương pháp giáo dục hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục.
 Năm học 2022 - 2023, tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp 
mẫu giáo 4-5 tuổi. Tôi nhận thấy lớp có những thuận lợi và khó khăn sau:
 a. Thuận lợi
 - Tôi đang công tác tại trường chuẩn quốc gia mức độ 2, có đầy đủ cơ sở vật 
chất và điều kiện để chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Lớp có diện tích đảm bảo, sạch sẽ được trang bị đầy đủ trang thiết bị và đồ 
dùng dạy học cần thiết.
 - Bản thân tôi luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và các đồng 
chí trong tổ chuyên môn tạo điều kiện bồi dưỡng nâng cao về năng lực chuyên môn; 
thường xuyên tham gia các hoạt động như chuyên đề,thao giảng, hội giảng, qua đó trao 
đổi và rút ra được nhiều kinh nghiệm.
 - Bản thân tôi có trình độ đại học sư phạm, nhiều năm được phân công dạy lớp 
mẫu giáo 4-5 tuổi nên đã đúc rút được một số kinh nghiệm từ việc dạy trẻ hoạt động 
môn tạo hình
 - Bản thân tôi là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề, luôn nhiệt tình trong 
công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, có tinh thần ham muốn học hỏi cao để nâng cao hơn 
nữa chất lượng chuyên môn của bản thân.
 - Trẻ đa phần đến lớp đều khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và đúng độ tuổi.
 - Được sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh đã hưởng ứng tham gia các 
phong trào của nhà trường, của lớp nhiệt tình, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật 
liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho trẻ.
 b. Khó khăn
 - Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động, nhanh nhàm chán.
 - Khả năng giải quyết vấn đề của trẻ còn thấp.
 - Trẻ sáng tạo trong các hoạt động còn ít.
 - Trẻ tham gia vào hoạt động còn chưa đồng đều về chất lượng, có nhiều trẻ thụ * Biện pháp 1: Tự học tự bồi dưỡng
 Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ là việc mà bất kỳ giáo viên nào 
cũng nên làm và phải làm thường xuyên. Bản thân tôi thường xuyên học hỏi, dự giờ 
đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm dạy tốt môn tạo hình cho trẻ. Đồng thời học hỏi 
cách làm đồ dùng, cách tạo môi trường làm giàu cảm xúc tạo hìnhcho trẻ.
 Tôi luôn tích cực sưu tầm các loại sách hướng dẫn hoạt động tạo hình, tham khảo 
thông tin trên internet về các nội dung có liên quan đến các hoạt động tạo hình để 
nghiên cứu nhằm nắm chắc hơn vềnội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt 
động tạo hình cho trẻ mầm non vàđể tìm ra và áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến 
để tổ chức các hoạt động sao cho trẻ không bị nhàm chán, phù hợp với khả năng nhận 
thức của trẻ, giúp trẻ có điều kiện sáng tạo trong các hoạt động, tạo cho trẻ biết tự thể 
hiện khả năng của bản thân dần dần trẻ thấy vui và yêu thích bộ môn tạo hình.
 Ví dụ: Với đề tài “Vẽ một số con vật nuôi trong gia đình” Tôi không cần cung 
cấp những kiến thức về con vật đó mà khơi gợi sáng tạo để trẻ tạo ra sản phẩm hấp dẫn, 
vì hằng ngày trẻ đã được tiếp xúc các con vật này khi ở nhà.
 Từ những việc làm nói trên tôi đã tích lũy được cách thức tổ chức các hoạt động 
tạo hình cho trẻ đạt hiệu quả.
 * Biện pháp 2:Xây dựng môi trường gần gũi, thân thiện kích thích trẻ thể 
hiện cảm xúc và trí tưởng tượng sáng tạo trong họat động tạo hình.
 Môi trường giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo hứng 
thú cho trẻ trong hoạt động tạo hình. Xác định tầ m quan trọng của việc xây dựngmôi 
trường, tôi đã xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học như sau:
 Môi trường ngoài lớp học: là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động Môi trường trong lớp học: Tôi chú trọng xây dựng góc nghệ thuật phù hợp với 
diện tích và điều kiện thực tế của lớp; khi sắp xếp thiết kế góc nghệ thuật trong lớp từ 
cách trang trí đến vị trí đều phù hợp và hấp dẫn với trẻ.
 + Góc nghệ thuật tôi đặt ở vị trí đầu lớp
 + Góc chơi phải hấp dẫn, thu hút trẻ chơi, có tính kích thích, gợi mở, cuốn hút 
trẻ tò mò khám phá để tạo ra sản phẩm.
 + Nguyên liệu sử dụng vật tự nhiên gần gũi với trẻ và các phế liệu tái sử dụng 
đảm bảo an toàn.
 + Có khu vực để trẻ hợp tác, tương tác, được thảo luận với nhau, được lựa chọn 
các đồ dùng khác nhau.
 + Góc chơi được trang trí theo hướng mở, là nơi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, khoa 
học, gọn gàng, ngăn nắp, phù hợp với tầm tay để trẻ tự tìm, tự lấy, tự cất, tự trang trí, 
tự tạo ra các sản phẩm bằng chính bàn tay của mình. Biện pháp 4: Thay đổi và tổ chức đa dạng các hình thức vào bài gây hứng 
thú và cảm xúc cho trẻ trong hoạt động tạo hình:
 Để tổ chức giờ hoạt động tạo hình đạt hiệu quả cao:
 + Tôi luôn thay đổi cách hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng cách 
sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ, thay đô i không gian lớp để thu hút sự chú 
ý của trẻ vào giờ học. Qua đó, giờ học trở nên hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt kết 
quả cao. Kết thúc giờ học, tôi cho trẻ nhận xét những bưu thiếp của mình và của bạn, trẻ rất 
vui và phấn khích.
 Ví dụ 2: “Vẽ biển ” chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên Ví dụ3: Với chủ đề thực vật tôi cho trẻ thực hiện “Tạo hình vườn cây ăn quả”từ 
nguyên liệu khác nhau.
 Trước giờ hoạt động “Tạo hình vườn cây ăn quả” tôi cho trẻ đi thăm quan và trải 
nghiệm vườn cây ăn quả của nhà trường, trẻ được quan sát cảm nhận những vẻ đẹp tự 
nhiên của các loại cây ăn quả, cho trẻ nghe cảm nhận qua bài hát.. .từ đó giúp trẻ hình 
thành các biểu tượng về cây ăn quả.
 Để thực hiện được ý tưởng này tôi cho thực hiện theo nhóm với các nguyên liệu 
đã có sẵn và tôi bao quát gợi mở khuyến khích trẻ sử dụng các nguyên liệu đó để tạo 
ra các sản phẩm theo ý thích của mình đem trang trí lớp học.
 Khi được chuẩn bị chu đáo trước cho các hoạt động tôi thấy trẻ rất tự tin, mạnh 
dạn tham gia vào hoạt động và kết quả là sản phẩm của trẻ cũng luôn phong phú.
 Ngoài ra tôi còn cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội, giúp trẻ có cảm xúc tốt. 
Trên cơ sở đó, bộc lộ trí tưởng tượng sáng tạo bằng các đường nét đơn giản có tính khái 
quát cao, mầu sắc tươi sáng và quan trọng là trẻ sẽ gửi vào đó các ấn tượng của mình 
về thế giới xung quanh.
 Ví dụ: Những giờ học cho trẻ học ngoài trời để tiếp xúc với thiên nhiên như: Vẽ 
hoa mùa xuân, vẽ trường mầm non, vẽ theo ý thích, tạo những bức tranh từ lá cây,,,
 Với cách thay đổi các hình thức dạy trẻ các tiết học tôi thấy trẻ có cảm giác sảng 
khoái, hứng thú và bài học có kết quả cao.
 Để luôn tạo cảm giác mới, gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt 
động tạo hình, tránh tình trạng nhàm chán do lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một hình 
thức hay cùng một đề tài tôi đã tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với các loại sản phẩm tạo 
hình khác nhau với các hình thức hoạt động khác nhau như: Tạo hình các con vật từ lá 
cây, hột hạt.trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động. Được hoạt động, được chơi với sản phẩm của mình làm ra, trẻ rất thích thú tự 
hào, kích thích trẻ niềm say mê với môn học. Chính những giờ chơi này, tôi thấy trẻ 
càng ngày càng thuần thục, đôi bàn tay khéo léo hơn.
 Biện pháp 5: Tổ chức lồng ghép thích hợp bộ môn tạo hình với các hoạt 
động khác:
 Bên cạnh đó, tôi còn tích hợp tạo hình vào các môn học khác như: Lam quen vơi 
văn học, khám phá khoa học- tìm hiểu môi trường xung quanh, hoạt động ngoài trời...
 Khi trẻ tham gia các hoạt động hằng ngày bất kể lúc nào có thể khơi gợi ý tưởng 
để trẻ thực hiện không nhất thiết phải ngay lúc đó mà khi nào có điệu kiện cho trẻ thực 
hiện.
 Ví dụ:Trong tiết dạy làm quen với văn học, khi kết thúc tiết học, tôi cho trẻ vẽ 
hoặc tô màu các nhân vật trong truyện. Khi trẻ tô màu trẻ được củng cố kỹ năng tô màu 
hơn nữa được quan sát kỹ tranh giúp trẻ có nhiều sang tạo hơn khi kể chuyện hay làm 
nhà cho chú heo con trong câu chuyện “Ba chú heo con” Mỗi khi trẻ nhìn thấy bài của mình được treo trong khung tranh, được bố mẹ 
khen là trẻ thấy rất tự hào và có những cố gắng cho lần hoạt động sau. Những trẻ chưa 
được lựa chọn cũng có vẻ hơi buồn hơn một chút, trẻ cũng hứa với mẹ lần sau con sẽ 
cố gắng hơn để bố mẹ thưởng. Bố mẹ thấy con mình chưa vẽ đẹp bằng bạn thì cũng có 
ý thức cho con luyện tập ở nhà. Mỗi tuần tôi thường cố gắng tổ chức cho trẻ thi đua vẽ 
tranh một lần để luyện kỹ năng cho trẻ và cũng là để phụ huynh biết được sự tiến bộ 
của con mình sau mỗi tuần học.
 * Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh
 Được thấy con mình tự tin vui vẻ mỗi khi đến trường là điều mà phụ huynh và 
giáo viên ai cũng mong muốn. Tuy nhiên để làm tốt được công việc này bao giờ cũng 
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ngay từ buổi họp phụ huynh 
đầu năm học tôi đã trao đổi với phụ huynh về mong muốn của mình và những việc làm 
tưởng như đơn giản nhưng không được xem nhẹ vì nó có hiệu quả rất lớn trong việc 
hình thành xây dựng ý thức ban đầu cho trẻ.
 Để trẻ yêu thích lớp học, thích đến trường lớp, có ý thức giữ gìn lớp học của 
mình thì ngay cả ở nhà hay ở những nơi vui chơi trẻ cũng phải có được ý thức đó. Trẻ 
biết yêu cái đẹp, có ý thức giữ gìn môi trường ở mọi lúc, mọi nơi. Ở nhà, trẻ biết thu 
gọn đồ chơi của mình sau khi chơi, không bầy bừa ra nhà. Trẻ biết cảm nhận những 
hình ảnh đẹp nơi công cộng, có ý thức giữ gìn đồ dùng, cảnh quan nơi công cộng không 
tự ý sử dụng.
 Ở lứa tuổi này ý thức tự lập, tự chủ trong công việc của mình cũng cần được 
hình thành ở trẻ. Trẻ dễ nhớ, chóng quên, với những trẻ chưa biết tập trung chú ý còn 
ngại tham gia hoạt động tôi cũng trao đổi với phụ huynh nhờ phụ huynh kết hợp rèn 
thêm trẻ ở nhà.
 Một điều tuy nhỏ nhưng cũng là một vấn đề lớn đối với việc hình thành ý thức 
con trẻ, đó là việc phụ huynh quan tâm giúp đỡ con trẻ tìm kiếm vật liệu chuẩn bị cho 
các hoạt động của lớp. Hoạt động này giúp cho con trẻ có ý thức quan tâm đến các hoạt 
động của mình ở lớp và tạo cho trẻ háo hức mỗi khi chuẩn bị cho hoạt động mới
 III. Hiệu quả của biện pháp:

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_kich_thich_tre_4_5_tuoi_hung_thu_tham_gia_h.docx