SKKN Một số biện giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động tạo hình ở trường mầm non

Hoạt động tạo hình không chỉ phản ánh những kinh nghiệm mà trẻ thu được từ thế giới xung quanh, đây còn là sự biểu lộ, sự thể hiện, thái độ tình cảm của trẻ vào chính tác phẩm mình tạo ra, nó là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục thẩm mĩ, giáo dục toàn diện cho trẻ ngay từ những năm đầu cuộc sống. Tham gia vào hoạt động tạo hình trẻ có điều kiện tiếp thu những chuẩn mực đạo đức, tình cảm giao tiếp và đặt ra mục đích là tạo ra cái gì đó thật đẹp cho mình, cho người khác, trẻ sẽ được trải nghiệm tình cảm yêu thương, lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác. Đó cũng là điều kiện nhằm hình thành ở trẻ thói quen biết chia sẻ, quan tâm tới mọi người.
Tham gia vào hoạt động tạo hình trẻ dần học hỏi và nắm bắt được những kinh nghiệm hoạt động, rèn luyện khả năng độc lập tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức của mình. Hoạt động tạo hình là môi trường thuận lợi làm hình thành ở trẻ phẩm chất trí tuệ như: tính tự giác, tính ham hiểu biết, tích cực nhận thức và óc sáng tạo.
Hoạt động tạo hình không có tác động trực tiếp tới sự phát triển thể lực của trẻ nhưng nó có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tinh thần và sự phát triển về thể chất của trẻ. Những giờ hoạt động tự do, trong bầu không khí thoải mái tạo cho trẻ sự vui sướng, giúp trẻ tự tin hơn. Chính sự vui vẻ, phấn khởi này có tác động điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể, đặc biệt cho sự phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ.
docx 23 trang skmamnon 20/10/2024 1110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động tạo hình ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động tạo hình ở trường mầm non

SKKN Một số biện giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động tạo hình ở trường mầm non
 2/19
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
 Đối với việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non thì hoạt động tạo 
hình có một vị trí rất quan trọng, bởi đây là một hoạt động hấp dẫn với trẻ mẫu giáo 
nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn 
thấy trong thế giới xung quanh. Trẻ dễ bị cuốn hút trước những màu sắc, hình ảnh sinh 
động hấp dẫn. Một nhà tâm lý học nói rằng “Phải giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp 
ngay từ tuổi còn thơ, vì nó là cơ sở ban đầu hình thành nên tính cách con người. Do 
vậy hoạt động tạo hình là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong trường mầm 
non.
 Hoạt động tạo hình không chỉ phản ánh những kinh nghiệm mà trẻ thu được từ 
thế giới xung quanh, đây còn là sự biểu lộ, sự thể hiện, thái độ tình cảm của trẻ vào 
chính tác phẩm mình tạo ra, nó là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục thẩm mĩ, giáo 
dục toàn diện cho trẻ ngay từ những năm đầu cuộc sống. Tham gia vào hoạt động tạo 
hình trẻ có điều kiện tiếp thu những chuẩn mực đạo đức, tình cảm giao tiếp và đặt ra 
mục đích là tạo ra cái gì đó thật đẹp cho mình, cho người khác, trẻ sẽ được trải nghiệm 
tình cảm yêu thương, lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác. Đó cũng là điều 
kiện nhằm hình thành ở trẻ thói quen biết chia sẻ, quan tâm tới mọi người.
 Tham gia vào hoạt động tạo hình trẻ dần học hỏi và nắm bắt được những kinh 
nghiệm hoạt động, rèn luyện khả năng độc lập tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức 
của mình. Hoạt động tạo hình là môi trường thuận lợi làm hình thành ở trẻ phẩm chất 
trí tuệ như: tính tự giác, tính ham hiểu biết, tích cực nhận thức và óc sáng tạo.
 Hoạt động tạo hình không có tác động trực tiếp tới sự phát triển thể lực của trẻ 
nhưng nó có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tinh thần và sự phát triển về thể chất của trẻ. 
Những giờ hoạt động tự do, trong bầu không khí thoải mái tạo cho trẻ sự vui sướng, 
giúp trẻ tự tin hơn. Chính sự vui vẻ, phấn khởi này có tác động điều hòa hoạt động của 
hệ thần kinh, điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể, đặc biệt cho sự phát triển tâm 
lý, sinh lý của trẻ.
 Hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình 
thành khả năng tư duy phát triển cảm xúc, tình cảm, nhân cách, tính kiên trì, nhất là 
phát triển về thẩm mỹ và nghệ thuật, hoạt động tạo hình tạo điều kiện thuận lợi cho sự 
phát triển tri giác thẩm mĩ ở trẻ. Việc tạo ra các sản phẩm nghệ thuật không chỉ tạo 
điều kiện cho trẻ tiếp xúc với cái đẹp, tìm hiểu về cái đẹp mà còn làm nảy sinh ở trẻ 4/19
hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Để trẻ 
học tốt được hoạt động tạo hình thì điều đầu tiên là phải tạo cho trẻ sự thú.
 Hứng thú biểu hiện ở sự tập chung cao độ, sự say mê. Hứng thú nảy sinh chủ 
yếu do tính hấp dẫn về mặt cảm xúc của nội dung hoạt động. Hứng thú làm nảy sinh 
khát vọng hành động, tăng sức làm việc, đặc biệt là tăng tính tự giác, tích cực trong 
hoạt động vì vậy hứng thú làm tăng hiệu quả hoạt động. Trẻ hăng hái tham gia và học 
tốt hơn trong giờ học.
 Vậy làm thế nào để giúp trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình trong các hoạt động 
nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng giáo viên cần phải dựa vào khả năng của trẻ 
và thực tế của lớp để xây dựng chương trình và có hình thức tổ chức cũng như các 
biện pháp thực hiện sao cho phù hợp để trẻ có thể được thực hiện tất cả các nội dung 
của hoạt động tạo hình theo yêu cầu độ tuổi nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu giáo dục 
đề ra. Chính vì hiểu được tầm quan trọng đó tôi đã tìm tòi phương pháp, hình thức tổ 
chức để giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình đạt kết quả cao.
2. Cơ sở thực tiễn
 Hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập 
của trẻ cũng như các hoạt động khác. Mặc dù đã được PGD & ĐT Huyện Phúc Thọ, 
BGH nhà trường chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên để tiếp cận với hình 
thức tổ chức hoạt động tạo hình. Nhưng giáo viên tiếp cận còn chưa được linh hoạt, 
chưa có tính sáng tạo và đặc biệt chưa gây được sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt 
động tạo hình, nên các hoạt động tạo hình chưa đạt kết quả cao, trẻ chưa hứng thú khi 
tham gia hoạt động vì thế chưa có nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo.
 Thực tế trong lớp tôi khả năng hoạt động tạo hình của trẻ còn rất nhiều hạn chế, 
trẻ chưa tạo ra được nhiều sản phẩm, sản phẩm đơn giản, bố cục chưa cân đối rõ ràng, 
màu sắc chưa rõ nét, phối hợp các màu nóng - lạnh chưa phù hợp, trẻ chưa có sản 
phẩm đẹp, sáng tạo. Vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận 
thức của bản thân, đồng thời góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng 
giáo dục trẻ để phát triển toàn diện các mặt nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng.
 Vậy làm thế nào để có thể gây hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động tạo hình, 
đó là điều tôi băn khoăn, trăn trở và tìm ra biện pháp “Một số biện pháp giúp trẻ trẻ 
4-5 tuổi hứng thú hoạt động tạo hình ở trường mầm non
3. Khảo sát thực trạng khi thực hiện đề tài
 Là một giáo viên trẻ bản thân tôi luôn cố gắng, phấn đấu, học hỏi các chị em 6/19
 3 Trẻ biết bố cục tranh 27 14 51.8 13 48.2
 4 Trẻ biết phối màu 27 15 55.5 12 44.5
 5 Sản phẩm đẹp và sáng 27 14 51.8 13 48.2
 tạo
II . BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH.
 Từ thực tế trên để giúp trẻ học tốt hơn với hoạt động tạo hình tôi đã chọn một 
số biện pháp sau :
 Biên pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn.
 Biên pháp 2: Xây dựng môi trường học tập cho trẻ hoạt động
 Biên pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tạo hình
 Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tạo hình
 Biện pháp 5: Dạy trẻ tạo hình ở mọi lúc mọi nơi và sử dụng đồ dùng học 
liệu, phế liệu làm đồ chơi nâng cao kỹ năng tạo hình cho trẻ.
 Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh
 Khi đưa ra các biện pháp nghiên cứu tôi đã tiến hành và thực hiện các biện 
pháp như sau:
1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn.
 Để nâng cao chuyên môn cho bản thân cũng như tổ chức tốt hoạt động tạo 
hình cho trẻ thì việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn là việc bất kỳ giáo viên nào 
cũng phải làm thường xuyên. Tôi thường xuyên đọc, tìm hiểu trên các phương tiện 
thông tin, sách báo, tạp chí, trang violet,... trao đổi với chị em đồng nghiệp để có thể 
tìm ra những phương pháp mới, hình thức tổ chức hoạt động để tổ chức hoạt động cho 
trẻ được phong phú hơn , hấp dẫn trẻ hơn từ đó thu hút được hứng thú của trẻ, trẻ đỡ 
nhàm chán.
 Tôi cũng tìm tòi, học hỏi thêm các hình thức tổ chức để tạo cho trẻ có thể tự tin 
thể hiện khả năng sáng tạo của bản thân từ đó trẻ cảm thấy hứng thú, yêu thích học tạo 
hình hơn. Tôi cũng học hỏi, mày mò cách tạo ra những sản phẩm sáng tạo, sưu tầm 
một số sản phẩm phong phú làm mẫu, tìm ra phương pháp hướng dẫn trẻ để trẻ hứng 
thú và dễ hiểu phù hợp với khả năng của trẻ. Đối với trẻ 4-5 tuổi trẻ đã bắt đầu ý thức 
được việc mình làm, muốn được thể hiện với bạn bè và mọi người xung quanh, để nắm 
bắt được điều này tôi phải tìm hiểu đọc các tài liệu về tâm lý lứa tuổi, tìm hiểu cá tính, 
khả năng của từng trẻ để có thể đưa ra những yêu cầu, hình thức phù hợp với khả năng 8/19 trung bày xung quanh lớp. Tôi luôn 
quan tâm xây dựng môi trường, sưu tầm các nguyên vật liệu để thu hút sự chú ý của 
trẻ.
 Khi xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm, tôi xây dựng môi 
trường phong phú, sắp xếp các góc chơi phù hợp chủ đề sự kiện, bố trí các tạo hình 
gần nguồn nước để trẻ hoạt động được thuận tiện, trên giá đồ chơi tôi để đồ dùng 
nguyên liệu để trẻ dễ lấy, dễ cất, thuận tiện khi sử dụng, trong góc tạo hình tôi đã 
chuẩn bị các loại nguyên liệu như: Bìa catton, lá cây khô, len, rơm, lõi ngô, vải, xốp, 
băng dính...để trẻ được thỏa sức sáng tạo khi hoạt động tạo hình.
 Hình ảnh 2
 Việc kết hợp các nguyên liệu trong mỗi góc được tôi đặc biệt chú ý sao cho đạt 
tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật nhưng vẫn phẩn ánh rõ đặc điể m của đối tượng. Các 
góc thường xuyên thay đổi theo chủ đề được bổ sung mới từ sản phẩm trẻ làm ra hằng 
ngày. Đặc biệt góc tạo hình tôi xây dựng và trang trí bằng hình ảnh quen thuộc, gần 
gũi, đặc biệt tôi chú trọng tạo góc mở cho trẻ hoạt động. Tôi chuẩn bị nhiều nguyên 
liệu, phế liệu khác nhau để ở dưới chân tường như hạt gấc, vỏ ngao, sỏi, lá khô, vải 
vụn, vỏ trứng, ống chỉ, lõi giấy, ống hút... và các nguyên liệu sẵn có như màu nước, 
sáp mầu, đất nặn tôi đã sắp xếp, cọ rửa các nguyên liệu đảm bảo vệ sinh, xếp đồ dùng 
một cách khoa học để trẻ dễ sử dụng, và có thói quen cất đồ dùng sau khi sử dụng 
xong.
 Ví dụ: Khi trẻ hoạt động góc ở góc tạo hình tôi cho trẻ sử dụng các nguyên 
vật liệu tạo hình, cắt dán các hình ảnh được sưu tầm tự họa báo cũ, con vật, cây hoa, 
làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu, khi đó trẻ được thỏa sức sáng tạo khi tham gia 
hoạt động góc, trên mảng tường có giá treo, giá trưng bày sản phẩm để trẻ có thể lấy, 
cất nguyên liệu dễ dàng và treo sản phẩm của mình lên.
 Hình ảnh 3
 Từ việc xây dựng môi trường học tập, sắp xếp các nguyên vật liệu, xây dựng 
môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm, trẻ sẽ tích cực, hứng thú và thích tham gia 
chơi ở góc tạo hình nhiều hơn. Trẻ tự do lựa chọn các nguyên vật liệu có sẵn trong 
góc, được tự do sáng tạo trẻ sẽ tự tin hơn và kỹ năng tạo hình của trẻ cũng được tăng 
lên.
3. Biên pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tạo hình.
 Đối với trẻ mầm non hoạt động nào cũng vậy nhất là hoạt động tạo hình nếu 
giáo viên không có sự thay đổi , làm mới trong việc tổ chức hoạt động thì sẽ không 10/19
cách linh hoạt.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ hát vận động bài hát “Cá vàng bơi”.Cuối giờ học tôi cho trẻ 
in con cá, đồ và tô màu con cá. Qua đó giúp trẻ biết cách lựa chọn nguyên liệu, màu, 
và có kỹ năng phối hợp màu để tạo thàng bức tranh đẹp.
 + Tạo hình
 Ví dụ: Với đề tài “ Vẽ ngôi nhà” Tôi gây hứng thú cho trẻ bắng cách cho trẻ chơi 
trò chơi Ngôi nhà của bé.Thông qua trò chơi củng cố cho trẻ cách vẽ và kỹ năng vẽ.
 Ví dụ: Với đề tài “Xé dán trang trí cành hoa đào”. Tôi gây hứng thú cho trẻ bắng 
cách cho trẻ xem video hình ảnh các loaị hoa ngày tết.Trò chuyện với trẻ về loại hoa 
đặc trưng có trong ngày tết, và cho trẻ xem cành hoa đào thật. Như vậy giúp hình thành 
cho trẻ ý tưởng về cành hoa đào và trẻ hiểu được phong tục của quê hương trong dịp 
tết cổ truyền.
 Ví dụ: Đề tài :”Cắt dán con gà”. Vì trẻ đã được khám phá về con gà ở buổi học 
trước nên tạo thuận lợi cho tôi trong giờ học tạo hình cắt dán con gà. Tôi chuẩn bị bức 
tranh cắt dán con gà với các tư thế đứng khác nhau cho trẻ quan sát.Tôi yêu cầu trẻ 
cắt dán, gấp và vẽ thêm các bộ phận để tạo thành con gà hoàn chỉnh. Trẻ đã biết đặc 
điểm của con gà nên khi thực hiện trẻ làm rất nhanh và có kỹ năng cắt, và xếp dán tốt.
 Ví dụ: Hoạt động trang trí trang phục trai, bạn gái (thể loại ý thích)
 Khi trẻ làm xong sản phẩm cô mở nhạc cho trẻ mặc trang phục lên biểu diễn thời 
trang với những sản phẩm mà trẻ và các bạn làm được.
 + Hoạt động góc và hoạt động ngoài trời
 Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời tôi đã lồng ghép hoạt dộng tạo hình một 
cách nhẹ nhàng, phù hợp với trẻ. Ở phần chơi tự chọn tôi chuẩn bị cho trẻ nguyên liệu 
như phấn, lá cây, hột hạt, vòng... để trẻ được trải nghiệm. Tôi tổ chức cho trẻ chơi thành 
nhóm. Bên cạnh đó tôi cho trẻ nhặt lá khô để làm đồ chơi như ghé ọ, đồng hồ, xé con 
cá... vừa giúp trẻ tự sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi theo tưởng tượng của trẻ vừa giáo 
dục trẻ biết bảo vệ môi trường.
 Hình ảnh 4
 Khi thực hiện biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình tôi thấy 
trẻ rất tích cực, hứng thú khi tham gia vào hoạt động, sản phẩm đẹp, sáng tạo, trẻ biết 
yêu quý và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
4. Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tạo hình
 Khi xây dựng kế hoạch giáo dục từ đầu năm tôi đã xây dựng từ dễ đến khó, từ 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_giup_tre_4_5_tuoi_hung_thu_trong_hoat_dong.docx
  • pdfSKKN Một số biện giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong hoạt động tạo hình ở trường mầm non.pdf