SKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Bác cũng luôn chú ý coi trọng đề cao vai trò của người thầy, Người cho rằng: “Người thầy giáo cần phải có phẩm chất tốt”. Bác nhắc nhở: “Giáo viên cần chú ý cả tài và đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị, muốn học sinh có đức thì thầy giáo phải có đức… cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu nhất là với trẻ con”.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
ĐỀ TÀI: LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC DẠY TRẺ 4 - 5 TUỔI 1. MỞ ĐẦU 1. 1. Lý do chọn đề tài. Thực hiện Chỉ thị số 03 – CT/TW ngày 14/05/2011 của Bộ Chính Trị “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thành nội dung hoạt động thường xuyên của cấp ủy đảng, của Ban Chấp hành, các tổ chức đoàn thể quần chúng và trong mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, phát huy tinh thần dân chủ, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, góp phần xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh "Là đạo đức là văn minh". Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, nhiều kết quả thiết thực khác đã được các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương tổng kết và khẳng định sự cần thiết tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 nhằm tiếp tục đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên. Qua nhiều đợt phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chì Minh” đã mang lại những thay đổi rõ rệt, những tiến bộ mới trong phong cách làm việc của mỗi cán bộ, người dân. Với sức lan tỏa rộng lớn của nó, cuộc vận động ngày càng có ý nghĩa lớn lao với mọi thế hệ. Đối với các ban ngành trong nhà nước nói chung và đối với ngành Giáo dục và Đào tạo nói riêng, ngành có nhiều cán bộ - giáo viên - học sinh thì các cuộc phát động phong trào học tập và làm tập và làm theo lời Bác học về tính cần kiệm, liêm chính chí công vô tư như một luồng gió mới đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi tư duy, cách làm việc của mỗi thầy cô giáo trong toàn ngành giáo dục. Với mỗi cán bộ - giáo viên trong toàn ngành đang nỗ lực đẩy mạnh 2 Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình. 1. 2 - Mục đích nghiên cứu. Tìm ra một số biện pháp để lồng ghép nội dung giáo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào việc giáo dục cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. 1. 3 - Đối tượng nghiên cứu. - Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi lớp chồi 1 - Trường Mầm Non Hoa Mai 1. 4 - Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu (Phân tích, tổng hợp Internet, tập san, sách báo có liên quan đến đề tài). - Phương pháp trò chuyện. - Phương pháp quan sát: cho trẻ xem các hình ảnh. - Phương pháp điều tra: xử lý thông tin về nội dung này. - Phương pháp thực hành. 1. 5 - Giới hạn phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi nội dung: Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. - Phạm vi không gian: Lớp chồi - Trường Mầm non Hoa Mai xã Đăk Sôr- Huyện Krông Nô- Tỉnh Đăk Nông - Phạm vi thời gian: Năm học 2015- 2016. 4 Mong các cháu cố gắng Thi đua học và hành Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Tùy theo sức của mình... Các cháu hãy xứng đáng Cháu Bác Hồ Chí Minh. Có thể nói, tình yêu thương của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ, đối với thiếu niên, nhi đồng đã, đang và sẽ là hành trang cho bao thế hệ trẻ bước vào đời, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ta đàng hoàng hơn, giàu đẹp hơn. Trước lúc người đi xa, cũng nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6/1969, Bác đã có lời căn dặn toàn Đảng, toàn dân cần nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong di chúc của mình, Người khẳng định “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Trải qua thời gian, những câu chuyện về Bác và các cháu thiếu nhi vẫn còn nguyên giá trị. Bác luôn có một sự gắn bó mật thiết, một tình cảm trìu mến, hiền hòa và chu đáo với thiếu nhi. Đó là sự ấm áp vô cùng của một vị lãnh tụ vĩ đại. Tuy Bác đã đi xa nhưng những lời căn dặn, hành động, tình cảm của người sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí thiếu nhi nói riêng và mỗi người dân Việt Nam nói chung. Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập thế giới. Bên cạnh những yếu tố tích cực cũng có cả những yếu tố tiêu cực tác động đến giá trị xã hội nói chung và giá trị đạo đức nói riêng. Đối với trẻ em hiện nay có nhiều việc làm, hành động không lành mạnh như: Đánh, chửi nhau, có những thái độ không phù hợp với lứa tuổi nơi trường học cũng như nhiều nơi vui chơi giải trí Người lớn có những việc làm chưa đúng, chưa mẫu mực để cho trẻ noi theo. Vì vậy việc giáo dục trẻ sớm là cần thiết. Trong thực tế chương trình chăm sóc giáo dục trẻ có chủ đề nói về “Quê hương đất nước Bác Hồ” nhưng trong thực tế chúng ta dạy trẻ chủ yếu là trò chuyện với trẻ về Bác, nói về tình cảm của Bác dành cho các cháu thiếu nhi nhưng các cô chưa thực sự đi sâu sắc về tấm gương đạo đức của Người 6 - Đa số trẻ là dân tộc, cụ thể lớp tôi sĩ số 29 học sinh, trong đó 18 cháu là dân tộc, phụ huynh chưa chú ý và quan tâm đến việc học của con em mình. - Trẻ có một số thói quen sống chưa tốt do ảnh hưởng nếp sống của gia đình tiếp xúc thông tin không lành mạnh từ phim ảnh, cũng như một số phong tục tập quán của địa phương. - Đa số phụ huynh mới chỉ quan tâm đến việc nuôi trẻ, chưa nhiều phụ huynh quan tâm đến việc dạy trẻ. * Kết quả khảo sát đầu năm. Để phát huy được những thuận lợi, khắc phục những khó khăn và nhằm nâng cao hiệu quả việc “Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ” ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trong các giờ hoạt động . Bước đầu khảo sát kết quả trên 29 trẻ lớp 4 - 5 tuổi cho thấy: Đạt Chưa đạt STT Nội dung tiêu chí khảo sát SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Trẻ hứng thú tham gia các hoạt 1 10 34,5% 19 65,5% động thể dục thể thao Trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân 2 12 41,3% 17 58,7% và vệ sinh công cộng Trẻ mạnh dạn tự tin, thật thà, dũng 3 9 31% 20 69% cảm, đoàn kết. Trẻ có thái độ tự giác lễ phép kính 4 12 41,3% 17 58,7% trọng người lớn. Trẻ sử dụng tiết kiệm nước, nguồn 5 10 34,5% 19 65,5% năng lượng. 6 Trẻ thực hiện tốt kĩ năng tự phục vụ 14 48% 15 52% Trẻ thực hiện sáng tạo trong các 7 5 17% 24 83% hoạt động. Từ những kết quả khảo sát đầu năm tôi nghĩ rằng mình phải cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng trong việc thực hiện “Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ” đạt hiệu quả nhất. 8 nhà sàn Bác Hồ muốn đến được các con phải vượt qua các chướng ngại vật là “Đi dích dắc qua 5 điểm” dạy như vậy trẻ sẽ có cảm giác mình đang được chơi, trò chơi vận động là kéo co, qua trò chơi giáo dục trẻ tính đoàn kết. Không chỉ có đề tài này mà còn nhiều đề tài khác nữa cô cũng có thể dẫn dắt lồng ghép một cách thích hợp để gây hứng thú với trẻ. Ngoài ra trường chúng tôi còn tổ chức các hoạt động phát triển vận cho trẻ như chơi trò chơi dân gian ném còn, đi cà kheo, đá cầu, đá bóng... để trẻ được vận động sau hoạt động học. Trường tổ chức tuần lễ sức khỏe 2 lần trên năm học để cho trẻ trong trường có dịp giao lưu, học hỏi và rèn luyện sức khỏe qua các lần tổ chức trẻ tham gia rất là hào hứng. Dạy trẻ biết yêu quý và giữ gìn các bộ phận, giác quan trên cơ thể, ăn uống đủ chất, hăng hái tập luyện thể dục theo lời kêu gọi của Bác Hồ để mỗi ngày có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài hòa, cân đối. Biết cách ăn mặc gọn gàng, giản dị khi đến lớp. Đó cũng là cách học tập phong cách giản dị của Bác dù ở nhà hay đi đâu. Biện pháp 2: Lồng ghép nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào một số hoạt động khác. a. Vận dụng phương pháp “Nêu gương” vào việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động sinh hoạt cuối tuần, nêu gương bé ngoan. Lúc sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng, đối với người Việt Nam “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” Tư tưởng này vẫn giữ nguyên giá trị và trở nên cần thiết trong tình hình hiện nay và đặc biệt quan trọng với trẻ lứa tuổi mầm non. Với trẻ mầm non, nêu gương là một hoạt động không thể thiếu bởi hoạt động này mang tính tích cực, giúp trẻ hướng tới những điều tốt đẹp. Đồng thời mang đến cho trẻ niềm vui, niềm phấn chấn thích được đến trường. Đặc điểm của trẻ mầm non là dễ nhớ, mau quên nên không chỉ đổi mới hoạt động nêu gương mà còn phải tổ chức hoạt động này thường xuyên và có hiệu quả nhằm giúp trẻ có động lực phấn đấu trở thành tấm gương cho bạn noi theo. Để phát huy được tính nêu gương trong giáo dục trẻ mầm non tôi luôn suy nghĩ để ngày càng đổi mới giờ sinh hoạt nêu gương, làm cho trẻ thấy được mình có thể noi theo gương tốt là bạn và cũng có thể làm được nhiều 10 III. Tiến hành: * Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài hát “Cả tuần đều ngoan” - Hỏi trẻ: Con biết hôm nay là thứ mấy không? - Thứ sáu là ngày nào của tuần? Thường làm những việc gì đáng ghi nhớ? - Hôm nay cô tổ chức buổi sinh hoạt cuối tuần gồm 2 phần. Phần 1: Biểu dương những gương tốt, tiêu biểu trong tuần. - Gọi tổ trưởng của từng tổ nhận xét các thành viên trong tổ. - Tổ trưởng nói được lý do ngoan và chưa ngoan của mỗi trẻ. - Cô kiểm chứng bằng cách cho trẻ tự nhận xét bản thân. + Con đã làm được những việc tốt gì trong tuần qua? + Con làm những việc đó như thế nào?... - Cô tổng hợp ý kiến và phân tích những việc làm tốt của trẻ để trẻ khác noi theo. - Cho những trẻ tiêu biểu trong tuần cắm cờ bé ngoan và thưởng phiếu bé ngoan cho trẻ. - Cô khuyến khích trẻ đăng ký cắm cờ vào tuần sau. Phần 2: Vui văn nghệ chào mừng. - Cô giới thiệu chương trình văn nghệ chào mừng. Cô nói nên suy nghĩ của mình là mong muốn tuần sau có nhiều gương tốt và tiêu biểu hơn Ngoài ra tôi còn tận dụng vào thời điểm này kể cho trẻ nghe một số câu Ảnh: Cô đang kể chuyện về Bác Hồ cho trẻ nghe. 12
File đính kèm:
- skkn_long_ghep_noi_dung_giao_duc_tam_guong_dao_duc_ho_chi_mi.doc