SKKN Làm thế nào để phát huy tính sáng tạo của trẻ 4-5 tuổi khi chơi hoạt động góc

Hoạt động góc có những ý nghĩa rất lớn trong việc phát triên toàn diện nhân cách của trẻ mẫu giáo và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ em. Nó có giá trị không nhỏ quyết định sự thành công trong việc phát triên tình cảm xã hội - phát triển thẩm mỹ - phát triển thể chất 1 phát triển ngôn ngữ 1 phát triên nhận thức. Hay nói cách khác nó là phương tiện giáo dục không thê thiêu nhăm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non. Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy cần phát huy tính sáng tạo cho trẻ. Qua sự sáng tạo, trẻ bộc lộ được khả năng của mình và phát triển tư duy, nhận thức. Vì vậy tôi đã tìm nhiều hình thức để giúp trẻ phát huy tính sáng tạo của minh, đặc biệt là kích thích sự sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động góc. Đó cũng là lí do để tôi chọn đề tài “Làm thế nào để phát huy tính sáng tạo của trẻ 4-5 tuổi khi chơi hoạt động góc”. Qua một thòi gian tìm hiểu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình, tôi cũng đã biết có nhiều người nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động góc cho trẻ mầm non nhưng hầu như những đề tài đó chỉ đưa ra được các biện pháp giúp trẻ chơi tốt ở hoạt động góc hay việc tìm ra nguồn nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để cho trẻ chơi ở hoạt động góc chứ chưa có đề tài nào nghiên cứu về khả năng phát huy tính sáng tạo của trẻ khi chơi hoạt động góc. Vì vậy tôi đã manh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu.
doc 15 trang skmamnon 02/02/2025 400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Làm thế nào để phát huy tính sáng tạo của trẻ 4-5 tuổi khi chơi hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Làm thế nào để phát huy tính sáng tạo của trẻ 4-5 tuổi khi chơi hoạt động góc

SKKN Làm thế nào để phát huy tính sáng tạo của trẻ 4-5 tuổi khi chơi hoạt động góc
 tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, 
đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc.
 Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, 
giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiêu cái đẹp.
 Hoạt động góc có những ý nghĩa rất lớn trong việc phát triên toàn diện nhân 
cách của trẻ mẫu giáo và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ em. Nó có giá trị 
không nhỏ quyết định sự thành công trong việc phát triên tình cảm xã hội - phát 
triển thẩm mỹ - phát triển thể chất 1 phát triển ngôn ngữ 1 phát triên nhận thức. Hay 
nói cách khác nó là phương tiện giáo dục không thê thiêu nhăm phát triển toàn diện 
nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non.
 Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy cần phát huy tính sáng tạo cho trẻ. 
Qua sự sáng tạo, trẻ bộc lộ được khả năng của mình và phát triển tư duy, nhận thức. 
Vì vậy tôi đã tìm nhiều hình thức để giúp trẻ phát huy tính sáng tạo của minh, đặc 
biệt là kích thích sự sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động góc. Đó cũng là lí do để 
tôi chọn đề tài “Làm thế nào để phát huy tính sáng tạo của trẻ 4-5 tuổi khi chơi hoạt 
động góc”.
 Qua một thòi gian tìm hiểu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của 
mình, tôi cũng đã biết có nhiều người nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động góc cho trẻ 
mầm non nhưng hầu như những đề tài đó chỉ đưa ra được các biện pháp giúp trẻ 
chơi tốt ở hoạt động góc hay việc tìm ra nguồn nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để 
cho trẻ chơi ở hoạt động góc chứ chưa có đề tài nào nghiên cứu về khả năng phát 
huy tính sáng tạo của trẻ khi chơi hoạt động góc. Vì vậy tôi đã manh dạn chọn đề tài 
này để nghiên cứu.
 2. Phạm vi áp dụng đề tài:
 Đề tài của tôi có cái mới là đi sâu vào việc phát huy tính sáng tạo của trẻ khi 
chơi hoạt động góc. Việc phát huy tính sáng tạo của trẻ thì bất kì nơi đâu, bất kì lúc 
nào và ở lĩnh vực nào chúng ta cũng có thể áp dụng được, nhưng bản thân tôi là một 
giáo viên mầm non đang dạy lớp 4-5 tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác thế mạnh 
của trẻ trong phạm vi trường mầm non. Điều cụ thể hơn nữa là tôi hướng vào việc 
phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ khi chơi hoạt động góc nhằm góp phần vào 
việc thực hiện chuyên đề “Lấy trẻ làm trung tâm”.
 Vì thế phạm vi đê tài của tôi áp dụng cho trẻ 4-5 tuổi khi chơi họat động góc 
ở trường mầm non mà tôi đang công tác.
 II. PHẦN NỘI DUNG:
 1. Thực trạng:
 Trường Mầm non mà tôi đang công tác là một ngôi trường có bề dày về thành 
tích nhiều năm. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đa số trẻ, khoẻ, nhiệt tình, yêu 
nghề, yêu trẻ, tích cực học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, 
năng lực sư phạm, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 1.1 Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo phòng giáo dục và UBND xã. Hội 
cha mẹ học sinh. Đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của bộ phận mâm non và hơn thế 
nữa cơ sở vật chất đầy đủ tao điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ. 
Bên cạnh đó, phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn thường 
xuyên tổ chức các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, đưa ra không gian cho trẻ hoạt động. Qua sự theo dõi liên tục trong các buổi hoạt động góc 
của trẻ, tôỉ nhận thấy vốn kinh nghiệm của trẻ vê thế giới xung quanh còn ít, chưa 
phong phú đa dạng nên khả năng vận dụng vào các vai chơỉ còn nghèo nàn và chưa 
sáng tạo.
 Vì điều kiện kinh tế của địa phương nên trường tôi vẫn có những trẻ chưa qua 
lớp mẫu giáo Bé. Một số trẻ trong lớp đều mới bắt đầu đi học mẫu giáo, lần đầu tiên 
rời xa vòng tay của bố mẹ để đến với trường mầm non nên trẻ còn nhút nhát, rụt rè, 
chưa mạnh dạn tự nhiên trước đám đông. Trẻ luôn thực hiện theo những gì cô yêu 
cầu, thực hiện theo sự sắp đặt của cô chứ chưa có sự sáng tạo hay thể hiện cá tính 
của bản thân vào trong các hoạt động chơi của mình. Một sô trẻ phát âm chưa chuẩn 
nên còn có sự chênh lệch trong việc tiếp thu kiến thức.
 Mới vào đầu năm học đồ dùng đồ chơi còn hạn chế, các nguyên vật liệu cho 
trẻ chơi còn nghèo nàn chưa đảm bảo đầy đủ cho trẻ hoạt động. Hom nữa trẻ 
thường hay tranh giành đồ chơi với bạn, trẻ hay chơi một mình chứ chưa biết thể 
hiện vai chơi, giao lưu, phối họp cùng bạn. Trẻ chơi chưa có ý thức giữ gìn bảo vệ 
đồ chơi, chưa biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
 Mặt khác, việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát, 
chặt chẽ dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều đến con em mỉnh. 
Một số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của việc phát huy tính tích cực 
sáng tạo của trẻ khi tham gia các hoạt động đặc biệt là hoạt động góc nên không ủng 
hộ cho giáo viên trong việc mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi và hỗ trợ 
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
 Từ tình hình thực tế mà tôi đã nêu trên bản thân tôi rât băn khoăn lo lắng, suy 
nghĩ và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động góc 
để phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ.
 2. Các giải pháp:
 2.1. Bổ sung cơ sở vật chất:
 Các nhà giáo dục đã khẳng định môi trường vật chất trong trường, lớp mẫu 
giáo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể lực, trí lực và tình cảm của trẻ 
thơ và có ảnh hưởng đến hành vi của người lớn và trẻ em.
 Lớp tôi phụ trách là độ tuổi mẫu giáo Nhỡ, một số cháu vừa mới bước chân 
đến trường mầm non nên còn nhiều bỡ ngỡ, những gì cháu được nhìn thấy ở trường 
đều mới lạ và hấp dẫn trẻ nên tôi đã mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu nhà 
trường bổ sung cơ sở vật chất cho lớp học.
 Trang bị đầy đủ giá góc nhằm trưng bày các đồ dùng đồ chơi hấp dẫn, phù 
họp, vừa với tầm tay của trẻ giúp trẻ chủ động hơn trong khi chơi. Việc có đủ giá 
góc thì giáo viên phải sưu tầm, tìm kiếm nguyên vật liệu để làm thêm đồ dùng đô 
chơi, tăng thêm số lượng và chủng loại cho trẻ chơi. Hơn nữa, không gian rộng rãi 
giúp giáo viên có thể sắp xếp các đồ dùng đồ chơi theo chủ đê thuận tiện cho trẻ 
hoạt động.
 Máy vi tính và loa cũng được trang cấp nhằm phục vụ tối đa cho cô và trẻ 
hoạt động ở lớp. Giáo viên co thể tận dụng và khai thác các nguồn tài liệu ở trên 
mạng để đầu tư vào các bài dạy, tổ chức nhiều hình thức cho trẻ hoạt động giúp trẻ 
hứng thú hơn. Trẻ có thể được ứng dụng công nghệ thông tin trong quá ừình hoạt 
động góc của mình. sinh những ý tưởng sáng tạo và thử nghiệm ý tưởng đó băng những đồ dùng đồ 
chơi.
 Ví dụ. Ở góc “Bé tập làm người lớn”, tôi tận dụng những phế liệu để làm ra 
những cái ca, cái ấm, cái làn...với những màu sắc tươi sáng và hình dáng ngộ 
nghĩnh nhưng gần gũi với trẻ. Khi trẻ đên góc đó chơi, những đô dùng đó đập vào 
mắt trẻ khiến trẻ thích thú. Lúc đầu trẻ chỉ biết giả vờ làm động tác lấy cái ấm rót 
nước vào cái ca để uống. Sau nhiều lần chơi, trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng đó 
rồi còn biết cách phối hợp chúng với nhau trong khi chơi như trẻ đóng vai “bố” 
dùng cái ấm đưa cho trẻ đóng vai “mẹ” bảo đun nước để pha trà mời khách, “mẹ” 
lấy cái ấm đặt lên bếp giả vờ nấu nước.
 Đồ dùng phải đảm bảo an toàn, vệ sinh. Muốn quá trình chơi của trẻ diễn ra 
thuận lợi thì vấn đề an toàn cho trẻ phải được chú trọng.
 Đồ dùng có thể sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau. Để tận dụng và phát 
huy tối đa hiệu quả của các đô dùng đô chơi thì tôi đã luân phiên thay đổi đồ dùng 
đồ chơi ở các góc cho nhau, tôi nhận thấy việc làm đó tạo cho trẻ có nhiều cảm xúc 
mới lạ ở các góc chơi, tăng cường hứng thú cho trẻ trong các hoạt đông và khả năng 
vận dụng sáng tạo các đồ dùng đồ chơi của trẻ.
 Ví dụ. Chủ đề Thực vật, tôi bố trí các loại rau ở góc xây dựng cho trẻ chơi xây 
dựng vườn rau nhưng sang chủ đề Động vật tôi lại bố trí các loại rau ở góc bé chơi 
đóng vai để ừẻ chơi bán hàng hay chủ đê Nghề nghiệp tôi lại sử dụng các loại rau ở 
góc học tập cho trẻ đêm và phân loại các nhóm rau.
 Có góc chơi phù hợp, có đồ dùng hấp dẫn rồi nhưng phải sắp xếp như thế nào 
để phát huy được sự sáng tạo của trẻ? Đó là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở khi thực 
hiện hoạt động góc.
 Ngoài việc tìm hiểu qua sách báo, tài liệu và tham khảo thêm ý kiến của các 
đồng nghiệp tôi nhận thấy việc sử dụng các giá, ngăn ở dạng mở để kích thích trẻ 
hoạt động là một cách làm hêt sức sáng tạo. Từ đó tôi sắp xếp đồ dùng đồ chơi vừa 
với tâm tay của trẻ giúp trẻ dễ lấy, dễ xếp lại sau khi chơi. Các loại đồ dùng đồ chơi 
được sắp xếp theo logic và ở trong trạng thái mở để kích thích sự sáng tạo của trẻ, 
trẻ có thể tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng.
 Ví dụ: Ở góc bé vui làm hoạ sĩ, trẻ thường hay sử dụng các nguyên vật liệu đê 
làm ra sản phẩm. Vì thế tôi chuẩn bị ở góc những vật liệu như lá cây, rơm, len vụn, 
hộp màu nước, hộp đựng bánh kẹo, keo dán, tranh ảnh...
 Khi trẻ đến chơi, trẻ tự do sáng tạo với những vật liệu đó. Có bạn thì lấy lá 
cây dán thành con cá, có bạn dùng rơm dán vào hộp sữa để làm búp bê, có bạn lại 
dùng len vụn nhiều màu bồi đắp lên tranh để tạo thành những bông hoa xinh đẹp...
 Hay tôi đã nghĩ ra cách làm trên các mảng tường ở góc đó, tôi không trang trí 
tranh ảnh do tôi làm mà tôi dán ở mỗi mảng tường những tấm bìa trắng tạo thành 
những cái khung, sau khi trẻ chơi, tôi lựa chọn những sản phẩm đẹp để dán lên 
khung tranh vừa trưng bày được tác phẩm của trẻ vừa tận dụng để trang trí môi 
trường học tập trong lớp. Các sản phẩm do trẻ tự làm ra được cô giáo thừa nhận, 
được lưu giữ như cổ vũ thêm sự hứng thú của trẻ để trẻ có thê phát huy hết khả 
năng tính tích cực sáng tạo của mình.
 Cô giáo cho phép trẻ tự lựa chọn hoạt động, lựa chọn đồ chơi, bạn chơi và 
được chơi theo ý thích của mình. Chính bằng cách này, đứa trẻ dần dần học được sáng tạo hơn trong khi chơi.
 2.4. Sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơỉ ở các góc:
 Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động góc, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên 
kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên một cách 
chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Ngoài những 
đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu có ở địa 
phương như: Thùng catton, rơm, đĩa video cũ, giấy báo, chai nhựa, vỏ hộp sữa 
chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ ốc, tăm tre, khối gỗ, ... tất cả những 
nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc 
nhọn, không nặng nề đối với trẻ.
 Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ dùng đồ chơi ở các góc 
cho trẻ hoạt động.
 Ví dụ: Từ đĩa video cũ tôi cắt dán thêm xốp màu và đề can để tạo thành nhũng 
con vật ngộ nghĩnh như con cá, con thỏ cho trẻ chơi ở góc học tập. Từ những đĩa 
video cũ đó tôi cũng sáng tạo ra những chiếc đàn cho cháu chơi ở góc nghệ thuật. 
Hay từ những chiếc can nhựa không dùng nữa tôi cắt nhỏ và thêm xốp màu để làm 
ra những chiếc bàn ủi, những cái làn cho trẻ chơi bán hàng là những đồ vật gần gũi 
trong gia đình trẻ.
 Cũng từ những nguyên vật liệu đó, trẻ sử dụng trong giờ hoạt động góc và trẻ 
làm ra nhiều sản phẩm.
 Ví dụ: Trẻ dùng tăm tre gấp lại thành hình vuông, hình chữ nhật; dùng be 
chuối làm hình búp bê, lá chuối khô để làm thành tóc cho búp bê; lá bàng, lá mít 
làm con trâu, con mèo; lá tre xếp lại làm que kem...
 Đồ chơi của trẻ mẫu giáo cần đa dạng và phong phú. Nhiều đồ chơi của trẻ có 
kích thước nhỏ nên làm lâu, đòi hỏi tôi phải chịu khó kiên trì khi làm đồ chơi cho 
trẻ. Ngoài những gì bản thân tôi đã biết tôi còn hỏi thêm ở các bạn đồng nghiệp để 
tạo ra các đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn, phù hợp với nội dung chơi.
 Đặc biệt việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cần phải phù hợp với chủ đề đang học 
mới phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ.
 Ví dụ: Chủ đề động vật thì cần chuẩn bị đủ đồ dùng và nguyên vật liệu như: 
Lon sữa, đất nặn, hộp sữa chua, giấy màu, hồ dán, lá cây, tranh ảnh về các con vật 
sống trong gia đình, dưới nước, trong rừng. Từ những hộp sữa chua tôi tận dụng để 
làm thành những con vật ngộ nghĩnh như con heo, con mèo; từ các lá cây tôi làm 
tranh con cá; từ lon sữa tôi làm con voi, con thỏ...Các góc có đủ đồ dùng, nguyên 
vật liệu thì khi đến góc chơi trẻ sẽ sáng tạo ra các con vật trẻ thích, hát múa về các 
con vật, xem tranh ảnh về các con vật, xây dựng chuông trại cho các con vật ở.
 Từ nguồn đồ dùng đồ chơi phong phú đó, trẻ sáng tạo hơn trong việc thực 
hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn.
 2.5. Làm giàu vốn hiểu biết của trẻ mọi lúc mọi nơi:
 Muốn tạo cho trẻ có niềm say mê hứng thú khám phá, quan sát, tìm tòi, chủ 
động sáng tạo sau đó tự mình muốn thể hiện được sản phẩm thì trước hết giáo viên 
phải xây dựng được môi trường học tập phong phú, hấp dẫn, kích thích hứng thú 
cho trẻ để lần sau trẻ đến lớp những hình ảnh sinh động đập vào mắt trẻ khiến trẻ 
muốn đến quan sát, sờ lên tranh, trò chuyện về cảnh vật trong tranh qua đó phát huy 
được tính sáng tạo cũng như phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

File đính kèm:

  • docskkn_lam_the_nao_de_phat_huy_tinh_sang_tao_cua_tre_4_5_tuoi.doc