SKKN Làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học

Tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ, nhất là trẻ mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về thế giới xung quanh, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với thiên nhiên và cuộc sống, thông qua đó trẻ biết tích lũy được những kinh nghiệm sống. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, thông qua việc làm quen với văn học giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết dùng từ chính xác, biểu cảm. Văn học còn giúp cho trẻ nhận biết được cái hay, cái đẹp, cái thiện, cái ác. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên, khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo, linh hoạt lựa chọn những tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học.
Để trẻ đạt hiệu quả cao trong việc phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học thì vai trò của cô giáo mầm non là quan trọng nhất. Vậy làm thế nào để trẻ luôn hứng thú, thích đọc thơ, kể chuyện, có khả năng kể chuyện sáng tạo và biết kể theo trình tự câu chuyện là điều tôi không ngừng suy nghĩ trong quá trình giảng dạy.
Là một giáo viên mầm non tôi biết mình cần phải giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Nhưng trong quá trình thực hiện, tôi và một số đồng nghiệp nhận thấy khả năng cảm thụ văn học cho trẻ gặp nhiều khó khăn khi đưa vào giảng dạy. Tôi luôn tâm niệm một điều rằng: "Điều quan trọng không phải là chúng ta dạy trẻ em cái gì, mà là dạy các em học như thế nào để phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Mầm Non". Xuất phát từ khó khăn và vướng mắc của bản thân và đồng nghiệp, tôi chọn đề tài “Làm thế nào để giúp cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học” để làm đề tài nghiên cứu.
doc 10 trang skmamnon 10/12/2024 110
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học

SKKN Làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI CẢM 
 THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC”
 Họ và tên: Mai Thị Cẩm Vân
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non An Thủy
 Quảng Bình, tháng 05 năm 2015
 2
 Quảng Bình, tháng 01 năm 2013 Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt rõ ràng, biết sử dụng từ 
đúng lúc, đúng chỗ. Không những thế việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ 
thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan 
sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm giáo 
dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, yêu con người, giáo dục lòng nhân 
ái cho trẻ. 
 Tác phẩm văn học giúp cho trẻ phát triển về thẩm mỹ thông qua những từ ngữ, 
hình ảnh đẹp trong tác phẩm văn học giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong 
cuộc sống xung quanh mình.
 Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với 
văn học là môn học không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy 
việc cho trẻ làm quen và cảm thụ tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đổi 
mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non.
 Qua tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo, bản thân tôi 
mạnh dạn đưa đề tài “ Làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi cảm thụ tác 
phẩm văn học”, được thực hiện lần đầu tại lớp tôi đang giảng dạy.
 2. Phần nội dung
 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
 Năm học 2014-2015 bản thân tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 
4 - 5 tuổi tại điểm trường Trung tâm với số lượng 22 cháu. Qua nhiều năm thực hiện 
chuyên đề cho trẻ làm quen và cảm thụ TPVH, giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư 
vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ LQTPVH, đã chú trọng nhiều 
đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức 
đa dạng và phong phú. 
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc đưa các nội dung để giúp trẻ 4 – 5 tuổi 
cảm thụ tác phẩm văn học, bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn 
sau:
 * Thuận lợi:
 - Là một trường đạt chuẩn quốc gia, được các cấp, ngành, địa phương quan 
tâm nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ, lớp có đủ tranh 
trực quan phục vụ cho việc làm quen văn học của trẻ.
 - Trường có khuôn viên rộng rãi, đủ diện tích, có hàng rào bao quanh, có hệ 
thống cống rãnh thoát nước đảm bảo vệ sinh, vườn trường có đường đi lối lại, bồn 
hoa cây cảnh đảm bảo xanh - sạch - đẹp.
 - Lớp học thoáng mát, đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có công trình vệ sinh 
khép kín, có đầy đủ đồ dùng vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân đảm bảo an toàn cho trẻ.
 - Một số trẻ ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, biết giữ vệ sinh cá nhân, có ý thức giữ 
gìn, bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học.
 - Đa số trẻ nói rõ lời, trọn câu, diễn đạt khá mạch lạc.
 - Sự chỉ đạo sâu sát của BGH nhà trường đưa nội dung giáo dục lễ giáo, nhân 
cách vào trong các hoạt động của nhà trường.
 - Bản thân là một giáo viên trẻ, luôn có ý thức phấn đấu, là tấm gương sáng cho 
đồng nghiệp và học sinh noi theo.
 4 - Ngay từ đầu năm học, tôi đã quan tâm tìm hiểu dến đặc điểm tâm sinh lí của 
trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt động làm quen với tác 
phẩm văn học do tôi và giáo viên đứng cùng lớp tổ chức. Qua quá trình giảng dạy tôi 
khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho trẻ nghe một câu 
chuyện hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn, sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung 
câu chuyện, bài thơ. Kết quả như sau:
 + 60% trẻ nhớ và nói được nội dung câu chuyện, bài thơ.
 + 40% trẻ chỉ nhớ một phần nội dung câu chuyện, bài thơ.
 - Từ đó tôi cần chú ý nhiều hơn đến những trẻ mà khả năng cảm thụ văn học 
còn hạn chế như: Xuân Hiếu, Thượng Danh, Hạ Tùng, Nhật Nam...Qua đó tôi thường 
xuyên cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. Việc làm này cũng 
góp phần giúp trẻ đến gần với văn học hơn và có thể nâng cao khả năng cảm thụ văn 
học của trẻ.
 Giải pháp 2: Nghiên cứu kỹ tác phẩm.
 - Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu, 
chuyên đề bồi dưỡng, thường xuyên tham gia dự giờ các tiết dạy thơ, chuyện để đúc 
rút kinh nghiệm cho bản thân. 
 - Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học thì người giáo viên phải 
luôn dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần.
 - Xác định rõ mục đích yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm 
 - Đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của 
trẻ.
 - Ngoài ra để cho việc dùng sách truyện có tác dụng phát triển tốt khả năng 
cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ, mỗi giáo viên phải thu hút được sự chú ý của trẻ 
bằng giọng kể, đọc sinh động, hấp dẫn, thể hiện được các giọng khác nhau của các 
nhân vật. Trẻ sẽ thích thú hơn nếu chúng cũng được tham gia vào câu chuyện.
 Ví dụ: Cho trẻ đóng vai nhân vật, nhắc lời thoại, vẽ tranh minh họa cho nhân vật cô 
vừa kể, đọc.
 Giải pháp 3: Phương pháp giảng dạy.
 - Song song, với việc nghiên cứu tài liệu tôi luôn tìm tòi học hỏi những phương 
pháp giảng dạy mới và phù hợp với trẻ.
 - Để trẻ có thể phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học chúng ta cần 
phải có những phương pháp nhẹ nhàng, gần gũi và tạo sự thân thiện với trẻ. Tôi luôn 
tạo cho trẻ những không gian hoạt động để trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với những tác 
phẩm văn học mọi lúc mọi nơi.
 - Tiến hành các hoạt động trong ngày tôi thường chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực 
mà mình đang quan tâm. Khi lên kế hoạch cho một hoạt động thì phương pháp giảng 
dạy là quan trọng nhất.
 - Muốn đạt kết quả cao trong việc giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học giáo viên 
cần phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp, hấp dẫn sẽ thu hút sự cúa ý của 
trẻ. 
 - Giáo viên nên áp dụng bài giảng điện tử trên máy vi tính vào hoạt động cho 
trẻ làm quen tác phẩm văn học. Các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu 
sắc phù hợp sẽ gây sự hứng thú cho trẻ. 
 6 của các câu chuyện...dần dần trẻ có thể xem tranh và tự đọc câu chuyện. Tất nhiên có 
thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ về nội dung câu chuyện cô đã kể rồi tự kể khớp với 
nội dung câu chuyện mà trẻ tri giác.
 Giải pháp 5: Liên kết giữa giáo viên và gia đình.
 Là giáo viên tôi luôn hiểu rằng không chỉ có sự giáo dục từ phía nhà trường là 
đủ cho trẻ, chúng ta nên biết rằng 2/3 thời gian là trẻ ở gia đình, gia đình phải quản lý 
giáo dục. Vì vậy cần phải có sự liên kết giữa gia đình và giáo viên để giáo dục trẻ tốt 
hơn.
 Với đặc thù hiện nay là điều kiện kinh tế đang khó khăn, người dân đa phần 
thu nhập còn thấp nên sự quan tâm đến con em mình còn nhiều hạn chế, thiếu kiến 
thức, kỹ năng nuôi dạy con. Nhiều gia đình, ông bà, cha mẹ không làm tấm gương tốt 
cho con trẻ, không quan tâm giáo dục, hướng dẫn những hành vi đạo đức, thói quen 
tốt. Nhiều gia đình nuông chiều con cháu quá mức hoặc mải mê kiếm tiền mà sao 
nhãng với con cái, cha mẹ bất hoà, đánh chửi nhau, ly hôn dẫn đến sự thiếu hụt về 
tinh thần, tình cảm của con trẻ.
 Để phát triển tình cảm - xã hội và đặc biệt là khả năng cảm thụ tác phẩm văn 
học cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để xây dựng cho 
trẻ nền tảng phát triển tốt nhất.
 Đầu năm học 2014 – 2015 ở lớp tôi đã tổ chức họp phụ huynh, số phụ huynh 
dự họp là 2/3 trên tổng số học sinh của lớp (15/22 phụ huynh). Từ đó cho thấy chưa 
có sự quan tâm đúng mực của phụ huynh đến việc học của con trẻ.
 Đối với bản thân mình, là người chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục của 
lớp, tôi cần có sự trao đổi thông tin phản hồi từ phía phụ huynh về phương pháp giáo 
dục của mình. Tôi thấy mình cần có trách nhiệm với lớp mình nên thời gian đầu tôi 
thường tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh gia đình của từng trẻ và đến thăm hỏi gia đình của 
từng cháu. Qua đó hiểu thêm được tâm tư nguyện vọng của phụ huynh, cũng nhân 
đây tôi tuyên truyền và khuyến khích phụ huynh nên tham gia các cuộc họp của lớp 
để trao đổi về tình hình của con trẻ.
 Sau đó, thông qua các cuộc họp này tôi đưa ra những phương pháp để giúp trẻ 
cảm thụ được tác phẩm văn học và đưa ra yêu cầu cần có sự phối hợp của phụ huynh.
 Hàng ngày, giờ đón trả trẻ tôi gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về việc tiếp thu 
trên lớp của trẻ để kết hợp với phụ huynh có biện pháp giúp đỡ, bồi dưỡng cho trẻ.
 Thực tế cho thấy, sau khi nhận thức rõ tầm quan trọng đó các bậc phụ huynh 
đã nhiệt tình ủng hộ đồng thời tạo môi trường văn học cho con tại gia đình, mua sách 
báo phù hợp với từng độ tuổi, kể chuyện cho con nghe, dạy con đọc những bài ca 
dao, đồng dao... Chính vì vậy, khi đến lớp trẻ đã có nhiều tiến bộ rõ rệt và hứng thú 
hơn khi nghe cô kể chuyện, đọc thơ.
 3. Phần kết luận
 3.1. Ý nghĩa của đề tài
 Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài “Làm thế thế nào để giúp trẻ 4 – 5 tuổi 
cảm thụ tác phẩm văn học”, tôi nhận thấy ở trẻ có sự chuyển biến rõ rệt, số cháu 
nhận thức được môn học này đạt 90 – 95%, trẻ thông minh sáng tạo hơn khi học các 
tiết văn học, trẻ thích đóng kịch, thích đọc thơ, kể chuyện, biết kể chuyện sáng tạo, kể 
theo trí tưởng tượng một cách phong phú và đa dạng. Biết cảm thụ cái hay, cái đẹp 
 8 - Qua thời gian dài nghiên cứu và thực hiện theo những biện pháp giúp trẻ cảm 
thụ tác phẩm văn học và được Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi trong công tác 
giảng dạy, bản thân tôi đã thu được một số kết quả trong lĩnh vực này như sau:
 Bảng thống kê
 Tính đến 
 Đầu 
 Lĩnh Nội dung khảo Số trẻ thời điểm Tỉ lệ
 năm Tỉ lệ
 vực sát khảo sát hiện tại
 (đạt)
 ( đạt)
 Hứng thú 22 13 59,1% 22 100%
 Hiểu nội dung 22 10 45,4% 20 90,9%
 Thơ
 Thuộc tác phẩm 22 13 59,1% 22 100%
 Đọc diễn cảm 22 11 50% 20 90,9%
 Hứng thú 22 14 63,6% 22 100%
 Hiểu nội dung 22 11 50% 20 90,9%
 Chuyện
 Kể diễn cảm 22 10 45,4% 19 86,3%
 * Đối với phụ huynh:
 - Sau thời gian kiên trì thực hiện theo phương pháp của bản thân đã đem lại cho tôi 
một kết quả khả quan. Tỉ lệ phụ huynh tham gia vào công tác phối hợp giáo dục với 
giáo viên tăng đáng kể (22/22 phụ huynh).
 - Các bậc phụ huynh có những chuyển biến rõ rệt và ngày càng quan tâm nhiều hơn 
đến con em mình.
 Trên đây, bằng thực tiễn và tâm huyết của mình, tôi đã trao đổi cùng quý thầy cô 
về đề tài “Làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học”. 
Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, của các cấp 
quản lý giáo dục, quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để bài viết được hoàn chỉnh 
và có hiệu quả thực tiễn hơn.
 10

File đính kèm:

  • docskkn_lam_the_nao_de_giup_tre_mau_giao_4_5_tuoi_cam_thu_tac_p.doc