SKKN Hình thành ở trẻ một số hành vi trong lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

- Đối với mỗi con người chúng ta cũng như đối với trẻ không chỉ học để tiếp thu nhiều kiến thức hay mà điều quan trọng đầu tiên giúp con người có nhân cách tốt là phải biết học lễ giáo. Lễ giáo là nét đẹp văn hóa và đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng ta thường bàn luận, nó còn là một trong năm mục tiêu của ngành giáo dục nước ta đề ra nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, giúp trẻ hiểu biết có những hành vi ứng xử có văn hoá phù hợp với những người xung quanh và thể hiện tình cảm đúng với các sự vật hiện tượng xung quanh. Đối với lứa tuổi mầm non giáo dục lễ giáo cần được coi là một nhiệm vụ khá quan trọng trong việc thực hiện chủ trương giải pháp của nền giáo dục hiện nay, để gìn giữ và phát huy giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc và đồng thời giúp trẻ làm quen với một số chuẩn mực và mẫu hành vi đạo đức đơn giản, phổ biến cần thiết phù hợp với lứa tuổi mầm non trong quan hệ của trẻ với bản thân, những người xung quanh, gia đình, nhà trường, môi trường thiên nhiên, vật nuôi, cây trồng, và toàn xã hội.
doc 28 trang skmamnon 08/06/2024 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành ở trẻ một số hành vi trong lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hình thành ở trẻ một số hành vi trong lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

SKKN Hình thành ở trẻ một số hành vi trong lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
1. MỞ ĐẦU 3
1.1 Lý do chọn đề tài 3
1.2 Mục đích nghiên cứu 4
1.3 Đối tượng nghiên cứu 5
1.4 Phương pháp nghiên cứu 5
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5
2. NỘI DUNG 6
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề 6
2.2 Thực trạng của vấn đề 7
2.3 Một số biện pháp hình thành một số hành vi trong lễ giáo 
cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. 10
a. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch 10
b. Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp lớp 12
c. Biện pháp 3: Cô giáo phải là tấm gương tốt 15
d. Biện pháp 4: Xây dựng góc tuyên truyền ở lớp 17
e. Biện pháp 5: Giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động 18
f. Biện pháp 6: Phối hợp với các bậc phụ huynh 22
2.4 Kết quả đạt được 23
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26
3.1 Kết luận 26
3.2 Kiến nghị 26
4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
 2 thắng lợi, các cô giáo phải là người toàn diện, “là cô giáo giỏi, là người mẹ 
hiền – là thầy thuốc tốt” Trách nhiệm của người giáo viên trong giai đoạn mới 
hết sức nặng nề thì nhiệm vụ của cô giáo mần non lại càng thiêng liêng và 
nặng nề hơn, làm sao để cô giáo thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ, người 
dìu dắt trẻ đi những bước chập chững đầu tiên đến thế giới mới .
 - Qua thực tế tôi thấy giáo dục lễ giáo của lớp tôi chưa đạt nhất là vào 
đầu năm học mới, bởi các cháu còn nhút nhát khi vào lớp, có cháu lần đầu 
tiên đến trường còn sợ hãi, chưa dám giao tiếp với bạn bè, nhiều cháu đi học 
thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình, đi học trễ....Đây cũng là một phần 
do điều kiện gia đình bố mẹ làm nông, do buôn bán....nên trẻ thiếu đi sự quan 
tâm chăm sóc giáo dục của người thân trong gia đình. Bên cạnh đó sự tác 
động của môi trường xã hội cũng ảnh hưởng đến đạo đức của trẻ.
 Chính vì lẽ đó, nên tôi chọn và nghiên cứu đề tài: "Hình thành ở trẻ 
một số hành vi trong lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi" ở trường mầm non.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Mục đích: 
 + Tìm hiểu và phân tích thực trạng chăm sóc giáo dục lễ giáo cho trẻ .
 + Đề xuất một số giải pháp nhằm hình thành ở trẻ một số hành vi trong 
lễ giáo cho trẻ mầm non tại cơ sở.
 - Nhiệm vụ của đề tài:
 + Tìm hiểu một số vấn đề có liên quan đến việc hình thành một số hành vi 
lễ giáo cho trẻ mầm non làm cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực 
trạng.
 + Quan sát ghi chép một số buổi tổ chức các hoạt động cho trẻ tại 
trường làm cơ sở thực tiễn để đánh giá thực trạng hành vi trong lễ giáo cho trẻ 
mầm non.
 + Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới những hạn chế cho trẻ mầm non ở 
trường. 
 + Đưa ra kết luận và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính tối đa 
kết quả giáo dục trẻ mầm non trong trường.
 4 2. NỘI DUNG:
 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề:
 - Giáo dục lễ giáo cho con em mình là một vấn đề được quan tâm và 
xem trọng hàng đầu của các bậc phụ huynh và của toàn xã hội, nó còn là một 
trong năm mục tiêu của nghành giáo dục nước ta đề ra nhằm phát triển toàn 
diện nhân cách cho trẻ. Ngành giáo dục mầm non là nơi đặt viên gạch đầu tiên 
cho các quá trình giáo dục trong đó có cả giáo dục lễ giáo để làm nền tảng cho 
các bậc học tiếp theo. Đối với lứa tuổi mầm non, giáo dục lễ giáo cần được 
coi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc giáo dục hiện nay.
 - Như chúng ta đã biết mầm non là lứa tuổi dễ nhớ, mau quên và có tính 
hay bắt chước người lớn, bởi thế người lớn phải có những hành vi đúng, lời 
nói hay để làm gương cho các cháu noi theo, là giáo viên mầm non thì cần 
phải có những cử chỉ, lời nói, hành động đúng, trên cơ sở đó cũng tùy vào 
tính cách của từng trẻ và từng độ tuổi mà dạy trẻ những hành vi lễ giáo bằng 
hành động của người lớn, mỗi lần gặp tình huống cần phải thực hiện những 
hành vi lễ giáo, người lớn cần làm trước, dạy trẻ làm theo. Điều cơ bản ở đây, 
cô giáo phải phân tích hành vi thành những thao tác cụ thể và làm rõ trình tự 
thực hiện các thao tác và cô giáo phải rèn luyện cho trẻ thường xuyên, mọi lúc 
mọi nơi. Có thể giáo dục lễ giáo trong các trò chơi, câu chuyện, bài thơ, bài 
hát....để giáo dục lễ giáo cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế, ngoài ra việc 
giáo dục lễ giáo còn có thể tiến hành bằng cách cho trẻ xem tranh ảnh....Tuy 
nhiên do tác động ngoại cảnh nên đạo đức của một số học sinh cũng bị sa sút 
và hiện nay do trẻ được nuông chiều và được đáp ứng mọi thứ theo yêu cầu, 
nên trẻ có những hành vi không đúng trong lễ giáo với mọi người trong gia 
đình, bạn bè và trong môi trường xã hội. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần 
nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá và đưa ra một số biện pháp nhằm giáo dục lễ 
giáo cho trẻ làm quen với lễ giáo và hình thành nên thói quen lễ giáo trong 
cuộc sống hàng ngày.
 6 Hình 01: Hình ảnh cô và trò lớp chồi 5
 - Về phía trẻ:
 + Đa số trẻ chăm chú lắng nghe cô giáo dục lễ giáo.
 + Một số cháu rất ngoan ngoãn và lễ phép, có tinh thần tự giác, biết phối 
hợp cùng bạn, nhường nhịn giúp đỡ bạn.
 + Biết giữ gìn bảo quản đồ dùng đồ chơi, biết lấy và cất đúng nơi quy 
định.
 * Khó khăn:
 - Lớp đa số là học sinh ở khác thôn, phần lớn phụ huynh làm nghề nông, 
một số phụ huynh làm nghề buôn bán, cho nên họ không có thời gian quan 
tâm đến con, cũng có nhiều phụ huynh nhiều lúc ở nhà nói năng, xưng hô, cãi 
cọ nhau....vô tình đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn trẻ thơ.
 - Một số cháu chưa có thói quen nề nếp gì cả, có cháu lần đầu tiên được 
bố mẹ đưa đến lớp học, chưa qua mẫu giáo bé nên đến lớp còn khóc nhè 
không chịu vào lớp, cô phải chạy theo dỗ dành cháu mới chịu ở lại.
 - Nhiều cháu hay nói tục, xưng hô không đúng với bạn bè với cô giáo, 
hay đánh lộn, không biết lấy đồ chơi và cất đúng nơi quy định, trong giờ học 
cháu tự do đi lại, muốn ra ngoài tự nhiên đứng dậy đi không xin phép cô giáo, 
khi cô gọi cháu chỉ lắc đầu hoặc gật đầu, có cháu không biết cô gọi đến tên 
mình, chưa biết vâng dạ....
 8 Từ kết quả đó tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đạt được của 
trẻ trong lớp còn thấp đó là:
 - Ba mẹ bận rộn với công việc ruộng đồng, suốt ngày lam lũ với tay cày, 
tay cấy không có thời gian chăm sóc con cái.
 - Do trẻ suốt ngày tiếp xúc với môi trường bên ngoài cuộc sống khá phức 
tạp, nhiều trẻ con chơi tự do lêu lỗng bên ngoài, trẻ không biết phân biệt điều 
xấu điều tốt.
 - Có một số cháu lần đầu tiên đến trường, nên trẻ chưa quen với tập thể 
bạn bè
 Chính vì đó mà tôi đã suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp để giáo dục lễ 
giáo cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
 Trước những thực trạng của lớp, bản thân tôi nhận thấy cần phải làm gì 
để tìm ra hướng khắc phục dần dần rèn luyện cho trẻ có được nề nếp thói 
quen trong lễ giáo như các lớp trong trường.
 Qua thời gian suy nghĩ tôi đã tìm ra một số biện pháp để giáo dục lễ giáo 
cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn. 
 2.3 Một số biện pháp hình thành một số hành vi trong lễ giáo cho trẻ 
mẫu giáo 4 - 5 tuổi:
 a. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch
 Để việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lớp tôi đạt được kết quả tốt và có 
những hành vi đúng trong giao tiếp với bạn bè, cô giáo, người thân trong gia 
đình. Đầu năm học tôi đề ra mục tiêu và lên kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ 
theo từng tháng, nội dung giáo dục và dự kiến tỉ lệ phần trăm trẻ sẽ đạt, dựa 
vào đó mà tôi có thể đánh giá được sự phát triển nhân cách của trẻ.
 THỜI YÊU CẦU 
 NỘI DUNG GIÁO DỤC
 GIAN ĐẠT ĐƯỢC
 - Trẻ biết chào người lớn tuổi: cô, ba mẹ, khách.
 Tháng 
 - Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi qui định. 90%
 9
 - Trẻ biết cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng ký 
 10 - Trẻ có hành vi, thái độ biểu hiện tốt đối với bạn bè 
 và người lớn.
 Tháng - Biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn bè trong các hoạt 
 90%
 04 động.
 - Có thói quen giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, vệ sinh 
 cá nhận.
 Tháng - Thực hiện thời gian biểu của lớp một cách tự giác.
 95%
 05 - Biết tránh xa những nơi nguy hiểm.
 b. Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp lớp
 - Sau khi lên kế hoạch giáo dục lễ giáo, điều đầu tiên để giáo dục lễ giáo 
cho trẻ đó là nề nếp lớp, nề nếp lớp tốt thì mọi hoạt động giáo dục sẽ đạt hiệu 
quả và trẻ có nhiều hành vi tốt hơn.
 - Ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp tôi đã tiến hành xây dựng nề nếp 
lớp: Tôi chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ bầu ra tổ trưởng và tổ phó để giúp cô quán 
xuyến lớp, nhắc nhở các bạn trong tổ của mình. Tôi xếp xen kẽ các cháu 
mạnh dạn với cháu nhút nhát, cháu nam xen với cháu nữ. Tôi luôn động viên, 
uốn nắn tư thế tác phong ngồi học, tư thế đi, đứng của trẻ. Cô nhắc trẻ không 
được nói chuyện, không nói leo trong giờ hoạt động, nói phải xin phép cô, có 
cô đến thăm lớp và dự giờ phải biết chào cô, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu ...
 Hình 02: Trẻ trong giờ học chính khóa xen kẽ nam, nữ
 12 Hình 03: Trong giờ nêu gương của trẻ
 Ví dụ 2: Tháng 12 tôi đưa tiêu chuẩn cao hơn là giáo dục trẻ tính thật thà, 
trong lớp không được đánh bạn, biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi qui định, biết 
giúp đỡ bạn khi cô nhận xét nên nói cụ thể công việc làm được của trẻ: như 
hôm nay cô khen bạn Lan Anh vì bạn Lan Anh thấy bạn Thảo ngã, đã đỡ bạn 
hoặc hôm nay bạn Linh nhặt được cục tẩy của bạn Quân đã mang trả lại cho 
bạn. Qua sự việc đó cô giáo dục trẻ “Nếu nhặt được của rơi mang trả lại cho 
người đánh mất”, nếu trẻ nào làm được điều này tôi sẽ khen ngợi những trẻ 
làm việc tốt vì trẻ rất thích được động viên khuyến khích bởi vì trẻ thích khen 
hơn là chê. Tuy nhiên, nếu trẻ làm chưa đúng tôi thường đến gần khuyên răn, 
nhắc nhở trẻ phải sửa chữa và xin lỗi bạn. Ngoài việc nêu gương, trong giờ 
đón, trả trẻ tôi tranh thủ mở ti vi cho trẻ xem những hình ảnh của những 
người làm việc tốt, để trẻ xem và bắt chước theo.
 14 Hình 05: Giờ đón trả trẻ, trẻ chào mẹ, chào cô
 - Tổ chức cho trẻ sinh hoạt đúng theo kế hoạch hoạt động trong ngày, 
thực hiện giờ nào việc ấy, tôi luôn giám sát trẻ (kể cả trong lúc trẻ chơi) để 
kịp thời uốn nắn hành vi giao tiếp, nói năng, không để trẻ chơi tự do mà 
không có sự giám sát của cô sẽ làm mất đi nề nếp thói quen tốt của trẻ. Một 
việc hết sức quan trọng của cô giáo trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ, là giáo 
viên phải thật sự yêu thương, quan tâm chăm sóc, dạy dỗ trẻ, tôi không đánh 
mắng, dọa nạt trẻ mà thường xuyên tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tin tưởng và 
tạo được bầu không khí thân mật giữa cô và trẻ. Tôi luôn đối xử công bằng vô 
tư với các cháu, xem các cháu như con của mình Đặt biệt là tôi rất tôn trọng 
trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ, không lấn át, hoặc cắt ngang lời của trẻ. Khi hỏi 
trẻ, tập trẻ trả lời trọn câu trong giao tiếp: với cô, bạn bè, người thân và xã 
hội.
 - Đối với các bậc phụ huynh và đồng nghiệp, tôi thường nói năng niềm 
nở, hòa nhã, thân mật, không xưng hô với bạn bè bằng mày, tao trước mặt trẻ. 
Tác phong lên lớp gọn gàng, sạch sẽ. Bởi vì, muốn trẻ có được những hành vi 
tốt thì trước hết cô giáo phải là tấm gương sáng, mẫu mực cho trẻ noi theo.
 16

File đính kèm:

  • docskkn_hinh_thanh_o_tre_mot_so_hanh_vi_trong_le_giao_cho_tre_m.doc