SKKN Giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Trực Đại

Vậy kỹ năng sống là gì? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đối với trẻ mầm non, kỹ năng sống là những thao tác hành động hằng ngày, những nhận thức tình cảm của trẻ đáp ứng nhu cầu của bản thân và xử lý các tình huống gặp phải trong cuộc sống.
Theo số liệu thống kê từ một nghiên cứu được tổ chức với 2.200 bà mẹ trên thế giới có con 4-5 tuổi, có tới 44% trẻ biết chơi Game trong khi số trẻ biết đi xe đạp chỉ có 43%, 22% trẻ biết mở một ứng dụng trên điện thoại thông minh, trong khi đó việc buộc dây giày thì chỉ có 14% trẻ biết thực hiện.
doc 29 trang skmamnon 16/04/2024 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Trực Đại

SKKN Giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Trực Đại
 2
 BÁO CÁO BIỆN PHÁP
 GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 -5 
 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRỰC ĐẠI.
 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : “Cái mầm có xanh thì cây mới 
vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo 
dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Thấm nhuần lời Bác chỉ dạy, Đảng và 
Nhà nước ta đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống Giáo dục, đòi 
hỏi nền Giáo dục phải đào tạo ra những thế hệ trẻ em “Phát triển về trí tuệ, cường 
tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì vậy song 
song với việc dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực thì 
việc đổi mới giáo dục hướng tới sự phát diện toàn diện của mỗi đứa trẻ đang là vấn 
đề được quan tâm bậc nhất hiện nay.
 Theo UNESSCO năng lực phát triển toàn diện của trẻ bao gồm ba thành tố: 
Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố kỹ năng và thái độ thuộc về kỹ năng sống, 
trong đó kiến thức chiếm 4%, kỹ năng chiếm 26 %, thái độ chiếm 70%. Như vậy kỹ 
năng sống là yếu tố quyết định tới sự phát triển toàn diện của trẻ.
 Vậy kỹ năng sống là gì? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là 
những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có để tương tác với 
những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những 
thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đối với trẻ mầm non, kỹ năng sống là những 
thao tác hành động hằng ngày, những nhận thức tình cảm của trẻ đáp ứng nhu cầu của 
bản thân và xử lý các tình huống gặp phải trong cuộc sống.
 Theo số liệu thống kê từ một nghiên cứu được tổ chức với 2.200 bà mẹ trên 
 thế giới có con 4-5 tuổi, có tới 44% trẻ biết chơi Game trong khi số trẻ biết đi xe đạp 
 chỉ có 43%, 22% trẻ biết mở một ứng dụng trên điện thoại thông minh, trong khi đó 
 việc buộc dây giày thì chỉ có 14% trẻ biết thực hiện.
 Giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường mầm non Trực Đại
 Người thực hiện: Phạm Thị Thoa
 4
 - Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, điện thoại, Tivi, các 
trò chơi điện tử...
 - Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không 
có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh.
 - Bên cạnh đó một số cha mẹ trẻ chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục 
kỹ năng sống cho con em mình. Nhận thức chưa đầy đủ sự cần thiết của việc giáo 
dục kỹ năng sống cho trẻ ở độ tuổi mầm non.
 Qua khảo sát thực tế về vốn kỹ năng sống của 30 trẻ trong lớp, tôi thu được kết 
quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau:
 Bảng khảo sát trẻ trước khi áp dụng đề tài
 Tổng số trẻ: 30 trẻ
Lĩnh vực khảo sát Đạt Chưa đạt
 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
1.Kỹ năng tự tin 10 33% 20 67%
2.Giáo dục giới tính 8 27% 22 73%
3.Kỹ năng lao động tự phục vụ 13 43% 17 57%
4.Kỹ năng tự bảo vệ bản thân 11 37% 19 63%
III. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP:
 1.Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục.
 Nhà quản lí giáo dục Mary Beth Blegan đã nói “Một môi trường tích cực luôn 
tạo ra những đứa trẻ tích cực”, đó chính là môi trường mà nền giáo dục không chỉ ở 
Việt Nam mà toàn thế giới đều hướng đến. Quan điểm của cá nhân tôi thì môi 
trường tích cực ở trường mầm non đó chính là xây dựng "Trường học hạnh phúc" 
đúng nghĩa nhằm hướng đến một môi trường học tập tốt, trẻ muốn đến trường và về 
Giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường mầm non Trực Đại
Người thực hiện: Phạm Thị Thoa
 6
dung thì mới có tiền đề, căn cứ chính xác để lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống 
vào các hoạt động giáo dục và mang lại kết quả cao. Các nội dung giáo dục kỹ năng 
sống mà tôi xây dựng bao gồm: 
a. Kỹ năng mạnh dạn tự tin:
 Tự tin là một trong những yếu tố quan trọng giúp mang lại thành công và kết 
quả tốt nhất trong mọi việc. Tự tin không phải là tất cả nhưng nếu thiếu điều này, 
không chỉ trẻ em mà cả người lớn đều khó đạt được những thành công trong trường 
học và trong cuộc sống.
 Vậy làm thế nào để hình thành kỹ năng tự tin cho trẻ?
+ Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ.
 Trò chuyện nhiều với trẻ, lắng nghe những câu chuyện của trẻ, hỏi han trẻ 
thật nhiều, tạo điều kiện cho trẻ được nói lên suy nghĩ và mong muốn của mình. 
Điều đó sẽ khiến cho trẻ hiểu rằng trẻ đang nhận được sự quan tâm, từ đó trẻ sẽ cởi 
mở hơn, thoải mái hơn khi giãi bày ý kiến, quan điểm của mình.( Hình 2 – Phụ lục)
 + Luôn là cổ động viên nhiệt thành của trẻ.
 Con người chúng ta không ai là hoàn hảo, người lớn và cả trẻ em đều có lúc 
mắc những thất bại, sai lầm. Hãy dành cho trẻ một lời động viên, khích lệ hay một 
lời khen, cổ vũ khi trẻ cố gắng thực hiện nhiệm vụ cô giao. Sự cổ vũ trên mọi “Mặt 
trận” của cha mẹ và giáo viên chính là phương thức giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc 
sống.
 + Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện sự tự tin, sự mạnh dạn khi đứng trước đám 
đông.
 Hãy cho trẻ cơ hội để thể hiện chính mình, cho trẻ tham gia nhiều vào các 
hoạt động tập thể, văn hóa văn nghệ như múa hát, kể chuyện, đóng kịch, tham gia 
các hội thi để bé có cơ hội được chia sẻ ý tưởng của bản thân, của nhóm. Trẻ lên sân 
khấu hoặc biểu diễn thể hiện sự mạnh dạn trước đông người. .( Hình 3 –Phụ lục)
b. Kỹ năng lao động tự phục vụ:
Giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường mầm non Trực Đại
Người thực hiện: Phạm Thị Thoa
 8
 + Phòng chống tai nạn thương tích: Một trong những nguyên nhân hàng đầu 
dẫn tới tử vong hoặc những di chứng tàn tật kéo dài suốt cuộc đời của trẻ chính là 
tai nạn gây thương tích. Tai nạn là hiện tượng mang yếu tố bất ngờ, khó lường 
trước và có thể gây ra những tổn thương trên cơ thể mà di chứng mang theo cả đời. 
Đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường hiếu động, nghịch ngợm, luôn tò mò muốn 
khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh mà lại chưa có đủ kiến thức và kỹ năng 
phòng tránh tai nạn thương tích. Vì vậy chỉ cần người lớn chúng ta lơ là, bất cẩn thì 
nguy cơ xảy ra tai nạn là rất cao.
 -Môi trường trong lớp: Tôi thường xuyên giáo dục ý thức cho trẻ rằng không 
được xô đẩy, làm cho bạn khác bị đau, dạy các con biết đoàn kết, yêu thương nhau. 
Khi áp dụng phương pháp giáo dục Montessori và phương pháp giáo dục Steam, 
tôi cung cấp cho trẻ kiến thức dạy trẻ biết cách sử dụng an toàn các đồ dùng đồ 
chơi, trang thiết bị gây nguy hiểm có khả năng gây thương tích như dao, kéo, tránh 
xa các loại súng cao su, và các loại hung khí khác. Cho trẻ xem tranh ảnh, các 
Video về sử dụng an toàn tiết kiệm các thiết bị điện tránh gây cháy nổ, điện 
giật...Dạy trẻ hiểu được đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong gia đình, đâu là đồ vật 
an toàn và đồ vật không an toàn
 -Môi trường ngoài lớp học: Dạy cho trẻ về luật an toàn giao thông cơ bản khi 
trẻ tham gia giao thông: Không sang đường một mình, khi ngồi trên xe không được 
đùa nghịch, đội mũ bảo hiểm đúng cách. Địa bàn nơi tôi đang công tác có rất nhiều 
ao, hồ, sông, suối vì vậy tôi luôn dặn dò trẻ không được một mình đi tới khu vực 
đó, cung cấp cho trẻ những kỹ năng bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với nguồn nước như 
khi đi bơi, tắm biển phải mặc áo phao, ngồi ngay ngắn trên thuyền và nghe theo sự 
chỉ dẫn của người lớn bên cạnh đó tôi khuyến khích các bậc cha mẹ cho trẻ đi học 
bơi để trẻ rèn luyện sức khỏe và tăng cường phòng tránh đuối nước. Giáo dục trẻ 
không ăn các món quà vặt lạ, xuất xứ không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn 
vệ sinh thực phẩm ở các hàng rong gần khu vực trường.
Giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường mầm non Trực Đại
Người thực hiện: Phạm Thị Thoa
 10
 - Tôi đã xây dựng lồng ghép phương pháp giáo dục Montessori, phương pháp 
giáo dục Steam vào các hoạt động. Đây là những phương pháp giáo dục hướng đến 
sự phát triển toàn diện các kỹ năng của trẻ. Trẻ được học, trải nghiệm, hình thành và 
phát triển các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, hợp tác, quan sát hay kỹ năng đặt 
vấn đề, kỹ năng giải quyết các tình huống, phát hiện được nhiều điều mới lạ trong 
cuộc sống. ( Hình 7– Phụ lục) 
 - Lĩnh vực khám phá khoa học: Như hoạt động KPKH “Đồ dùng trong gia 
đình” giáo dục nhận diện các thiết bị đồ dùng gây nguy hiểm, phòng tránh kẻ lạ mặt 
đến thăm nhà, phòng tránh hỏa hoạn( Hoạt động: cẩn thận với lửa) (Phụ lục 2) hoặc 
hoạt động KPKH “Tôi là ai” giáo dục trẻ về giới tính, về các bộ phận trên cơ thể, 
cách chăm sóc các bộ phận, phòng, chống xâm hại 
 - Tại góc “Trải nghiệm kỹ năng sống” trẻ được trải nghiệm các kỹ năng như 
chải, buộc, tết tóc, cài khuy áo, kéo khóa áo, buộc dây giày, đan nong mốt.( Hình 
8 – Phụ lục) 
 - Lĩnh vực làm quen văn học: Thông qua câu truyện “Dê con nhanh trí”, “Cô 
bé quàng khăn đỏ” giáo dục trẻ ứng phó với người lạ, “Chú Vịt xám”, “Cái đuôi của 
Sóc nâu” giáo dục trẻ xử lý khi bị lạc, truyện “Qua đường” giáo dục trẻ tham gia 
giao thông an toàn.( Hình 9 – phụ lục) 
 - Thông qua hoạt động vui chơi: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm 
non, tạo cho trẻ nhiều hứng thú, cho trẻ cơ hội được vận dụng nhiều kiến thức kĩ 
năng khác nhau trong quá trình chơi. Trẻ được thử nghiệm nhiều vai trò khác nhau 
qua các vai chơi, phát huy sự tự tin, sáng tạo, học hỏi và hợp tác với các bạn cùng 
chơi Với trò chơi đóng vai, trẻ “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định, giúp 
trẻ luyện tập các kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, thú vị. Ví dụ: Đi siêu thị mà bị 
lạc thì trẻ làm gì? Làm hỏng đồ chơi của bạn trẻ sẽ làm thế nào?, với việc thực hiện 
nhiệm vụ ở các góc chơi còn rèn luyện sự tự tin cho trẻ khi thể hiện vai chơi của 
mình hoặc điều hành nhóm chơi. Thông qua các hoạt động dạo chơi khám phá ngoài 
trời giúp trẻ có thêm nhiều kỹ năng giải quyết tình huống, ứng xử như môi trường, 
ứng phó với các hiện tượng thiên nhiên. .( Hình 10 – Phụ lục) 
 - Thông qua sinh hoạt hàng ngày: Sinh hoạt hàng ngày của trẻ đa phần là 
những hoạt động lặp đi lặp lại vì vậy trẻ được rèn luyện nhiều và thực hiện các công 
việc đó một cách dễ dàng vì đã thành nếp sinh hoạt. Ngoài ra, trong sinh hoạt trẻ 
Giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường mầm non Trực Đại
Người thực hiện: Phạm Thị Thoa

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_va_ren_luyen_ky_nang_song_cho_tre_4_5_tuoi_tai.doc