SKKN Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ 4-5 tuổi làm quen Văn học ở Trường Mầm non Thạch Đà A
Nhận thức được tầm quan trọng của Văn Học đối với trẻ mầm non như vậy. Qua đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ (4-5 tuổi) Làm quen Văn học ở trường Mầm non” tôi muốn trẻ yêu, hứng thú với văn học nhiều hơn để qua đó giúp trẻ học thuộc thơ nhanh hơn, kỹ năng kể diễn cảm tốt hơn, vốn từ phong phú hơn, phát triển ngôn ngữ và có khả năng tái tạo lại những tác phẩm mà cô truyền đạt cho trẻ giúp trẻ có thể cảm nhận những giá trị đạo đức, lối sống mà tác phẩm văn học mang lại cho trẻ. Để qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, có những phương pháp dạy học tích cực để giúp trẻ nắm được vấn đề một cách tốt nhất. Mong rằng những giải pháp đó của tôi sẽ mang lại kết quả nhất định trên trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ 4-5 tuổi làm quen Văn học ở Trường Mầm non Thạch Đà A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ 4-5 tuổi làm quen Văn học ở Trường Mầm non Thạch Đà A

Lê Thị Huyền 2 Trường MN Thạch Đà A phẩm văn học. Trước tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, với lòng nhiệt huyết, tận tụy, yêu nghề, mến trẻ, bản thân tôi đã trăn trở, suy nghĩ và tìm ra “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ (4-5 tuổi) Làm quen Văn học ở trường mầm non”. Thông qua văn học giúp trẻ phát triển nhân cách tốt đẹp, phát triển tư duy cũng như góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu: Nhận thức được tầm quan trọng của Văn Học đối với trẻ mầm non như vậy. Qua đề tài “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ (4-5 tuổi) Làm quen Văn học ở trường Mầm non” tôi muốn trẻ yêu, hứng thú với văn học nhiều hơn để qua đó giúp trẻ học thuộc thơ nhanh hơn, kỹ năng kể diễn cảm tốt hơn, vốn từ phong phú hơn, phát triển ngôn ngữ và có khả năng tái tạo lại những tác phẩm mà cô truyền đạt cho trẻ giúp trẻ có thể cảm nhận những giá trị đạo đức, lối sống mà tác phẩm văn học mang lại cho trẻ. Để qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, có những phương pháp dạy học tích cực để giúp trẻ nắm được vấn đề một cách tốt nhất. Mong rằng những giải pháp đó của tôi sẽ mang lại kết quả nhất định trên trẻ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm ra những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng của môn Văn học. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi lớp 4TB2, trường Mầm Non Thạch Đà A. 6. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành nhiệm vụ và đề tài đặt ra. Tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu, sách báo tham khảo để thực hiện đề tài cho tốt. - Phương pháp đàm thoại: Nhóm phương pháp này phải cho trẻ phát âm nhiều và trả lời các câu hỏi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc và rõ ràng. - Phương pháp quan sát, trực quan: Khi tổ chức cho trẻ hoạt động thì cô có thể thấy được thái độ, cảm xúc, tình cảm và sự tập trung chú ý, sự nhanh nhạy, hoạt bát của trẻ đối với hoạt động văn học. - Phương pháp thực hành: Là nhóm phương pháp tổ chức cho trẻ thực hành luyện tập để cung cấp kiến thức và vận dụng những điều đã tiếp thu. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ (4-5 tuổi) Làm quen Văn học ở trường mầm non Lê Thị Huyền 4 Trường MN Thạch Đà A - Phụ huynh quan tâm đến việc học của con em, phối hợp với giáo viên trong việc giảng dạy trẻ, hỗ trợ các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. - Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình và tâm huyết trong công tác giảng dạy. Có phẩm chất đạo đức tốt, luôn tích cực chủ động trong mọi hoạt động. 100% giáo viên trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. - Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp nên tôi nắm vững khả năng ngôn ngữ và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhất là trẻ 4-5 tuổi. Bản thân luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, dự giờ đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm cho bản thân, nói đúng tiếng phổ thông, phát âm chuẩn, có tâm huyết yêu nghề, mến trẻ, tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề do phòng Giáo Dục cũng như nhà trường tổ chức. Sử dụng khá thành thạo máy tính, biết tìm tòi nguồn tài liệu để thiết kế bài giảng điện tử. - Đa số trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, khỏe mạnh, các cháu trong lớp cùng độ tuổi nên nhận thức của các cháu khá đồng đều. 2.2. Khó khăn: * Bên những mặt thuận lợi trên vẫn còn một số khó khăn: - Đầu năm, có một số trẻ lần đầu tiên mới ra lớp, chưa quen với nề nếp của lớp, thích chơi tự do, một số trẻ khác còn hay nói leo, nói trống không. Một số trẻ nhút nhát ngại phát biểu, nói nhỏ. Một số trẻ lại rất hiếu động nên cũng hạn chế khả năng tiếp thu của trẻ. - Phần lớn trẻ đọc thơ hay kể chuyện thường theo kiểu thuộc lòng, giọng đọc, kể chưa diễn cảm, chưa biết thể hiện tình cảm khi đọc, kể . - Ngoài ra vẫn còn một số giáo viên khả năng cảm thụ tác phẩm văn học còn hạn chế, giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ hành động, điệu bộ minh họa còn chưa bộc lộ được cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ. Phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo, kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê hào hứng, giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chưa khoa học nên giờ học trẻ ít tập trung chú ý, hiệu quả hoạt động chưa cao. - Số trẻ chưa qua nhà trẻ khá nhiều nên nề nếp trẻ chưa đồng đều. - Bản thân đôi khi tổ chức cho trẻ làm quen với văn học còn chưa mấy linh hoạt các hình thức tổ chức nên trẻ chưa hứng thú mấy với môn học và kết quả ở trẻ chưa cao. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ (4-5 tuổi) Làm quen Văn học ở trường mầm non Lê Thị Huyền 6 Trường MN Thạch Đà A 3. Các giải pháp thực hiện: 3.1. Giọng đọc, kể diễn cảm thu hút sự chú ý ở trẻ. Trẻ cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật bằng cách nghe đọc kể. Do vậy tôi luôn sử dụng mọi sắc thái giọng kể của mình làm phương tiện để đọc kể biểu cảm khác nhau làm cho tác phẩm cất lên tiếng nói, tạo cho tác phẩm bức tranh tương ứng, hấp dẫn đối với trẻ. Nếu như việc gây hứng thú trong mọi hoạt động học là rất quan trọng thì với văn học việc chuẩn bị giọng đọc, kể diễn cảm của cô cũng rất quan trọng, bởi có những cách gây hứng thú kích thích được sự chú ý của trẻ tốt nhưng khi trẻ nhập tâm để nghe vào giọng đọc kể của cô lại không hấp dẫn thì trẻ sẽ dễ bị chán hay nếu trẻ có xem trên màn hình hoạt cảnh có nội dung minh họa thơ, truyện thì cũng chỉ là xem mà trẻ ít nhập tâm vào lời đọc, kể của cô (do đọc, kể không diễn cảm). Do vậy, khi muốn trình bày một tác phẩm tôi luôn tìm hiểu, suy nghĩ và nghiên cứu tác phẩm để hiểu được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi vào tác phẩm. Tôi luôn phân biệt giữa giọng đọc và giọng kể cố gắng nhập tâm vào tác phẩm để truyền tải tới người nghe tất cả những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua giọng đọc, kể diễn cảm, sắc thái khuôn mặt cử chỉ điệu bộ, ánh mắtngữ điệu giọng kể là một yếu tố vô cùng quan trọng vì nó là phương tiện của việc truyền tải nghệ thuật, cường độ của giọng kết hợp với cử chỉ nét mặt. Ví dụ: Truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ” giọng của bác gấu kể với giọng ồm ồm, chậm; giọng Thỏ trắng nhẹ nhàng trong trẻo, giọng Thỏ nâu gắt gỏng tỏ vẻ khó chịu Truyện: “Dê con nhanh trí”, giọng của Dê mẹ dịu dàng, giọng của Chó sói thì khàn khàn, giọng của Dê con thì dõng dạc, dứt khoát thể hiện sự can đảm, dũng cảm và có phần lên giọng đe dọa Sói Hay với bài thơ “Giữa vòng gió thơm” Đọc diễn cảm: Tám câu đầu với giọng chậm rãi thể hiện sự băn khoăn lo lắng, 4 câu thơ tiếp đọc với nhịp điệu bình thường, nhấn mạnh vào các từ “nhỏ nhắn”, “phe phẩy”, “đều đều”, “rung rinh”. Các câu thơ tiếp theo đọc chậm rãi thể hiện tình cảm yêu mến quan tâm chăm sóc. Bài thơ chủ yếu đọc theo nhịp: 2.2, chỉ có một số câu đọc theo nhịp: 1.1.1 Này/ chú/ gà Nâu. Với Truyện “Hoa mào gà” giọng gà mái kể với ngữ điệu vui phấn khởi. Giọng của cây hoa mào gà chậm. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ (4-5 tuổi) Làm quen Văn học ở trường mầm non Lê Thị Huyền 8 Trường MN Thạch Đà A thân thể, ăn uống không hợp vệ sinh ăn quả xanh, uống nước chưa nấu nên đã bị ốm đấy. Để biết được bạn thỏ bông bị ốm như thế nào hôm nay cô và các con sẽ cùng tìm hiểu bài thơ “ Thỏ Bông bị ốm” sẽ rõ nhé ! Tôi cũng có thể tổ chức hình thức vào bài dưới dạng trò chơi. Ví như câu chuyện “Cây khế”, tôi có thể cho trẻ chơi trò chơi “Cái túi kỳ diệu”, bên trong túi tôi bỏ một chùm khế, trẻ sờ và đoán trong túi có gì? Số lượng bao nhiêu? Các con ạ! Có một câu chuyện rất hay mà nhờ vào những quả khế như thế này đã mang lại hạnh phúc, ấm no cho người hiền lành tốt bụng và cũng vì quả khế mà khiến cho kẻ tham lam bị trừng trị. Các con có muốn biết là câu chuyện gì không? Vậy xin mời các con sẽ cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Cây khế”. * Đổi mới hình thức tổ chức trên tiết học để trẻ không bị nhàm chán. Đối với trẻ mầm non việc tổ chức hoạt động học là yêu cầu quan trọng đòi hỏi cao về kiến thức, kỹ năng sư phạm và khả năng truyền thụ của người giáo viên đặc biệt là văn học. Để thu hút, lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực, chủ động tôi chọn lựa các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn. Qua kế hoạch xây dựng từ đầu năm tôi đã tăng cường dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, kể chuyện cho trẻ nghe, chú ý đến vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất. Để làm được như vậy cô giáo phải luôn luôn cố gắng để tìm ra được những cái mới, đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ giúp trẻ cảm thấy hứng thú, tích cực mà không nhàm chán. Chính vì vậy mà cô giáo cần phải khơi gợi, phát huy những tiềm năng vốn có của trẻ. - Với tác phẩm Văn học trẻ chưa biết: + Cho trẻ dự đoán tên truyện, nội dung câu chuyện thông qua tranh minh họa. + Cô kể 1 đoạn mở đầu của câu chuyện, cho trẻ dự đoán tình tiết tiếp diễn xảy ra trong câu chuyện. + Sắp xếp tranh theo dự đoán của bản thân về nội dung câu chuyện. + Đọc, kể chuyện có kết hợp sử dụng cử chỉ điệu bộ hoặc đồ dùng trực quan minh họa. - Với tác phẩm Văn học trẻ đã biết: + Phát hiện những tình tiết không đúng, những bức tranh khuyết thiếu minh họa cho trình tự câu chuyện, bài thơ trẻ đã biết. + Sắp xếp tranh theo trình tự câu chuyện trẻ đã biết. + Kể tiếp đoạn truyện còn thiếu vừa được nghe. + Sáng tạo thêm tình tiết mới, phần mở đầu, kết thúc một câu chuyện. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ (4-5 tuổi) Làm quen Văn học ở trường mầm non Lê Thị Huyền 10 Trường MN Thạch Đà A VD: Chuyện gì đang diễn ra? Chuyện gì sẽ xảy ra? Tại sao? Đặt các câu hỏi “hiểu” về nội dung câu chuyện sau khi đọc. Mời trẻ tham gia vào phần lặp đi lặp lại của câu chuyện. Sử dụng một que chỉ để tập trung sự chú ý của trẻ vào văn bản. Giải thích các từ mới trước hoặc trong khi đọc truyện. - Kể chuyện: Kể chuyện theo đồ vật, theo tranh, nối tiếp theo truyện kể của cô. Cô kể chuyện theo sơ đồ, nghĩ thêm tình tiết cho câu chuyện, kể chuyện theo tưởng tượng,... Phụ lục 2: Cô kể chuyện theo sơ đồ - Truyện: Ngày chủ nhật - Đồng dao, ca dao, tục ngữ: + Lựa chọn các bài đơn giản, gần gũi, dễ hiểu với trẻ, lựa chọn các bài gắn liền với trò chơi, dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Đưa đồng dao, ca dao tục ngữ vào các trò chơi vận động như các trò chơi vận động, hoạt động ngoài trời. Phụ lục 3: Trẻ biết ca dao, đồng dao qua trò chơi vận động. Phụ lục 4: Trẻ biết ca dao, đồng dao qua giờ hoạt động ngoài trời. + Không giảng nội dung các bài đồng dao. - Tổ chức cho trẻ tập đóng kịch: Lựa chọn các câu chuyện cho hoạt động đóng kịch, tổ chức buổi đóng kịch của cả lớp: Câu chuyện có một chủ đề chính, có kết thúc nhanh và thỏa mãn, có số lượng nhân vật hạn chế, có các hội thoại đơn giản, được lặp đi lặp lại. 3.3. Sử dụng đồ dùng trực quan. Với trẻ mầm non thì việc sử dụng đồ dùng trực quan là khâu quan trọng nó quyết định tới hoạt động có thành công hay không .Với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động và đang phát triển sang loại tư duy trực quan hình tượng vì vậy đòi hỏi cô chuẩn bị đồ dùng phải đẹp, sáng tạo màu sắc tươi sáng có đường nét rõ ràng an toàn và thuận tiện khi sử dụng. Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong các hoạt động có chủ định thì phải sử dụng triệt để, có tính khoa học, gọn nhẹ tránh rườm rà rắc rối để làm sao cho trẻ dễ quan sát, dễ hiểu và nắm được nội dung tác phẩm một cách dễ dàng nhất đồng thời phải đưa ra hợp lý đúng lúc thì mới đạt được hiệu quả cao. Phụ lục 5: Cô sử dụng sa bàn kể chuyện “Ba Chú Lợn Con”, mô hình rối bóng “Thỏ con không vâng lời” 3.4: Xây dựng góc Văn học theo tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ (4-5 tuổi) Làm quen Văn học ở trường mầm non
File đính kèm:
skkn_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day_tre_4_5_tuoi_lam.doc