SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hoa Hồng

Cảm xúc đóng vai trò quan trọng đến cách trẻ tư duy và hành động. Cảm xúc kích thích não bộ để đưa quyết định tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non giúp trẻ có được các kỹ năng cần thiết trong việc điều khiển cảm xúc, như trẻ có thể kiểm soát được tâm trạng buồn, vui của bản thân, tự đưa ra quyết định, mục tiêu, hoặc học cách giao tiếp, hòa thuận với mọi người xung quanh. Trẻ được trang bị các kỹ năng cảm xúc cần thiết sẽ có khả năng đương đầu với những thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Với những trẻ được giáo dục cảm xúc tốt từ bé thì sẽ phân biệt được tốt - xấu và hình thành được lối sống lành mạnh, duy trì được tâm trạng vui vẻ, năng lượng tích cực, xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt và biết cách đưa ra các quyết định sáng suốt. Nhờ vậy, trẻ sẽ học được các thích nghi với mọi hoàn cảnh.
Ngay từ đầu năm học, đa số trẻ trong lớp tôi có tính tình ích kỉ, chưa biết tôn trọng mọi người, không biết quan tâm giúp đỡ cô và các bạn trong lớp. Ngay trong lớp trẻ có thể đánh bạn vì bạn không nhường đồ chơi, hay không chơi với bạn chỉ vì bất đồng ý kiến, không đồng ý một việc làm gì đó của bạn. Hay ở nhà trẻ có thể nói trống không với người lớn chưa biết tôn trọng hay biết ơn những người lớn trong gia đình của mình. Đó là điều rất dễ hiểu một phần nguyên nhân do phụ huynh cưng chiều con cái của mình. Trẻ muốn gì là được, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của trẻ một cách dễ dàng nên đã vô tình tạo cho trẻ thói xấu. Phần khác cha mẹ trẻ bận rộn nên chưa chơi thân thiện, chưa biết quan tâm đến việc giáo dục trẻ phải biết tôn trong người lớn, yêu thương, nhường nhịn, phải biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nhân cách ở trẻ, các mối quan hệ đều cô lập.
Vậy làm thế nào để có định hướng và giáo dục cho trẻ các cảm xúc tích cực đó là điều mà tôi luôn băn khoăn, trăn trở và lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, tại trường Mầm non Hoa Hồng” với những mong muốn sẽ mang lại cho trẻ nhiều cảm xúc tích cực.
doc 34 trang skmamnon 23/12/2024 20
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hoa Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hoa Hồng

SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hoa Hồng
 2
 Ở trường mầm non việc giáo dục cảm xúc được tiến hành dưới nhiều hình 
thức khác nhau và lồng ghép tất cả các hoạt động của trẻ như: hoạt động học tập, 
hoạt động vui chơi, sinh hoạt hàng ngày. Trường mầm non là trường học quan 
trọng giúp trẻ hình thành những cảm xúc tích cực. Giáo dục trẻ phát triển cảm xúc 
thông qua các hoạt động ở trường góp phần giáo dục trẻ phát triển về tình cảm, 
thẩm mỹ, hình thành nhân cách con người.
 Cảm xúc đóng vai trò quan trọng đến cách trẻ tư duy và hành động. Cảm 
xúc kích thích não bộ để đưa quyết định tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. 
Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non giúp trẻ có được các kỹ năng cần thiết trong 
việc điều khiển cảm xúc, như trẻ có thể kiểm soát được tâm trạng buồn, vui của 
bản thân, tự đưa ra quyết định, mục tiêu, hoặc học cách giao tiếp, hòa thuận với 
mọi người xung quanh. Trẻ được trang bị các kỹ năng cảm xúc cần thiết sẽ có khả 
năng đương đầu với những thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Với những trẻ 
được giáo dục cảm xúc tốt từ bé thì sẽ phân biệt được tốt- xấu và hình thành được 
lối sống lành mạnh, duy trì được tâm trạng vui vẻ, năng lượng tích cực, xây dựng 
được nhiều mối quan hệ tốt và biết cách đưa ra các quyết định sáng suốt. Nhờ vậy, 
trẻ sẽ học được các thích nghi với mọi hoàn cảnh.
 Ngay từ đầu năm học, đa số trẻ trong lớp tôi có tính tình ích kỉ, chưa biết tôn 
trọng mọi người, không biết quan tâm giúp đỡ cô và các bạn trong lớp. Ngay trong 
lớp trẻ có thể đánh bạn vì bạn không nhường đồ chơi, hay không chơi với bạn chỉ 
vì bất đồng ý kiến, không đồng ý một việc làm gì đó của bạn. Hay ở nhà trẻ có thể 
nói trống không với người lớn chưa biết tôn trọng hay biết ơn những người lớn 
trong gia đình của mình. Đó là điều rất dễ hiểu một phần nguyên nhân do phụ 
huynh cưng chiều con cái của mình. Trẻ muốn gì là được, đáp ứng đầy đủ mọi yêu 
cầu của trẻ một cách dễ dàng nên đã vô tình tạo cho trẻ thói xấu. Phần khác cha mẹ 
trẻ bận rộn nên chưa chơi thân thiện, chưa biết quan tâm đến việc giáo dục trẻ phải 
biết tôn trong người lớn, yêu thương, nhường nhịn, phải biết quan tâm giúp đỡ mọi 
người xung quanh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nhân cách ở trẻ, 
các mối quan hệ đều cô lập.
 Vậy làm thế nào để có định hướng và giáo dục cho trẻ các cảm xúc tích cực 
đó là điều mà tôi luôn băn khoăn, trăn trở và lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao 
chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua trải nghiệm cho 
trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, tại trường Mầm non Hoa Hồng” với những mong muốn sẽ 
mang lại cho trẻ nhiều cảm xúc tích cực. 
 2. Thực trạng việc tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua 
trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường Mầm non Hoa Hồng
 Qua quan sát các biểu hiện của trẻ ở trong lớp, kết hợp với việc trả lời một 
số câu hỏi, cho thấy hầu hết trẻ đều mong muốn hiểu được cảm xúc của bản thân 
và của người khác, biết quan tâm đến cảm xúc của người khác như hỏi thăm khi 4
 Trên cơ sở nghiên cứu để làm rõ đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tổ 
chức các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 
tuổi, tại trường Mầm non Hoa Hồng”. Dựa vào thực trạng vận dụng hiệu quả tổ 
chức các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua trải nghiệm cho trẻ, bản thân tôi 
luôn thực hiện tốt chủ trương của ngành giáo dục về công tác giáo dục cảm xúc 
cho trẻ, luôn coi trọng việc giáo dục cảm xúc cho trẻ để giúp trẻ biết kiềm chế 
cảm xúc tiêu cực, có nhiều cảm xúc tích cực: vui vẻ, tự tin, thích thú khi tới lớp, 
biết đoàn kết, thân thiện khi chơi với bạn, biết giúp đỡ cô, giúp bạn. Trẻ biết yêu 
thương những người thân, quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ những bạn gặp khó khăn, 
bất hạnh.
 2. Mô tả bản chất của giải pháp 
 Sự phát triển kỹ năng cảm nhận về thể hiện cảm xúc diễn ra cùng với sự 
phát triển tâm lý chung của trẻ dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và giáo dục. Trẻ 
sơ sinh mới chỉ có những phản ứng cảm xúc không điều kiện. Đến khi trẻ 4 tuổi trở 
lên, thời gian đầu, cảm xúc và tình cảm của trẻ chưa ổn định, mau thay đổi, nhàm 
chán. Nhưng vào cuối tuổi mẫu giáo, xúc cảm tiếp tục phát triển và chi phối các 
quá trình tâm lý khác của trẻ. Nét đặc biệt trong đời sống tình cảm của trẻ mẫu 
giáo 4-5 tuổi là sự hình thành tương đối rõ nét của các tình cảm bậc cao như: tình 
cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩĐời sống tình cảm của trẻ ở lứa 
tuổi này phong phú và sâu sắc hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Trẻ trải nghiệm 
nhiều trạng thái cảm xúc, tình cảm, hướng tình cảm của mình đến nhiều đối tượng 
khác nhau. Trẻ luôn thèm khát sự yêu thương, trìu mến của cha mẹ, dễ tủi thân nếu 
không được quan tâm. Trẻ cũng bộc lộ tình cảm của mình mạnh mẽ và rõ ràng hơn 
đối với mọi người, luôn tỏ ra thông cảm, an ủi người khác. Ở độ tuổi 4-5 tuổi, tâm 
trạng của trẻ không kéo dài, dễ bộc phát nhưng cũng dễ tiêu tan. Trẻ giai đoạn này 
rất dễ xúc động, dễ cười, dễ khóc. Tâm tư của trẻ được bộc lộ ra ngoài, chỉ cần 
nhìn là biết được ngay trẻ đang vui hay buồn. Tình tình của trẻ lúc này tương đối 
ổn định, dễ hướng dẫn, chỉ bảo. Chính vì vậy nếu được giáo dục đúng đắn thì trẻ sẽ 
có những cảm xúc tích cực và trờ thành một đứa trẻ ngoan, biết yêu thương, chia 
sẻ và quan tâm đến mọi người.
 2.1. Giải pháp tổ chức công việc
 - Tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc thông qua trải nghiệm phù hợp 
cho trẻ; lựa chọn, xây dựng nội dung, các kỹ năng dạy trẻ có hiệu quả; Lồng ghép, 
tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ theo chương trình Giáo dục mầm 
non sau sữa đổi, bổ sung.
 2.2. Các giải pháp thực hiện 
 Theo cuốn sách “Khám phá tâm lý học” của Don Hockenbury và Sandra E. 
Hockenbury, cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm ba thành phần 
riêng biệt: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi hoặc biểu 6
cô giáo, bất kể điều đó là tốt hay xấu. Hãy nhớ rằng trẻ bắt chước rất nhanh và 
chúng cũng có thể xử lý với căng thẳng giống như cách mà chúng vẫn thấy người 
lớn làm. Mỗi khi tôi làm mẫu trước mặt trẻ, dù là cố gắng kiềm chế để ngăn mình 
khỏi hành động tiêu cực khi tức giận, hay thoải mái thể hiện cảm xúc tiêu cực đi 
kèm với hành vi, thì trẻ cũng sẽ học cách kiềm chế để điều tiết cảm xúc hay buông 
lời nói và hành động theo sự điều khiển của cảm xúc tiêu cực mà không cần kiểm 
soát. Đó là lý do quá trình dạy trẻ cũng là quá trình bạn học tập và rèn luyện chính 
bản thân mình. 
 Ví dụ 1: Hôm nay tâm trạng tôi không vui vì chuyện gia đình, cảm thấy 
buồn chán, thất vọng đến lớp ngồi ũ rũ không muốn cười với trẻ, trẻ hỏi gì là nạt 
nộ “cô mệt lắm đừng có hỏi nữa”; có khi trẻ hỏi mà cô chưa trả lời lại hỏi nhiều 
lần, cô bực quá hét to “im lặng” đồng thời cầm cây nhựa gõ mạnh xuống bàn, mặt 
đỏ bừng; cả lớp ngồi im lặng. Tôi giật mình, hoảng hốt và tự hỏi bản thân “vì sao 
mình lại như thế, để cảm xúc tiêu cực chi phối”, tôi dịu lại và nói với trẻ “hôm nay 
cô bệnh nên các con ngồi ngoan nhé”.
 + Nhưng sự việc chưa dừng lại; trong giờ chơi, hoạt động góc hôm đó, trong 
nhóm phân vai bạn Mỹ chơi đóng vai cô giáo, cũng có hành động la hét, đập bàn, 
khuôn mặt giận dữ giống như cô lúc sáng. Các bạn đóng vai trẻ nói “Cô giáo mà 
sao hung dữ thế”; cô giáo Mỹ trả lời: “Cô mình cũng vậy mà”.
 Ví dụ 2: Hôm nay đến trường tâm trạng tôi rất vui vẻ vì được lãnh đạo nhà 
trường khen, động viên. Vì vậy, gặp trẻ đều tươi cười; tổ chức hoạt động học cho 
trẻ thì gần gũi, luôn tươi vui, ân cần chỉ bảo, hướng dẫn trẻ; không quát mắng trẻ 
khi ăn chậm, động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, đặc biệt là những trẻ ăn 
chậm: tôi trò chuyện cùng trẻ “ ăn giỏi cô thương nè, ăn giỏi để cao lớn, khỏe 
mạnh và xinh đẹp”, kết quả là trẻ vui vẻ ăn nhanh và hết suất.
 + Qua ngày hôm sau trong giờ đón trẻ, cha mẹ trẻ trò chuyện với tôi “cô ơi, 
tối hôm qua mẹ đút cơm cho cháu ăn, cháu ăn chậm lắm cô à, mẹ phải dùng roi để 
dọa, cháu nói mẹ không hiền và xinh như cô giáo của con, cô giáo của con không 
đánh khi cho con ăn, cô cười tươi khen con ăn giỏi cô thương, ăn giỏi để khỏe 
mạnh và xinh đẹp, cháu nói vậy á cô, mẹ cám ơn cô nha”.
 Để quản lý được các cảm xúc tiêu cực của bản thân cần phải tịnh tâm lại và 
tự hỏi chính mình bằng các câu hỏi: Điều gì vừa xảy đến với mình? Điều này khiến 
mình cảm thấy thế nào? Mình đang cảm thấy thế nào về mặt cơ thể, về mặt cảm 
xúc?...Việc nhận diện chính xác và đầy đủ về cảm xúc đang diễn ra chi phối rất lớp 
tới phản ứng hành động của giáo viên trong các tình huống cụ thể. Do đó, đây là 
việc làm quan trọng để bản thân hiểu biết rõ hơn về chính mình, cảm xúc của 
mình, từ đó biết điều chỉnh hành vi, thái độ, cảm xúc cho phù hợp trong công việc, 
ứng xử. Trong quá trình giao tiếp tôi luôn nói rõ ràng, mạch lạc, đúng mực, luôn 
đảm bảo sự tôn trọng đối với trẻ, với đồng nghiệp, và cha mẹ trẻ. Tôi luôn thể hiện 8
 Ở mỗi độ tuổi, mỗi trẻ sẽ có những hoạt động liên quan đến giáo dục cảm 
xúc riêng. Với trẻ ở lớp, tôi sẽ tập trung vào các hoạt động giúp trẻ có thể thêm 
hiểu biết về cảm xúc như: trẻ nhận biết các cảm xúc vui, buồn, giận, khóc, cười... 
thông qua các biểu tượng khuôn mặt tương ứng. Qua đó, trẻ sẽ biết được đâu là 
cảm xúc tích cực, đâu là cảm xúc tiêu cực và khi nào một người đang vui hay buồn 
để từ đó trẻ sẽ có những hành động ứng xử phù hợp với tình huồng thực tế. Đồng 
thời, bên cạnh việc kiểm soát cảm xúc trẻ cũng cần học được cách giải phóng cảm 
xúc của mình. 
 Trẻ giải tỏa cơn tức giận qua đấm bốc
 Trẻ giải tỏa cơn tức giận qua tô màu 10
nè; nếu lần sau con làm không được thì con sẽ như thế nào?”, bé nói “con sẽ 
không la hét, tức giận, con sẽ hỏi cô?”, “vậy bây giờ con có muốn cô sẽ hướng 
dẫn con cắt dán tạo hình con bọ nữa không”; lúc này bé vui vẻ theo cô vào lớp, và 
cùng cô cắt dán tạo hình con bọ.
 - Tình huống 2 (xảy ra ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi C): Sáng nay đến lớp, bé 
Thái Hà không chịu vào lớp, khóc lóc inh ỏi, mẹ phạt bé, bé càng giận dỗi, tức giận 
và khóc to hơn. Tôi phải bế cháu vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ và cho bé 
ngồi xuống đối diện với mình. Lúc này tôi quyết định giúp bé hít thở để lấy lại 
bình tĩnh, nhưng sẽ rất khó và cả khó chịu nếu như tôi nói “hít thở nào con”, chắc 
chắn bé sẽ không làm theo; tôi giơ 1 ngón tay của mình lên và yêu cầu trẻ tưởng 
tượng ngón tay của cô là cây nến và nói “Con thử thổi nến này đi”. Lúc này tôi 
thấy bé nhìn ngón tay tôi và bắt đầu thổi theo yêu cầu, mỗi lần bé thổi ngón tay lại 
cụp xuống, đồng thời khuôn mặt tôi tạo sự hài hước và khiến bé bật cười; thế là bé 
bị cuốn vào trò chơi “thổi nến” của tôi. Khi thấy bé đã bình tĩnh trở lại, tôi hỏi trẻ 
“Hình như sáng nay con không vui khi đến lớp thì phải? vì sao vậy, nói cô nghe 
xem nào”. Bé nói “ con không thích uống sữa mà mẹ bắt con uống”. Tôi hỏi “Con 
biết vì sao mẹ bắt uống sữa không? Bởi vì trong sữa có nhiều chất đạm giúp con 
tăng chiều cao, khỏe mạnh, nên mẹ muốn con mau lớn đấy. Khi con muốn gì thì 
hãy mạnh dạn nói với mẹ, nói với cô để giúp con nhé”. “ Hành vi sáng nay khóc 
lóc, la hét của con, con nhận thấy như thế nào? có phải em bé ngoan không? lần 
sau con sẽ làm gì khi ba hoặc mẹ bắt con làm việc gì không vừa ý?” Bé trả lời: 
“con sẽ không khóc, không la hét, con sẽ nghe lời ba mẹ”. Sau đó tôi ôm bé vào 
lòng vỗ vai trẻ và động viên, khích lệ bé.
 - Tình huống 3 (xảy ra ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi C): Vào giờ thay đồ chuẩn bị 
ra về, bạn Nhật Minh mặc quần mãi vẫn chưa được, xỏ chân vào ống quần bị trật 
ra ngoài, tôi quan sát xem cháu sẽ xử lý như thế nào, 5 phút sau cháu tức quá ngồi 
phịch xuống sàn nhà, khuôn mặt xìu xuống tỏ ra thất vọng và giận bản thân; các 
bạn tới hỏi bực quá xô các bạn ra. Tôi đến và hỏi trẻ “Con hình như đang rất cáu 
giận và thất vọng; có phải vì con không? Cháu trả lời “Con xỏ chân vào quần hoài 
mà không được, con buồn chán lắm”. “Cô thấy hình như trong bụng con có một 
quả bóng có tên giận và buồn chán to lắm, bây giờ con lấy quả bóng ra và ném thật 
mạnh ra ngoài cho cô xem”, tôi mô phỏng việc ném một quả bóng trong bụng 
tưởng tượng như thật cho trẻ xem, và trẻ làm theo. Hành động này giúp giải phóng 
chút giận dữ và thực tế là khi trẻ ném mạnh trong khả năng, trẻ sẽ cảm thấy tốt 
hơn. Sau đó tôi nói “cô thấy hình như chưa đủ xa, cô và con cùng thử ném lại nữa 
nhé”; lúc này tôi nhận thấy trẻ đã bình tĩnh hơn, vui vẻ hơn.
 Điều quan trọng, khi trẻ bình tĩnh lại, tôi thường dành thời gian nói chuyện 
với trẻ về những cảm xúc mà chúng thấy hoặc chúng có. Đặt tên cho cảm xúc và 
nói cho trẻ hiểu vì sao con lại cảm thấy như vậy. Nói về những gì con có thể thử 
lần sau hoặc nói rằng con cần nói ra cảm xúc để cô hiểu hơn và giúp con nếu có 

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_cac_hoat_dong_gia.doc