SKKN Giải pháp lồng ghép cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen Tiếng Anh trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ

Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non việc phát triển ngôn ngữ là vô cùng quan trọng, ngôn ngữ giúp trẻ hiểu và diễn đạt thế giới xung quanh qua đó thể hiện tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của trẻ. Xã hội ngày càng phát triển và giúp trẻ mầm non bước đầu tiếp cận làm quen với Tiếng Anh theo hướng song ngữ, tức là Nâng cao chất lượng làm quen với tiếng anh trong trường mầm non
Vì vậy có thể nói rằng, việc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với Tiếng Anh là chuẩn bị cho trẻ một hành trang tốt, làm nền móng vững chắc để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với người nước ngoài. Theo xu thế phát triển chung, việc tổ chức cho trẻ làm quen với Tiếng Anh trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng nghe - nói Tiếng Anh, phải kiên trì, chịu khó, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với Tiếng Anh. Bởi vì đặc điểm của trẻ mẫu giáo là chóng nhớ, mau quên, bộ máy phát âm chưa được hoàn thiện. Mặt khác một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề cho trẻ làm quen với Tiếng Anh. Tại trường mầm non Đồng Thái năm học 2022 - 2023 nhà trường đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, liên hệ với trung tâm ngoại ngữ có chất lượng để tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với Tiếng Anh. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp lồng ghép cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen Tiếng Anh, trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ”.
docx 11 trang skmamnon 08/06/2024 3460
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp lồng ghép cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen Tiếng Anh trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp lồng ghép cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen Tiếng Anh trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ

SKKN Giải pháp lồng ghép cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen Tiếng Anh trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
 tài: “Một số biện pháp lồng ghép cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen Tiếng Anh, trong 
tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ”.
Trong những năm gần đây, việc nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm 
quen với Tiếng Anh đã được nhiều giáo viên quan tâm, nghiên cứu, đưa ra các sáng kiến, 
giải pháp hay chia sẻ tới đồng nghiệp như:
* Đề tài 1: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen Tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 
tuổi”; Tác giả: Hồ Thị Lý; Giáo viên trường mầm non Ân Thi - Hưng Yên; Thời gian 
viết SK: 2019.
* Đề tài 2: “Một biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi yêu thích Tiếng Anh”; Tác giả: Đồng Kiều 
Anh; Giáo viên trường mầm non Hoa Lan; Thời gian viết SK: 2020.
Qua nghiên cứu các đề tài trên, tôi nhận thấy có những ưu điểm và hạn chế sau: 
- Ưu điểm:
+ Các tác giả đã quan tâm đến việc rèn phát âm Tiếng Anh cho trẻ.
+ Sưu tầm, sáng tác 1 số trò chơi Tiếng Anh.
+ Lồng ghép hoạt động cho trẻ làm quen với Tiếng Anh trong hoạt động chiều. 
- Hạn chế:
+ Trong các bài viết tác giả chưa đề cập đến 1 số vấn đề rất cần thiết để nâng cao chất 
lượng làm quen với Tiếng Anh cho trẻ như:
+ Mới quan tâm đến việc rèn phát âm Tiếng Anh, chủ yếu sử dụng các hình thức ôn 
luyện trong hoạt động chiều, chưa quan tâm lồng ghép tích hợp sáng tạo cho trẻ trong 
các hoạt động hàng ngày tại trường, hoạt động ngày hội, ngày lễ, các sân chơi tập thể.
+ Chưa ứng dụng công nghệ thông tin như tải đường link các videoclip liên quan đến 
bài dạy, các trò chơi giúp trẻ nhận biết phát âm từ, hay sử dụng Powepoirt, các phần 
mềm công nghệ để thiết kế các trò chơi song ngữ Anh - Việt. 
+ Chưa đổi mới các hình thức gây hứng thú, tạo không khí sôi nổi nhằm giúp trẻ yêu 
thích học Tiếng Anh.
+ Các giải pháp chưa quan tâm, chú trọng đến vai trò của trẻ trong việc hình thành, kỹ 
năng giao tiếp, thảo luận, hứng thú hơn trong lồng ghép Tiếng Anh trong tổ chức các 
hoạt động trên trẻ.
Trên đây là 2 trong nhiều đề tài sáng kiến các bạn đồng nghiệp đã viết về vấn đề nâng 
cao chất lượng dạy trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với Tiếng Anh, tuy nhiên chưa có đề tài nào 
nghiên cứu tìm ra các giải pháp hiệu quả, toàn diện để chia sẻ tới đồng nghiệp. Chính vì 
vậy, bằng những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh 
dạn đưa ra giải pháp “Giải pháp lồng ghép cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen Tiếng 
Anh trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ” tại lớp 4B2 trường mầm non 
Đồng Thái.
III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.
III.1 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.
 2 trên lớp cùng trẻ. Việc trau dồi kiến thức, kỹ năng giao tiếp tiếng anh không chỉ thực 
hiện trên lớp, và khi ở nhà tôi luôn xem lại các video bài học của trẻ, tự nghe, nói, học 
cách phát âm và học cách thể hiện ngữ điệu đứng trước gương tập nói tất cả với mục 
tiêu phát triển ngôn ngữ bền vững, phát triển song ngữ hiệu quả!
Nội dung 2: Khảo sát, đánh giá đặc điểm ngôn ngữ của trẻ. Luyện cho trẻ phát âm 
Tiếng Việt chuẩn, chính xác, rõ ràng.
Muốn trẻ học tốt được Tiếng Anh thì trước tiên trẻ phải phát âm Tiếng Việt chuẩn, rõ 
ràng. Khi trẻ đã nói được thông thạo được Tiếng Việt trẻ mới có nền tảng vững chắc để 
làm quen ngôn ngữ thứ hai. Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát, đánh giá trẻ về 
khả năng nghe hiểu, phát âm Tiếng Việt bằng cách giao tiếp với trẻ hàng ngày, hay cho 
trẻ chơi các trò chơi đố vui về từ, nghĩa của từ vựng, từ đó tôi nắm được đặc điểm phát 
triển ngôn ngữ của từng cá nhân trẻ. Qua đó, tôi quan tâm đến cá nhân trẻ, có cách điều 
chỉnh biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả nhất.
Việt Nam thuận lợi hơn rất nhiều nước trên thế giới bởi bảng chữ cái Tiếng Việt cũng 
bắt nguồn từ chữ La Tinh, có sự tương đồng với bảng chữ cái Tiếng Anh. Bởi vậy việc 
giúp trẻ phát âm chuẩn Tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc cho trẻ làm quen với 
Tiếng Anh.
Hàng ngày, tôi thường xuyên quan tâm đến trẻ phát âm ngọng, nói nhỏ, nói lắp. Bởi lúc 
này, bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện, hoặc người lớn phát âm chưa đúng nên trẻ 
bắt chước. Trong các giờ hoạt động, tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần, trước tiên cho trẻ 
đọc đồng thanh vài lần, sau đó cho cá nhân trẻ đọc để dễ theo dõi cách phát âm và kịp 
thời sửa sai cho trẻ. Nếu trẻ phát âm chưa đúng, tôi yêu cầu trẻ nhìn khuông miệng và 
nghe cô phát âm, sau đó phát âm lại nhiều lần.Ví dụ như âm n - l, trẻ rất khó nhận biết 
nên thường phát âm chưa đúng, tôi hướng dẫn kỹ cách phát âm.
Bên cạnh những trẻ phát âm chưa đúng, còn một số trẻ phát âm còn nhỏ, chưa rõ ràng. 
Tôi giúp trẻ phát âm rõ ràng bằng cách, cho những trẻ phát âm tốt phát âm mẫu cho trẻ 
nghe. Lúc này, với tâm lý mình cũng bằng bạn nên trẻ sẽ cố gắng phát âm to, rõ ràng 
giống bạn và không quên động viên, khen ngợi trẻ kịp thời.
Đối với trẻ ngọng không thể sửa ngay cho trẻ được mà phải kiên trì, sửa từng chút, sửa 
mọi lúc, mọi nơi và thường xuyên khích lệ trẻ.
Bản thân tôi xác định rõ muốn học Tiếng Anh tốt thì phải đọc thông thạo vì vậy tôi luôn 
quan tâm đến cá nhân trẻ, để trẻ có nền tảng vững chắc làm quen Tiếng Anh.
Nội dung 3: Sưu tầm, sáng tạo các bài hát giúp trẻ làm quen với các từ vựng Tiếng 
Anh đơn giản.
Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm sinh lý ở trẻ mầm non là “Học bằng chơi, chơi mà 
học”. Tôi thường lồng ghép các từ vựng Tiếng Anh đơn giản vào trong các bài hát với 
những ca từ nhí nhảnh giúp trẻ dễ nhớ. Tuy nhiên, mỗi giáo viên cần xác định rõ là dạy 
trẻ theo phương châm “hát để học” chứ không phải “học để hát”. Bởi vậy, những bài hát 
 4 Đặc biệt hiện nay có rất nhiều phần mềm học Tiếng Anh có chất lượng và hữu ích dễ sử 
dụng đối với trẻ mầm non, vì vậy giúp trẻ học và chơi tương tác chơi với trẻ. Tôi chủ 
động nghiên cứu, tải và hướng dẫn phụ huynh tải các phần mềm về để phối hợp cùng cô 
trong việc củng cố kiến thức và ôn luyện kiến thức như cách phát âm từ vựng và khả 
năng giao tiếp của trẻ:
Ví dụ các phần mềm học Tiếng Anh hiệu quả: Monkey Junior; English Kids Songs; Kids 
Preschool Learning Game; English for Kids: Learn & Play...
Như vậy, có thể nói ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế các trò chơi, hữu ích để 
lồng ghép tổ chức cho trẻ làm quen với Tiếng Anh mang lại sự mới lạ và ý nghĩa to lớn, 
hiệu quả trên trẻ.
Nội dung 5: Lồng ghép sáng tạo khi cho trẻ làm quen Tiếng Anh trong các hoạt động 
hàng ngày, đồng thời phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Để lồng ghép, sáng tạo khi cho trẻ làm quen với Tiếng Anh trong các hoạt động hàng 
ngày bằng cách tạo môi trường tích hợp, song song với phát triển cho trẻ kỹ năng giao 
tiếp Tiếng Anh thường xuyên, hữu ích. Tuỳ theo từng chủ đề đang học, tôi lựa chọn 
xuyên suốt lồng ghép cho trẻ làm quen với Tiếng Anh trong các hoạt động hàng ngày 
dưới các hình thức như chủ đề, hội thi, trò chơi.
Trong hoạt động đón trả trẻ: Buổi sáng đến lớp trẻ chào cô “Con chào cô ạ!” cô giơ tay 
chào lại “Cô chào con! Xin chào - Hello”, trẻ cũng đáp lại cô bằng cách nở một nụ cười 
xinh và giơ tay chào “Hello”. Hoạt động thể dục sáng, cô cho trẻ đi, nhảy theo 1 bản 
nhạc Tiếng Anh theo đội hình với các động tác kết hợp tay, chân, trẻ sẽ vô cùng thích 
thú. Hoạt động học cô và trẻ cùng làm thí nghiệm pha màu, cho trẻ lấy thẻ tên và gọi 
màu theo Tiếng Anh. Đặc biệt, trong hoạt động góc, lựa chọn các góc chơi phù hợp để 
có thể lồng ghép Tiếng Anh như: Góc sách truyện với quyển sách song ngữ, góc toán 
với các trò chơi ôn luyện số, góc bán hàng với những thực phẩm hết sức gần gũi có gắn 
cả ngôn ngữ Tiếng Anh giúp trẻ vừa chơi, vừa giao tiếp ngôn ngữ Anh - Việt. Bữ ăn trưa 
vui vẻ khi cho trẻ gọi tên các loại thực phẩm trong các món ăn như: Trứng - Egg, thịt gà 
- Chiken... Đến với giờ ngủ kết hợp với 1 bài hát “Chúc bé ngủ ngon” du dương song 
ngữ Anh - Việt giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ ngon lành.
Tôi thường lựa chọn các trò chơi để ôn luyện củng cố các kiến thức, kỹ năng đã học cho 
trẻ tốt hơn. Chính vì vậy những trò chơi, câu chuyện, bài hát ôn luyện được tôi thiết kế 
lồng ghép nhẹ nhàng. Ví dụ: Trò chơi “rung chuông vàng” tổ chức vào tuần cuối ôn 
luyện số lượng 4, có 1 trò chơi Tiếng Anh lồng ghép kết hợp giúp trẻ ôn luyện số lượng 
4 và tự vựng về số lượng từ 1 đến 4.
Không nên hiểu một cách máy móc về tất cả các hoạt động trong ngày giáo viên phải bắt 
buộc cho trẻ làm quen Tiếng Anh, mà cô có thể linh hoạt lựa chọn hoạt động phù hợp 
nhằm phát triển đa dạng, phong phú vốn từ ngữ Anh- Việt cho trẻ. Việc lồng ghép sáng 
tạo cho trẻ làm quen với Tiếng Anh không chỉ diễn ra trong các hoạt động hàng ngày, 
 6 Những hình ảnh mà tôi chia sẻ chính là minh chứng rõ nét nhất cho thấy hiệu quả của 
phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Qua một thời gian, phụ huynh rất vui vẻ, 
tin tưởng ở giáo viên và nhà trường. Từ đó, phụ huynh càng phối hợp chặt chẽ hơn.
III.2. Tính mới, tính sáng tạo.
 Phát triển kĩ năng ngoại ngữ có tầm rất quan trọng với trẻ ngay từ nhỏ. Ngôn ngữ sẽ tác 
động trực tiếp đến trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Với trẻ mầm non, việc tiếp cận 
ngoại ngữ sẽ rất tự nhiên. Nhờ khả năng nghe và bắt chước phát âm một cách nhanh 
nhạy, trẻ sẽ tự mình tìm ra những quy tắc sử dụng ngôn ngữ đó. Tôi đã nghiên cứu và áp 
dụng một số giải pháp sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao chất lượng 
tổ chức hoạt động lồng ghép làm quen với Tiếng Anh cho trẻ 4 - 5 tuổi như sau:
- Phối hợp với giáo viên trung tâm, giáo viên trong khối 4 tuổi cùng xác định, lựa chọn, 
xây dựng các nội dung cho trẻ làm quen Tiếng Anh phù hợp với độ tuổi, với điều kiện 
thực tế. Tạo sự thống nhất, hài hòa giữa chương trình giáo dục năm học với hoạt động 
làm quen Tiếng Anh, không gây ra quá tải, áp lực với giáo viên và trẻ. Bên cạnh đó, giáo 
viên có thể tự học và trau dồi cách phát âm, vốn từ vựng Tiếng Anh, thông qua các giờ 
học Tiếng Anh cùng trẻ với giáo viên trung tâm.
- Khảo sát, đánh giá đặc điểm ngôn ngữ của trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày, 
thường xuyên quan tâm đến cách phát âm của trẻ để đưa ra các biện pháp khắc phục kịp 
thời, nhằm cải thiện và giúp trẻ có kỹ năng phát âm tốt hơn.
 - Tập trung khai thác, sưu tầm, sáng tạo và sử dụng có hiệu quả các bài hát Tiếng Anh 
với những ca từ phù hợp, đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc nhằm nâng cao chất lượng tổ chức 
cho trẻ làm quen với Tiếng Anh đạt được hiệu quả cao.
- Tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong việc thiết kế các trò chơi cho 
trẻ làm quen với Tiếng Anh, sáng tạo, thiết kế một số trò chơi bằng các phần mềm 
Powerpoint, Quizzi để lồng ghép vào trong các hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm 
theo nhiều hình thức khác nhau.
- Tích cực ứng dụng đổi mới hình thức, phương pháp cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với 
Tiếng Anh trong các hoạt động giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”. Linh 
hoạt, đổi mới, sáng tạo lồng ghép trong các hoạt động hằng ngày diễn ra tại lớp giúp trẻ 
ôn luyện, củng cố những kiến thức, kỹ năng đã học, từ đó hình thành cho trẻ thói quen 
ghi nhớ và tương tác với ngôn ngữ “thứ hai” trong cuộc sống hằng ngày.
- Điểm nổi bật sáng tạo của đề tài với các giải pháp sáng tạo là giúp trẻ luôn mạnh dạn, 
tự tin thể hiện bản thân khi tham gia các hoạt động. Trẻ được thay đổi môi trường học 
tập với các thầy cô giáo nước ngoài, được rèn luyện phát âm qua các trò chơi khác nhau 
giúp trẻ hứng thú, tích cực sôi nổi tham gia giúp cho chất lượng làm quen Tiếng Anh 
của trẻ nâng lên rõ rệt.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong hoạt động cho trẻ làm 
quen với Tiếng Anh đã đạt được những hiệu quả tích cực. Phụ huynh đã có những thay 
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_long_ghep_cho_tre_mau_giao_4_5_tuoi_lam_quen.docx