SKKN Đổi mới phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hoạt động khám phá khoa học

Khám phá khoa học với trẻ mầm non là quá trình tham gia các hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên qua đó giúp trẻ được hoạt động và tự phục vụ bản thân. Những công việc đó có thể sẽ là bài học trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học. Do đó, tôi nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi làm sao để trẻ tìm hiểu, tò mò với thế giới tự nhiên một cách thích thú và say mê. Bản thân tôi đã trau dồi, học hỏi các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng chí có nhiều kinh nghiệm thông qua các buổi học chuyên đề, họp chuyên môn, dự giờ và tham khảo tài liệu để tìm ra phương pháp tốt nhất, giúp trẻ khám phá khoa học đạt được hiệu quả cao. Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài này: “Đổi mới phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi: Hoạt động khám phá khoa học”.
doc 10 trang skmamnon 16/04/2024 1280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hoạt động khám phá khoa học

SKKN Đổi mới phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hoạt động khám phá khoa học
 2. Thuận lợi, khó khăn:
 a. Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của Phòng Giáo Dục – Đào Tạo và Ban Giám Hiệu nhà 
trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, thao giảng thảo luận, trao đổi 
về việc tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học.
 Các giáo viên trong trường nhiệt tình, luôn giúp đỡ lẩn nhau trong công tác.
 Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên 
môn, nghiệp vụ.
 Nhà trường có cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu tham khảo đảm 
bảo cơ bản cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 Được sự tín nhiệm và tin cậy của bậc phụ huynh. Nhiệt tình trong công tác 
phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ.
 Các cháu ở lớp đa số mạnh dạn và thích tham gia vào hoạt động khám phá 
khoa học.
 b. Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi còn rất nhiều khó khăn mà tôi gặp phải trong quá 
trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ.
 Do lớp có vài cháu chưa học qua lớp nhóm mầm nên sự phát triển của trẻ 
không đồng đều, cháu chưa mạnh dạn, còn thụ động, chưa say mê khám phá thế 
giới thiên nhiên nên vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này nhằm khắc phục dần 
tình trạng thụ động trong lớp, để tất cả trẻ cùng nhau khám phá khoa học.
 Đồ dùng hoạt động khám phá khoa học chưa phong phú như tranh ảnh, vật 
thật, mô hình  để trẻ quan sát.
 Góc thiên nhiên còn nghèo, ít cây xanh, các loại cây chưa phong phú.
 Do gia đình các cháu đa số nghèo, ở vùng nông thôn cha mẹ làm mướn, nên 
phụ huynh không có nhiều thời gian để giúp các cháu tìm tòi và khám phá xung 
quanh.
 Do ở lớp không có kinh phí nên không có điều kiện để cho trẻ được đi quan 
sát, tham quan những khu vui chơi, những khu vườn 
 2 Sưu tầm những câu ca dao, tục ngũ, đồng dao để làm phong phú vốn hiểu 
biết về môi trường xung quanh của trẻ.
 3. Xây dựng góc “Bé với thiên nhiên”:
 Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, 
bắt sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi tìm đọc các loại sách về thiên nhiên, các 
tranh ảnh về thế giới tự nhiên.
 Tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh như: hoa lan....
 VD: Tôi vận động phụ huynh đem những cây có sẵn ở nhà để làm phong 
phú góc thiên nhiên.
 Tôi còn sưu tầm các tranh, lô tô được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ tìm.
 4. Làm giàu vốn hiểu biết về môi trường xung quanh:
 Biểu tượng về thế giới xung quanh đã đến với trẻ qua nhiều hình thức:
 Câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao, tranh ảnh, đồ vật, vật thật. Giúp 
trẻ không bị nhàm chán, lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá thành 
biểu tượng của mình.
 VD: - Cho trẻ làm quen với một số loại quả, tôi cho trẻ đọc thuộc bài vè về 
quả.
 - Cho trẻ làm quen với con cá, tôi đọc câu đố:
 “ Con gì có vẩy có vây
 Không đi trên cạn mà đi dưới hồ”
 Trẻ trả lời đó là con cá, nhưng trẻ còn biết thêm về đặc điểm của con cá, có 
vẩy, có vây và biết môi trường sống của cá.
 Ngoài ra tôi còn dùng cách khác để vào bài cung cấp biểu tượng thế giới 
xung quanh cho trẻ, qua hình ảnh, mô hình, con vật thật.
 VD: Với đề tài một số loại phương tiện giao thông, tôi sử dụng các loại xe 
bằng đồ chơi để xây dựng mô hình ngã tư đường phố cho trẻ quan sát. Ngoài ra 
tôi còn sử dùng nhiều hình thức khác để thu hút trẻ
 5. Rèn trẻ thông qua tiết dạy:
 4 + Về cách tiến hành: Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, 
tìm những cách vào bài khác nhau để gây sự chú ý, tò mò của trẻ. Có thể dùng 
câu đố, bài hát để trẻ nhận biết đối tượng bằng tranh ảnh và đồ vật, vật thật và 
mô hình.
 Trong hoạt động khác của trẻ, có thể cung cấp kiến thức cũ, tận dụng mọi 
lúc, mọi nơi để giáo dục trẻ.
 Tôi cũng lồng ghép môi trường xung quanh vào các tiết học khác như: lồng 
ghép vào môn làm quen văn học
 Trong hoạt động góc, trẻ được chơi ở góc thiên nhiên: trẻ tưới cây, nhặt lá, 
bắt sâu, xem sách về môi trường xung quanh. Đặc biệt trẻ được chơi nhiều đồ 
vật thật, khi được hoạt động nhiều với đồ vật thật, trẻ được nhìn, sờ, nắm, ngửi. 
Từ đó có hình ảnh trọn vẹn về những gì cho trẻ làm tranh từ nguyên liệu thiên 
nhiên như: hoa, lá ép khô, vỏ cây, cọng rơm, vỏ thuỷ sản,
 Qua các buổi dạo chơi, tham quan, hoạt động ngoài trời, dã ngoại. khi trẻ 
quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra trọn vẹn đối 
tượng đó.
 Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ 
so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh.
 Dạo chơi tham quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá thế 
giới xung quanh mình mà còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi 
trường. Cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc của mỗi người, về 
mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục ATGT với trẻ tạo cho 
trẻ thói quen và ý thức khi tham gia giao thông. Với trẻ mặc dù kiến thức rất đơn 
giản. Đi trên đường không chạy, không nô đùa, đi bên tay phải, hoặc là nhìn 
những tín hiệu giao thông.
 7. Kết hợp với phụ huynh về phương pháp CSGD trẻ và giáo dục trẻ 
bảo vệ môi trường.
 Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại dễ quên, nếu không được luyện tập thường 
xuyên thì sao ngày nghỉ sẽ quên lời cô daỵ.
 6 Có sự hiểu biết về kỹ năng dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh.
 Có sự sáng tạo trong mỗi tiết dạy, luôn có sự đổi mới trong phương pháp 
dạy trẻ.
 Thường xuyên rèn luyện bản thân, kỹ năng dạy, thao tác, rèn luyện giọng 
nói.
 Đồ dùng dạy trẻ phong phú, sáng tạo hấp dẫn với trẻ.
 Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh. 
 Luôn tạo được môi trường học mà chơi, chơi mà học.
 Chú ý rèn trẻ ít nói, chậm hiểu có phương pháp hướng dẫn cụ thể.
 Động viên kịp thời và giúp trẻ tập luyện thường xuyên.
 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. Kết luận
 Để tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo lứa tuổi 4-5 tuổi 
đạt kết quả tốt, tôi đã vận dụng và rút ra kết luận:
 - Muốn tổ chức tốt hoạt động khám phá khoa học, trước hết cô giáo phải là 
người gợi mở hướng dẫn cho trẻ, đưa các tình huống để gây sự hứng thú cho trẻ 
và cho trẻ được tự do trãi nghiệm.
 - Môi trường và đồ dùng, đồ chơi là điều kiện để gây hứng thú cho trẻ và 
kích thích trẻ tìm tòi khám phá.
 - Thường xuyên kết hợp với phụ huynh về quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ 
đạt kết quả tốt.
 - Bản thân tôi cần phải tự giác rèn luyện trao đổi phẩm chất năng lực của 
người giáo viên, tận tâm với việc nuôi dạy trẻ.
 II. Kiến nghị
 - Tăng cường trang thiết bị phục vụ dạy và học , các đồ dùng đồ chơi , xây 
dựng môi trường học tập đảm bảo tính xây dựng.
 - Cô cần tạo môi trường để trẻ được gần gũi với thiên nhiên nhiều hơn.
 - Quan tâm đời sống tinh thần đội ngũ giáo viên, bổ xung thêm đội ngũ giáo 
viên, vì phần lớn các giáo viên đều dạy tăng giờ, giáo viên chưa có nhiều thời 
gian đầu tư làm đồ dùng dạy học.
 8 10

File đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_giao_duc_tre_mau_giao_4_5_tuoi_hoat.doc