SKKN Các biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề tiếp cận học qua chơi, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Năm học 2019-2020 Bộ giáo dục và Đào tạo đã triển khai chuyên đề “ Tiếp cận học qua chơi đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ” nhằm giúp giáo viên tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên tiến trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ, nhằm phát triển các năng lực thẩm mỹ về âm nhạc, tạo hình cho trẻ, góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ trong trường mầm non
Thực tế ở các trường mầm non hiện nay việc tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ ở các trường mầm non trong những năm qua đã được chú trọng, song còn rất nhiều hạn chế: Chưa đổi mới sáng tạo bởi chính giáo viên cũng chưa có hiểu biết sâu rộng về giáo dục thẩm mỹ, chưa tiếp cận được với những hình thức đổi mới trong việc tổ chức các hoạt động thẩm mỹ nên mới chỉ chú trọng đến bồi dưỡng các kỹ năng thẩm mỹ cho trẻ mà chưa bồi dưỡng về mặt cảm xúc thẩm mỹ, đồng thời cũng khiến cho việc tổ chức các hoạt động thẩm mỹ cho trẻ còn đơn điệu cả về nội dung và hình thức nên chưa mang lại hiệu quả cao.
Hiểu được những khó khăn của giáo viên cũng như tầm quan trọng của việc cần phải đổi mới hình thức trong tổ chức các hoạt động phát triển thẩm mỹ cho trẻ, là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn giảng dạy của nhà trường tôi nhận thấy để thực hiện tốt chuyên đề “ Tiếp cận học qua chơi đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ” thì cần tìm ra những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình, từ đó mới thực sự đổi mới trong việc tổ chức các hoạt động phát triển thẩm mỹ cho trẻ . Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: Các biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề “Tiếp cận học qua chơi, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non”
doc 17 trang skmamnon 29/10/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Các biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề tiếp cận học qua chơi, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Các biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề tiếp cận học qua chơi, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

SKKN Các biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề tiếp cận học qua chơi, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 • Cơ sở lý luận:
 Giáo dục thẩm mĩ, về bản chất là bồi dưỡng lòng khao khát đưa cái đẹp 
vào cuộc sống, tạo nên sự hài hoà giữa xã hội – con người – tự nhiên, nâng cao 
năng lực cảm thụ và sáng tạo cái đẹp ở con người, làm cho con người được phát 
triển một cách hài hoà trong mọi hoạt động lao động cũng như nghỉ ngơi, trong 
quan hệ gia đình cũng như xã hội.
 Cũng như mọi hoạt động giáo dục khác, giáo dục thẩm mĩ là một quá 
trình lâu dài, diễn ra một cách có hệ thống: từ thấp đến cao, từ đơn giản đến 
phức tạp. Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi mầm non là sự khởi đầu cho toàn bộ 
quá trình giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường.
 Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em lứa tuổi mầm non là một quá trình sư phạm, 
nhằm hình thành và phát triển ở trẻ em năng lực ban đầu về cảm thụ và nhận 
thức đúng đắn cái đẹp trong đời sống sinh hoạt, xã hội, trong tự nhiên và trong 
nghệ thuật. Từ việc cho trẻ có được sự hiểu biết đúng đắn thế nào là đẹp, xấu 
đến sự hình thành thái độ tích cực ủng hộ cái đẹp, loại trừ cái xấu, đồng thời có 
hành vi thích hợp với bản thân để tạo ra cái đẹp cho bản thân và cái đẹp trong 
cuộc sống xung quanh là một quá trình tác động sư phạm lâu dài của người lớn .
 • Cơ sở thực tiễn:
 Năm học 2019-2020 Bộ giáo dục và Đào tạo đã triển khai chuyên đề “ Tiếp 
cận học qua chơi đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát 
triển thẩm mỹ” nhằm giúp giáo viên tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên 
tiến trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ, nhằm phát triển các 
năng lực thẩm mỹ về âm nhạc, tạo hình cho trẻ, góp phần phát triển toàn diện 
nhân cách của trẻ trong trường mầm non
 Thực tế ở các trường mầm non hiện nay việc tổ chức các hoạt động giáo dục 
thẩm mỹ cho trẻ ở các trường mầm non trong những năm qua đã được chú trọng, 
song còn rất nhiều hạn chế: Chưa đổi mới sáng tạo bởi chính giáo viên cũng 
chưa có hiểu biết sâu rộng về giáo dục thẩm mỹ, chưa tiếp cận được với những 
hình thức đổi mới trong việc tổ chức các hoạt động thẩm mỹ nên mới chỉ chú 
trọng đến bồi dưỡng các kỹ năng thẩm mỹ cho trẻ mà chưa bồi dưỡng về mặt 
cảm xúc thẩm mỹ, đồng thời cũng khiến cho việc tổ chức các hoạt động thẩm 
mỹ cho trẻ còn đơn điệu cả về nội dung và hình thức nên chưa mang lại hiệu quả 
cao.
 1 - Trẻ có kỹ năng , mạnh dạn, tự tin. Hầu hết các trẻ được đến trường từ 
độ tuổi nhà trẻ nên khả năng nhận thức, và kỹ năng của các trẻ độ tuổi mẫu giáo 
có sự đồng đều
 - Hội cha mẹ học sinh của nhà trường luôn quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ nhà 
trường.
 Khó khăn
 - Các khu vực vui chơi ngoài trời chưa chú trọng phát triển thẩm mỹ cho 
 trẻ.
 - Phòng âm nhạc đã có dụng cụ âm nhạc song còn hạn chế về số lượng
 - Tổng số trẻ trong toàn trường năm học 2020-2021: là 597 trẻ. Trong đó: 
trẻ 5-6 tuổi ( 172 trẻ); 4-5 tuổi ( 144 trẻ); 3-4 tuổi ( 139 trẻ); trẻ nhà trẻ 24-36 
tháng ( 132 trẻ). Riêng độ tuổi trẻ lứa tuổi nhà trẻ đầu năm học nhiều trẻ mới 
đến lớp trẻ còn quấy khóc, chưa có các kỹ năng về âm nhạc, tạo hình, chưa được 
tiếp xúc với các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc, tạo hình.
 -Nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi nhà trẻ mới chỉ chú trọng đến việc 
chăm sóc nuôi dưỡng chứ chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục các kỹ năng 
cho trẻ.
 - Tổng số giáo viên của nhà trường năm học 2020-2021 là 71 đồng chí 
trong đó: Khối 5 tuổi (11 đ/c); Khối 4 tuổi (10 đ/c); Khối 3 tuổi (10 đ/c); Khối 
nhà trẻ (12 đ/c). Qua khảo sát giai đoạn đầu năm các kỹ năng âm nhạc, tạo hình, 
kỹ năng giảng dạy hoạt động âm nhạc tạo hình theo hướng đổi mới của giáo 
viên còn nhiều hạn chế thể hiện trong bảng khảo sát sau:
 KẾT QUẢ KHẢO SÁT KỸ NĂNG THẨM MỸ GIAI ĐOẠN ĐẦU NĂM CỦA GIÁO VIÊN
 Tổng số giáo viên đạt kỹ năng tốt 
 Tên Khối Khối Khối Khối nhà 
hoạt động Nội dung khảo sát 5-6 4-5 3-4 trẻ 
 tuổi tuổi tuổi 24-36 
 tháng
Âm nhạc Kỹ năng hát đúng nhạc, đúng Tổng 
 6 5 5 5
 giai điệu bài hát số
 Tỷ lệ % 55% 50% 50% 42%
 Kỹ năng sử dụng đàn organ Tổng 
 2 2 3 2
 số
 Tỷ lệ % 18% 20% 30% 20%
Tạo hình Kỹ năng vẽ Tổng 
 5 4 5 5
 số
 Tỷ lệ % 46% 40% 50% 42%
 3 giá trị nghệ thuật, làm cho trẻ làm quen với quá trình sáng tạo nghệ thuật, góp 
phần phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách của con người. Chính vì vậy để 
đảm bảo cho tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ trong trường 
mầm non Liên Hà đạt kết quả tốt nhất tôi đã nghiên cứu và tìm ra các giải pháp 
sau:
 Các giải pháp:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn và đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên 
môn cho đội ngũ giáo viên về lĩnh vực thẩm mỹ
 Khi được tiếp thu chuyên đề “ Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình 
thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ”. Tôi nhận thấy 
đây là chuyên đề khó, vì để tổ chức tốt lĩnh vực này cần phải có khả năng, năng 
khiếu, khả năng cảm thụ thẩm mỹ tốt thì việc tiếp thu và truyền đạt sẽ dễ mang 
lại hiệu quả cao. Chính vì vậy ngay sau khi được tiếp thu các kiến thức từ Sở 
giáo dục, tôi đã đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo từ hiệu trưởng cho mời thầy giáo 
bộ môn âm nhạc và tạo hình của trường Cao đẳng sư phạm trung ương cũng là 
thầy giáo trực tiếp giảng dạy chuyên đề cho Sở về trường bồi dưỡng chuyên 
môn về lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho giáo viên trong toàn trường được tham 
gia học tập.Các thầy trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn cho giáo viên trong 
trường nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động học qua chơi và đổi mới hình 
thức tổ chức các hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
 Ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn của Sở, của phòng và nhà trường tổ 
chức. Tôi cũng hướng dẫn giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng kiến thức 
lĩnh vực thẩm mỹ cho mình bằng phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu, 
tìm hiểu các loại hình nghệ thuật sáng tạo trên các trang mạng, phương pháp dạy 
âm nhạc, tạo hình cho trẻ mầm non của giáo viên nước ngoài
 Ngoài ra tôi còn thành lập các tổ nhóm tự học, một số giáo viên trong 
trường có kỹ năng thanh nhạc tốt, có khả năng âm nhạc sẽ bồi dưỡng cho các 
giáo viên khác trong khối mình. Đồng thời Ban giám hiệu nhà trường cũng cùng 
phối hợp với các nhóm tự học để bồi dưỡng thêm cho giáo viên về kỹ năng âm 
nhạc như: Cách sử dụng đàn để tất cả giáo viên đều biết sử dụng đàn organ, hát 
đúng nhạc., bồi dưỡng cho kỹ năng về tạo hình như cách vẽ các hình cơ bản, 
cách sử dụng màu nước hiệu quảvà tự học khi có thời gian rảnh để tự nâng 
cao năng lực của bản thân.
 Ngoài việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên qua việc học tập, 
 bổi dưỡng thì tôi thấy việc đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn cũng là một 
 trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cho giáo viên. Trước hết 
 5 tế của trường, lớp mình. Qua việc tổ chức như vậy bản thân tôi và giáo viên các 
tổ đã có những hướng đi cho việc thực hiện hiệu quả đó là: Các nhón lớp đã xây 
dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động âm nhạc, tạo hình cho trẻ phù hợp từng 
thời điểm, từng giai đoạn phát triển của trẻ. Hệ thống nội dung hoạt động đảm 
bảo từ dễ đến khó, từ gần gũi nhất với trẻ, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Vì 
khi xây dựng bảng kế hoạch này sẽ giúp cho Tổ chuyên môn cũng như các giáo 
viên thấy được tổng hợp các nội dung kiến thức sẽ dạy trẻ trong cả năm học từ 
đó có thể nhận thấy được các nội dung sẽ truyền đạt tới trẻ đã phù hợp chưa, 
đảm bảo từ dễ đến khó, đa dạng nội dung , sáng tạo và đã có sự phát triển đồng 
tâm ở các độ tuổi chưa, cũng như đã đáp ứng được mục tiêu cần đạt của độ tuổi 
hay chưa, đó là yếu tố rất quan trọng.
 Hàng tháng tôi đều tổ chức cho các khối kiến tập tại khối mình, các nội 
dung âm nhạc, tạo hình có sự đổi mới, các nội dung thiết thực phù hợp độ tuổi, 
các nội dung mà giáo viên cảm thấy khó tổ chức, từ đó có thể nhân rộng trong 
toàn khối, đồng thời cũng là tạo điều kiện cho giáo viên được cọ sát chuyên môn 
nhiều hơn nữa.
 Từ việc xây dựng các hoạt động kiến tập cụ thể, cho đại trà giáo viên 
được đến tham dự, học tập, từ đó khuyến khích giáo viên của các lớp sáng tạo 
điều chỉnh nội dung, phương pháp hình thức tổ chức sao cho phù hợp với các trẻ 
của lớp mình.
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục tốt nhằm tạo điều kiện cho 
giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ:
 Xây dựng các khu vực vui chơi nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ 
ngoài sân trường:
 Trong những năm học trước nhà trường đã xây dựng được môi trường 
xanh, sạch, đẹp với nhiều cây xanh, thảm cỏ, các loại hoa, vườn rau, vườn cây 
ăn quả mang tính thẩm mỹlà điều kiện thuận lợi để giáo viên tổ chức các hoạt 
động hàng ngày cho trẻ. Trong năm học này nhà trường tiếp tục đầu tư, mua sắm 
thêm các đồ dùng, đồ chơi, xây dựng thêm các khu vực chơi mới cho trẻ được 
trải nghiệm nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ như:
* Khu trải nghiệm sáng tạo với nguyên vật liệu tự nhiên ( Gỗ, cành cây khô, 
sỏi, lá cây, vỏ sò): Sau khi được đi học tập và bồi dưỡng chuyên môn của năm 
học mới, tôi nhận thấy phương pháp trải nghiệm là một phương pháp rất phù 
hợp với những điều kiện ở các trường nông thôn như trường mầm non Liên Hà 
của chúng tôi, những nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm kiếm, gần gũi với trẻ là 
những điều kiện dễ tìm kiến đối với trường chúng tôi.Tại khu vực chơi này tổ 
 7 internet, hệ thống âm thanh, loa đài cũng được nâng cấp, đầu tư thêm các trang 
phục biểu diễn đa dạng, phong phú cho trẻ,bộ trống đánh hiện đại trên sân khấu.
 Ngoài ra tôi còn chỉ đạo giáo viên tự tạo các loại dụng cụ âm nhạc đa 
dạng phong phú từ các nguyên liệu sẵn có của địa phương, bền đẹp, thẩm mỹ và 
làm phong phú thêm các dụng cụ âm nhạc cho trẻ như: Gùi để phục vụ các bài 
hát múa tây nguyên, mõ dừa làm từ gáo dừa, phách tre, trống lắc làm từ các vỏ 
hộp
 Xây dựng môi trường thẩm mỹ bên trong các nhóm lớp:
 Với điều kiện thuận lợi là trong những năm học trước nhà trường đã chỉ 
đạo các khối lớp xây dựng môi trường giáo dục trong các nhóm lớp theo đúng 
các tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trang thiết bị 
trong các nhóm lớp đã được nhà trường đầu tư đồng bộ hiện đại. Sang đến năm 
học 2020-2021, Tôi đã chỉ đạo giáo viên trên các nhóm lớp rà soát cơ sở vật 
chất, để xây dựng kế hoạch, tham mưu xin bổ xung, mua sắm thêm các học liệu, 
đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giúp giáo viên có điều kiện tốt nhất để có thể tổ chức 
các hoạt động âm nhạc, tạo hình trong các hoạt động học cũng như trong các 
hoạt động khác trong ngày của trẻ. Ngoài các thiết bị âm thanh như đàn organ, 
màn hình, máy tính, Bảng vẽ thông minhcác lớp còn tận dung không gian lớp 
học rộng rãi, thoáng mát giáo viên xây dựng, đầu tư cho các góc âm nhạc, tạo 
hình nhằm hấp dẫn, thu hút trẻ trong các hoạt động góc. Giáo viên đã biết tận 
dụng các sản phẩm tạo hình của trẻ để xây dựng môi trường nhóm lớp hài hòa, 
trang nhã thân thiện phù hợp với độ tuổi của trẻ.
 Ngoài các đồ dùng đồ chơi có thể đầu tư mua sắm, tôi còn chỉ đạo giáo 
viên các nhóm lớp sáng tạo các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm 
nhạc, tận dụng từ các nguyên liệu tái chế để tạo ra các loại nhạc cụ khác nhau 
cho trẻ trong góc chơi âm nhạc, tạo hình.
Biện pháp 4: Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục thẩm mỹ theo phương 
pháp học bằng chơi qua các hoạt động
* Đổi mới hình thức thông qua các giờ học âm nhạc, tạo hình:
 Trong nhiều năm qua việc giáo dục phát triển thẫm mỹ cho trẻ đã được các 
giáo viên trường mầm non Liên Hà tổ chức tốt, bám sát yêu cầu của chương 
trình giáo dục mầm non. Song tôi vẫn nhận thấy còn một số hạn chế đó là:
 - Giáo viên chưa mạnh dạn thay đổi sáng tạo nội dung, chưa dám thử sức với 
các nội dung và hình thức mới, chưa tự tin vào năng lực của bản thân, nên nội 
dung giáo dục các hoạt động âm nhạc, tạo hình cho trẻ còn đơn điệu, hình thức 
tổ chức hoạt động âm nhạc , tạo hình còn dập khuôn, máy móc chưa thực sự 
khai thác năng lực sẵn có của trẻ. Với độ tuổi nhà trẻ giáo viên chưa cho trẻ trải 
 9

File đính kèm:

  • docskkn_cac_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_tot_chuyen_de_tiep_can.doc