SKKN Biện pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện, vui vẻ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Trường Mầm non Trung Sơn

Mục đích của biện pháp này là tạo được môi trường vật chất phong phú, thân thiện trong lớp học để trẻ được thoải mái vui chơi, hoạt động trong môi trường đó. Đối với trẻ 4- 5 tuổi, đã muốn “thể hiện mình” nên “muốn được tự làm lấy”. Nếu giáo viên cấm trẻ không được làm, hay không tạo được môi trường phong phú để “trẻ được làm” thì trẻ đến lớp sẽ không có cơ hội để thể hiện. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ thu mình lại, thấy xa lạ hoặc không muốn hoạt động. Chính vì vậy, để thỏa mãn được nhu cầu của trẻ thì giáo viên phải xây dựng môi trường ở trong lớp học phong phú, thân thiện. Môi trường đó không chỉ là nhiều đồ chơi mà nó phải đẹp, hấp dẫn trẻ, gần gũi với trẻ. Mọi đồ dùng đồ chơi phải khơi gợi được cảm xúc, nhu cầu và trẻ dễ thấy, dễ lấy và dễ sử dụng.
docx 9 trang skmamnon 15/03/2025 260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện, vui vẻ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Trường Mầm non Trung Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện, vui vẻ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Trường Mầm non Trung Sơn

SKKN Biện pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện, vui vẻ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Trường Mầm non Trung Sơn
 thân thiện, vui vẻ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trường Mầm non Trung Sơn” để áp 
dụng, đồng thời nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp.
 II. NỘI DUNG
 1. Đánh giá thực trạng
 Năm học vừa qua, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 4-5 
tuổi với tổng số là 27 trẻ. Trong đó 16 nam, 11 nữ. Qua quá trình thực hiện thì tôi 
nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
 1.1. Thuận lợi:
 - Trường mầm non Trung Sơn thuộc trường đặc biệt khó khăn của huyện Hải
Lăng nhưng Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm và luôn coi trọng việc xây môi 
trường thân thiện, an toàn và luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong tổ chức thực 
hiện Chương trình Giáo dục mầm non.
 - Tập thể Sư phạm nhà trường có truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc 
và sống gần gủi với các cháu, phụ huynh và cộng đồng.
 - Bản thân tôi được đào tạo trình độ trên chuẩn, có tinh thần trách nhiệm với 
công việc; luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tôn trọng, yêu thương trẻ.
 - Trẻ trong lớp có cùng độ tuổi nên có sự tương đồng về nhận thức, khả năng 
thực hiện các hoạt động nên thuận lợi trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 1.2. Khó khăn:
 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của lớp tôi vẫn còn thiếu.
 - Phần lớn phụ huynh làm nghề nông, một số làm công nhân nên không có thời 
gian chăm sóc con. Đa số trẻ nhờ ông bà đưa đón nên việc trao đổi giữa cô giáo và 
phụ huynh gặp nhiều hạn chế, một số phụ huynh chưa hiểu đúng về môi trường thân 
thiện, vui vẻ cho trẻ nên chưa thực sự hợp tác với giáo viên trong chăm sóc, giáo dục 
trẻ.
 - Phần lớn trẻ đến lớp có tâm thế rụt rè, ngại ngùng chưa dám thể hiện cảm xúc 
của mình cùng cô và các bạn. Nhiều trẻ chưa hòa đồng, chưa có ý thức hợp tác, chưa 
tích cực hứng thú tham gia các hoạt động.
 2. Trình bày biện pháp: “Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, vui vẻ 
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trường Mầm non Trung Sơn”
 2.1. Xây dựng môi trường vật chất trong lớp học đảm bảo an toàn, thân 
thiện tạo niềm vui cho trẻ khi đến lớp phương như: Tre, nứa, gỗ vụn, vọ dừa vừa gần gũi, vừa thân thiện gắn liền với 
cuộc sống của trẻ.
 - Tôi luôn khuyến khích trẻ khai thác và sử dụng có hiệu quả các đồ dùng.
 Ví dụ: Với 2 khối gỗ, 2 ống tre có thể dạy trẻ nhận biết khối, rồi xếp chồng lên 
nhau tạo thành ngôi nhà, có thể dùng để đếm, gõ vào nhau tạo ra âm thanh dùng làm 
dụng cụ âm nhạc...
 * Xây dựng các hoạt động đảm bảo phát huy tính tích cực của trẻ:
 - Tôi thiết kế nhiều hoạt động cho trẻ trải nghiệm hướng tới nhu cầu của trẻ, 
lấy trẻ làm trung tâm. Trong tổ chức hoạt động tôi luôn tôn trọng trẻ, tạo cơ hội cho 
trẻ được trải nghiệm, tương tác, giao lưu với cô giáo, với bạn trong lớp. Đặc biệt tôi 
linh hoạt thay đổi các hoạt động một cách linh hoạt, chú trọng đến đặc điểm của trẻ 
nông thôn, đặc thù của địa phương để trẻ tự tin, vui vẻ tham gia.
 Ví dụ: Tôi tổ chức cho trẻ chơi với đồ dùng làm bằng cây tre, nứa, sỏi đá. Đầu 
tiên tôi hướng dẫn trẻ chơi với sỏi đá qua việc cho trẻ chơi trò “Ô ăn quan” để trẻ 
được cùng nhau chia sẻ, tương tác, chờ đến lượt từ đó trẻ yêu thương hợp tác và 
biết chơi cùng nhau.
 - Khi tổ chức hoạt động tôi thường chọn hình thức cho trẻ trải nghiệm theo
nhóm lớn, nhóm nhỏ, cá nhân. Nhóm thì được trải nghiệm với vật thật, mô hình; 
nhóm thì thực hành qua giao bài tập; chơi trò chơivv.
 Ví dụ: Cho trẻ thí nghiệm vật chìm, vật nổi qua việc cho đá vào chậu nước, 
phát hiện ra đá chìm; quả bóng vào chậu nước phát hiện quả bóng nổi.
 - Trong tổ chức hoạt động tôi luôn bao quát, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của 
từng cá nhân trẻ. Hỗ trợ kịp thời khi cần thiết, chấp nhận các ý kiến của trẻ và cùng 
chia sẻ ý tưởng, chơi với trẻ, không áp đặt, ép buộc trẻ.
 Qua thời gian thực hiện biện pháp, lớp tôi đã xây dựng được môi trường lớp 
học phong phú đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp, bố trí để trẻ dễ thấy, dễ lấy và dễ sử 
dụng. Trẻ được thoải mái chơi với đồ chơi với các bạn, có được nhiều trò chơi, nhiều 
hoạt động. Qua hoạt động đã tổ chức, trẻ lớp tôi thể hiện mạnh dạn, vui vẻ và tích 
cực tham gia các hoạt động. Lớp tôi đã rất vui, mỗi ngày cô và trò đều quấn quít, 
yêu thương, gần gũi và khi ra về rất nhớ nhau, trông đến ngày mai được đến lớp để 
vui chơi.
 2.2. Xây dựng môi trường xã hội trong lớp học đảm bảo tôn trọng cảm xúc 
của trẻ, tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua các hoạt động khích trẻ chơi, khen ngợi, cổ vũ để khơi gợi cảm hứng, truyền cảm hứng cho các đội 
chơi.
 + Trò chơi: Tổ chức trò chơi vận động “Đua thuyền trên cạn”, lúc đầu trẻ rụt 
rè, không dám chơi. Tôi đã động viên và tham gia chơi cùng trẻ, từ đó trẻ mạnh dạn 
và rất thích thú khi tham gia trò chơi này.
 Qua thực hiện biện pháp, giáo viên đã tạo được nhiều cơ hội và nguồn cảm 
hứng cho trẻ giúp trẻ hứng thú, tích cực, thích tham gia các hoạt động và mạnh dạn 
giao tiếp với bạn và cô.
 2.3. Tăng cường mối quan hệ gắn kết, thân thiện giữa giáo viên với phụ 
huynh
 - Cha mẹ trẻ là một trong những nhân tố quan trọng trong việc hỗ trợ hình thành 
lớp học thân thiện, vui vẻ cho trẻ nên tôi thường xuyên thông tin kịp thời, phối hợp 
với cha mẹ trẻ để tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục cũng như trong việc 
xây dựng lớp học thân thiện, vui vẻ.
 - Trong thực tế, nhiều phụ huynh còn bận rộn công việc,đi làm công nhân từ 
sáng đến chiều tối nên ít dành thời gian quan tâm đến trẻ, đưa trẻ đến lớp là đi ngay, ít 
khi trò chuyện với cô để nắm bắt tình hình của trẻ ở lớp. Vì thế tôi đã chân thành 
trao đổi, tâm sự với phụ huynh để phụ huynh hiểu và dành thời gian với trẻ hơn.
 - Để tạo dựng mối quan hệ thân thiện với cha mẹ trẻ, tôi đã làm tốt việc trao 
đổi thông tin hai chiều giữa cô và cha mẹ trẻ. Thường xuyên tìm hiểu thông tin về 
trẻ qua nói chuyện với phụ huynh, tạo mối thân tình giữa giáo viên với cha mẹ trẻ, 
từ đó dễ dàng nắm bắt thông tin của trẻ, các yếu tố tâm lý, sở thíchcủa trẻ để hiểu 
và gần gủi với trẻ hơn.
 - Môi trường lớp học không chỉ do giáo viên và trẻ tạo dựng mà một phần nhờ 
sự đồng thuận, chia sẻ và ủng hộ cả về vật chất và tinh thần, sự chung tay của phụ 
huynh. Ở trường chúng tôi khi tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi, chúng tôi luôn kêu 
gọi phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, một số phụ huynh khéo tay cũng chung tay 
phụ làm đồ chơi với các cô.
 - Tôi thường xuyên tuyên truyền với các bậc phụ huynh và cộng đồng cùng 
chung tay bảo vệ môi trường lớp học, tuyên truyền và bảo vệ môi trường của cô, của 
trẻ và phụ huynh đã tạo dựng. 
 - Qua việc thường xuyên trao đổi với phụ huynh, giúp cha mẹ trẻ thay đổi nhận 
thức, biết hỗ trợ giáo viên trong tạo môi trường ở lớp cũng như thay đổi
cách ăn nói, giao tiếp với trẻ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn, vui vẻ khi đến lớp, khi 
vui chơi học tập ở lớp. +Trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện cảm xúc tích cực trong giao tiếp, trong tham gia 
hoạt động.
 - Đối với bản thân tôi cũng đã tích lũy được kinh nghiệm về xây dựng môi 
trường lớp học thân thiện, vui vẻ để từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục 
trẻ.
 - Đề tài của tôi cũng được nhà trường ghi nhận và đưa ra áp dụng với các lớp 
khác trong trường;
 - Phụ huynh quan tâm và dành nhiều thời gian cho trẻ, thường xuyên trao đổi 
thông tin với giáo viên. Đặc biệt phụ huynh đã tạo được thói quen phối kết hợp với 
giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 IV. KẾT LUẬN
 1.Ý nghĩa của biện pháp :
 - Sau một thời gian thực hiện đề tài, với 3 biện pháp đưa ra để áp dụng đã khẳng 
định việc xây dựng môi trường lớp học thân thiện, an toàn là vô cùng quan trọng và 
có ý nghĩa lớn lao trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 4- 5 tuổi.
 - Trẻ 4- 5 tuổi lớp tôi rất thích thú, vui vẻ khi đến lớp. Trẻ có sự thay đổi vượt 
bậc trong giao tiếp, vui chơi, hoạt động. Trẻ cảm thấy an toàn, mạnh dạn, tự tin và 
tham gia hoạt động rất tích cực. Lớp học của tôi luôn tràn ngập tiếng cười, cô và trẻ 
thường quấn quýt bên nhau; phụ huynh thân thiện, gần gũi, cộng đồng yêu mến hỗ 
trợ, giúp đỡ.
 - Đây là điều bản thân tôi cảm thấy tâm đắc nhất và hạnh phúc nhất khi đã áp 
dụng 3 biện pháp để xây dựng môi trường lớp học thân thiện, vui vẻ cho lớp mẫu 
giáo 4- 5 tuổi thành công.
 - Với 3 biện pháp “Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, vui vẻ cho trẻ mẫu 
giáo 4-5 tuổi trường mầm non Trung Sơn” nêu trên có ý nghĩa trong việc giúp các 
cơ sở giáo dục mầm non tìm con đường thực hiện xây dựng môi trường giáo dục 
một cách phù hợp nhất tại các cơ sở giáo dục mầm non hiện nay.
 - Mỗi giải pháp đều có vị trí quan trọng và có sự gắn kết chặt chẽ với nhau để 
thực hiện các khâu trong quá trình “Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, vui vẻ 
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”. Đề tài là kinh nghiệm được đúc rút qua một thời gian dạy 
lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi trường mầm non Trung Sơn. Các biện pháp trên chưa phải là 
duy nhất và cũng không phải lúc nào cũng sắp xếp theo một trật tự nhất định.
 2. Kiến nghị, đề xuất

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_xay_dung_moi_truong_lop_hoc_than_thien_vui_ve.docx