SKKN Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Trong những năm gần đây trường chúng tôi đã tích cực hưởng ứng thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non thì nhà trường còn chú trọng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi phong phú. Các lớp đã xây dựng được môi trường trong và ngoài lớp đẹp, hấp dẫn cho trẻ tham gia hoạt động. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong quá trình thực hiện như: Cơ sở vật chất ở điểm trường lẻ còn thiếu, một số đồ chơi ngoài trời xuống cấp, một số giáo viên khi tổ chức các hoạt động cho trẻ còn mang tính áp đặt, chưa phát huy hết khả năng của trẻ. Là một giáo viên mầm non hàng ngày trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để trẻ có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động hàng ngày. Giai đoạn trẻ 4-5 tuổi tâm lý phát triển khá ổn định. Trẻ rất thích được khám phá cái mới, tìm hiểu đối tượng gần gũi xung quanh. Trẻ thao tác tư duy, phân tích tổng hợp vào nhận thức của mình để hoàn thành công việc được tốt.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

ích cho trẻ mầm non. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn “ Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”. 2. Mục đích và kết quả cần đạt của biện pháp * Mục đích “Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non” mà bản thân tôi lựa chọn nhằm mục đích: - Tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, phát huy tính tích cực hoạt động cho trẻ; gây hứng thú cho trẻ, trẻ thực sự “Chơi mà học, học bằng chơi”. - Giúp trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm với các đồ dùng đồ chơi. - Khuyến khích trẻ hoạt động với đồ dùng đồ chơi bằng nhiều cách khác nhau. - Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phá, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ. - Giúp trẻ biết thể hiện mối quan hệ thân thiện với cô giáo, với các bạn và môi trường xung quanh. Qua quá trình tham gia các hoạt động hàng ngày sẽ phát triển khả năng giao tiếp, ngôn ngữ mạch lạc hơn cho trẻ. - Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường mầm non, góp phần thực hiện có hiệu quả của chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". * Kết quả cần đạt của biện pháp - Từ 90%-95% trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào việc xây dựng môi trường giáo dục cùng với cô và các bạn; trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm với các đồ dùng đồ chơi. - Trên 90% trẻ hoạt động với đồ dùng đồ chơi bằng nhiều cách khác nhau. - Từ 90%-92% trẻ thể hiện mối quan hệ thân thiện với cô giáo, với các bạn và môi trường xung quanh; phát triển khả năng giao tiếp, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 2 Giáo viên kiến thức về xây dựng môi trường còn hạn chế, kinh nghiệm xây dựng môi trường cho trẻ chưa nhiều nên chưa thực sự lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động . *Khảo sát thực trạng: Vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát để nắm bắt tình hình cụ thể của từng trẻ, kết quả cho thấy như sau: Đạt Chưa đạt TT TIÊU CHÍ SL % SL % Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào việc 1 xây dựng môi trường giáo dục cùng với cô 18 60 12 40 và các bạn. Trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm với các 2 16 53,3 14 46,7 đồ dùng đồ chơi. Trẻ hoạt động với đồ dùng đồ chơi bằng 3 17 56,7 13 43,3 nhiều cách khác nhau Trẻ thể hiện mối quan hệ thân thiện với cô 4 16 53,3 14 46,7 giáo, với các bạn và môi trường xung quanh. Phát triển khả năng giao tiếp, ngôn ngữ 5 15 50 15 50 mạch lạc Qua bảng khảo sát tôi thấy trẻ chưa hứng thú tích cực trong các hoạt động ở lớp, kỹ năng thực hiện của trẻ còn hạn chế. Đa số trẻ chưa chủ động, tích cực khi tham gia các hoạt động khám phá, trải nghiệm với môi trường. Trẻ chưa mạnh dạn tự tin thể hiện mình, chưa thể hiện mối quan hệ với thiên nhiên. Từ các kết quả trên tôi đã cố gắng tìm tòi áp dụng các biện pháp giáo dục cho trẻ như sau: 2. Các biện pháp thực hiện 2.1. Biện pháp 1: Chú trọng xây dựng môi trường bên trong, bên ngoài lớp học mang tính thẩm mỹ, an toàn, hiệu quả đối với hoạt động học và chơi của trẻ * Về xây dựng môi trường bên trong lớp học: Môi trường giáo dục bên trong lớp học có vai trò quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ. Trẻ sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tuỳ thuộc vào môi trường mà trẻ đang hoạt động. Chính vì vậy xây dựng môi trường bên trong lớp học nhằm tạo cơ hội cho trẻ chơi và học giúp trẻ phát triển về mọi mặt. 4 * Về xây dựng môi trường bên ngoài lớp học: Bên cạnh việc xây dựng môi trường bên trong lớp học thì xây dựng môi trường bên ngoài lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, đồ dùng đồ chơi hấp dẫn, không độc hại sẽ tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm tích cực, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. Lớp học của tôi ngay sát chân cầu thang nên tôi đã tận dụng để trang trí xây dựng thành góc “Bé vui đọc sách”. Tôi chuẩn bị các giá sách nhỏ cho trẻ dễ dàng tự cất, lấy và đọc kể chuyện sáng tạo theo tranh; ở giữa tôi đặt các bộ bàn ghế được làm bằng lốp xe trang trí thật ngộ nghĩnh, dễ thương và trải thảm để trẻ ngồi đọc và xem sách. Một phần của góc " Bé vui đọc sách" cũng được chuẩn bị các loại bút màu, keo, kéo, giấy A4 để trẻ tạo ra các sản phẩm theo ý thích. Ở phía trước có các khu vực cho trẻ hoạt động ngoài trời như: Khu phát triển vận động, khu vui chơi cát nước, vườn cổ tích, vườn rau của bé...Mỗi khu vực được chúng tôi xây dựng môi trường đẹp, hấp dẫn, có nhiều đồ chơi, học liệu, phương tiện phong phú và đặc trưng cho từng khu vực, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động, vui chơi, trải nghiệm tích cực. Xung quanh các khu vực được trồng nhiều cây xanh, nhiều loại hoa tạo môi trường xanh, an toàn, thân thiện với trẻ. Ví dụ: Khu vui chơi phát triển vận động tôi cùng giáo viên đã bố trí sắp xếp các đồ dùng đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi, màu sắc hấp dẫn thu hút trẻ tham gia các trò chơi vận động như: Vòng, gậy, tạ, cổng chui, thang leo, bục bật, ghế thể dục, bôlinh, đích ném, bóng, túi cátđể trẻ tham gia các trò chơi bò trườn, bật, leo trèo Ví dụ: Khu vui chơi cát, nước được xây dựng có nước, có cát, đất, đó, sỏi và một số đồ dùng để trẻ chơi, khám phá như đá, sỏi, bộ cát nước, gáo múc, cần câu, thau chậu, chai nhựa, ống nhựa, phểu để trẻ chơi khám phá, trải nghiệm. Để giúp trẻ khám phá, trải nghiệm, lĩnh hội thêm nhiều kiến thức, kỹ năng về thế giới xung quanh không những chơi ở các khu vực khác mà ở vườn rau của bé được bố trí trồng nhiều loại rau, tạo đường đi lối lại thuận tiện cho trẻ tham gia các hoạt động như tìm hiểu các loại rau, chủ động thực hiện một số hoạt động lao động vừa sức như xới đất, gieo hạt, trồng và chăm sóc cây, thu hoạch. Khu vực ở giữa sân được bố trí các đồ dùng đồ chơi liên hoàn, xích đu, cầu trượt, bập bênh, có khoảng không gian dành cho trẻ tập thể dục buổi sáng, có mô hình ngã tư giao thông để trẻ chơi tham gia giao thông, trên sân còn vẽ hình các con vật ngộ nghĩnh, in hình chữ cái, chữ số, in hình các bàn tay, bàn chân để trẻ chơi vận động. 2.2. Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ thực hành, trải nghiệm với môi trường thông qua các hoạt động hàng ngày. Môi trường trong và ngoài lớp học được xây dựng đẹp, hấp dẫn có nhiều nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng. Các góc chơi, đồ chơi được 6 Tôi đã lập nhóm zalo riêng có đầy đủ phụ huynh, tôi chia sẻ những kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ, quay những video về các hoạt động hàng ngày của trẻ, các đồ dùng đồ chơi và sản phẩm của trẻ, môi trường trong và ngoài lớp gửi lên nhóm lớp. Đồng thời thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ khi ở lớp để phụ huynh có tinh thần hợp tác tìm ra các biện pháp chăm sóc giáo dục. Bản thân tôi cũng đã xây dựng góc tuyên truyền đẹp, nội dung dễ hiểu, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Đây được coi là kênh giúp phụ huynh nắm bắt nhanh nhẹn những thông tin của trẻ về tình hình sức khỏe, nội dung học tập, chế độ sinh hoạt. Ngoài ra phối hợp với phụ huynh cùng tham gia vào các hoạt động của trường, của lớp như: Đóng góp ngày công lao động, tham gia vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, ủng hộ cây hoa, tìm kiếm nguyên vật liệu thiên nhiên, tham gia làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo ngoài trời cho trẻ... Từ đó, phụ huynh thấy được tầm quan trọng của giáo dục mầm non và dành nhiều sự quan tâm, thời gian và công sức để hỗ trợ giáo viên trong việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ. Lớp tôi nhận được rất nhiều sự chia sẻ, ủng hộ, phối hợp của phụ huynh cả về vật chất lẫn tinh thần. Phụ huynh đã hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên trong các hoạt động ở lớp. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội góp phần thành công trong việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ. 8 trung tâm. Bản thân tôi thấy tự tin hơn trong quá trình giảng dạy, mang lại cho bản thân nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh luôn phối kết hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ. Phụ huynh cảm thấy tin tưởng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, biết chia sẻ những khó khăn cùng cô giáo, tìm kiếm nguyên vật liệu, phụ giúp cô giáo trang trí lớp, làm đồ dùng đồ chơi. Biện pháp “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non” mà tôi đã và đang áp dụng thực sự có ý nghĩa hết sức quan trọng, đem lại những kết quả đáng phấn khởi trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp tôi. Biện pháp này đã được ban giám hiệu, giáo viên trong trường đánh giá cao và được nhân rộng ra trong khối, cũng như toàn trường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện biện pháp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến bổ sung của ban giám khảo để biện pháp của tôi được hoàn thiện và có tính khả thi cao hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO Dương Thị Thuý Hà Nguyễn Thị Là 10
File đính kèm:
skkn_bien_phap_xay_dung_moi_truong_giao_duc_lay_tre_lam_trun.doc