SKKN Biện pháp xây dựng môi trường bên ngoài lớp học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
Thông qua việc xây dựng môi trường ngoài lớp học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ khi tham gia vào các hoạt động; trẻ được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, biết giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải. Từ đó, trẻ mạnh dạn, tích cực, chủ động hơn khi tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp.
Trong thời gian qua, phòng GD&ĐT Lệ Thủy nói chung và trường mầm non Lâm Thủy nói riêng đã và đang thực hiện chuyên đề: “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nhằm giúp trẻ được vui chơi, hoạt động và phát triển một cách tốt nhất.
Thực tế, ở lớp học mà tôi phụ trách việc xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học đạt hiệu quả chưa cao: đồ dùng, đồ chơi chưa phong phú, nội dung chơi còn hạn chế, sắp xếp các không gian chơi chưa phù hợp. Trẻ nhút nhát, thiếu mạnh dạn, tự tin, thụ động trong mọi hoạt động. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn: “Biện pháp xây dựng môi trường bên ngoài lớp học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ.
Trong thời gian qua, phòng GD&ĐT Lệ Thủy nói chung và trường mầm non Lâm Thủy nói riêng đã và đang thực hiện chuyên đề: “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nhằm giúp trẻ được vui chơi, hoạt động và phát triển một cách tốt nhất.
Thực tế, ở lớp học mà tôi phụ trách việc xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học đạt hiệu quả chưa cao: đồ dùng, đồ chơi chưa phong phú, nội dung chơi còn hạn chế, sắp xếp các không gian chơi chưa phù hợp. Trẻ nhút nhát, thiếu mạnh dạn, tự tin, thụ động trong mọi hoạt động. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn: “Biện pháp xây dựng môi trường bên ngoài lớp học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp xây dựng môi trường bên ngoài lớp học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp xây dựng môi trường bên ngoài lớp học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
mạnh dạn, tự tin, trao đổi chia sẻ thể hiện khả năng của bản thân khi tham gia các hoạt động, trải nghiệm; 100% trẻ yêu thích đến trường lớp. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 2.1. Đánh giá thực trạng: Năm học 2022 – 2023 bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo Nhỡ, lớp có tổng số 30 cháu, trong đó có 24 cháu là dân tộc Bru - Vân Kiều chiếm 80%. Vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát, đánh giá việc tham gia các hoạt động trải nghiệm của trẻ như sau: Số Tỷ lệ TT Nội dung khảo sát lượng % 1 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động 10/30 33% 2 Trẻ ghi nhớ, lĩnh hội các kiến thức đã được học 8/30 26% Trẻ mạnh dạn, tự tin, trao đổi chia sẻ và thể hiện 3 8/30 26% khả năng của bản thân. 4 Trẻ yêu thích đến trường lớp. 15/30 50% Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng GD&ĐT huyện Lệ Thuỷ cũng như Ban giám hiệu nhà trường đã trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Tạo mọi điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học của cô và trẻ. - 100% trẻ tại lớp cùng một độ tuổi, trẻ đi học chuyên cần. - Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, năng động sáng tạo, có trình độ trên chuẩn, có ý thức học hỏi đồng nghiệp qua các phương tiện thông tin đại chúng. * Khó khăn: - Đa số trẻ đều là dân tộc Bru-Vân Kiều nên khả năng nhận thức, vốn kinh nghiệm sống của trẻ còn hạn chế. Trẻ nhút nhát, thiếu mạnh dạn và thiếu tự tin chưa biết chủ động thể hiện khả năng của mình. - Giáo viên còn hạn chế về kỹ năng trong việc xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. - Đa số phụ huynh là người dân tộc Bru-Vân kiều nên chưa thực sự quan tâm tới việc học của trẻ, việc phối hợp với phụ huynh trong tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn. 2.2. Các biện pháp thực hiện Giúp trẻ được phát triển ngôn ngữ, khả năng tư duy, óc sáng tạo, biết lắng nghe và tập trung tốt hơn. Xác định được điều đó, tôi đã phối hợp với nhà trường tận dụng không gian dưới cầu thang gần lớp học làm góc: “Thư viện xanh”, ở góc này có không gian an toàn, đủ ánh sáng và đủ rộng. Ngoài những cuốn sách truyện tranh sẵn có, tôi sưu tầm các hình ảnh liên quan đến chủ đề mà trẻ đang học để làm thành những cuốn album; Từ những tấm vải vụn, vải nỉ màu, tôi may thành những con rối theo nội dung của bài thơ, câu chuyện; Tôi đã nhặt các hòn đá cuội và viết các chữ số, chữ cái, các hình học, vẽ các loại hoa, quả hay các con vật ngộ nghĩnh để cho trẻ tìm hiểu. Tôi thường xuyên thay đổi và làm mới các đồ dùng, đồ chơi ở góc thư viện theo chủ đề để tạo hứng thú cho trẻ mỗi khi đến trải nghiệm. * Ở góc địa phương: Góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc địa phương và giúp trẻ hiểu hơn về nét đẹp truyền thống của dân tộc. Ở góc này, tôi đã sưu tầm và trưng bày các bộ trang phục truyền thống của người dân nơi đây; các dụng cụ, hay những đồ dùng đặc trưng được làm từ tre, nứa, mây như: giỏ cá, nơm cá, gùi, lư, Tất cả được sắp xếp phù hợp để trẻ tham gia trải nghiệm. * Góc cát, nước: Nhằm giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên và có được trải nghiệm thực tế một cách tối đa nhất, tôi phối hợp với nhà trường để xây dựng góc cát, nước với khoảng không gian an toàn, phù hợp, đồ dùng đồ chơi phong phú gần gũi với trẻ. Tôi đã phối hợp với phụ huynh nhặt từng viên đá cuội, đá sỏi với kích thước khác nhau ở dưới khe suối. Đối với các viên đá cuội, đá sỏi tôi sơn nhiều màu sắc khác nhau và vẽ các con vật ở dưới nước, các loại quảCát thì được tôi làm sạch, chuẩn bị các khuôn in cho trẻ in, cho trẻ xây nhà trên cát; ngoài ra tôi cắt những chú cá ngộ nghĩnh có gắn chữ số, gắn hình, gắn chữ cáiđể trẻ có thể vừa chơi vừa học. Biện pháp 2: Hướng dẫn cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm ở các góc: Sau khi chuẩn bị, thiết kế, xây dựng được các góc chơi, thông qua các hoạt động trong ngày, mọi lúc mọi nơi tôi hướng dẫn cho trẻ trải nghiệm các góc chơi với những thời gian thích hợp. * Ở góc vận động: Trong quá trình trẻ hoạt động tôi chú ý gợi mở, hướng dẫn trẻ chơi sáng tạo, khuyến khích trẻ tự chơi theo ý tưởng của mình, phát huy tính tích cực, sáng tạo ở trẻ giúp trẻ tự tin hơn. * Ở góc địa phương: Tùy thuộc vào từng chủ đề mà tôi có thể hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm khác nhau. VD như: Khi thực hiện chủ đề tết và mùa xuân thì đối với dân tộc Bru-Vân Kiều, món ăn đặc trưng nơi đây là món bánh chì thì tôi sẽ lựa chọn hoạt động làm bánh chì cho trẻ trải nghiệm. Bằng cách tôi sẽ chọn một giờ hoạt động chiều. Trước khi tổ chức trải nghiệm tôi phối hợp với phụ huynh chuẩn bị các nguyên vật liệu, các thực phẩm đầy đủ, sau đó mời 2-3 phụ huynh đến cùng làm và hướng dẫn trẻ để cho trẻ trải nghiệm. Thông qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn và yêu quý bản sắc dân tộc. * Ở góc cát, nước: Đến với góc cát nước tôi tổ chức cho trẻ trải nghiệm theo nhóm hoặc cá nhân trẻ. + Ví dụ như trò chơi câu cá, tôi yêu cầu câu những chú cá có gắn chữ số 2, hoặc hình vuông, tròn Với những khuôn in, trẻ có thể in hình trên cát các con vật có hình thù khác nhau, hoặc lấy cát để xây những lâu đài mà trẻ thích. Qua đó óc sáng tạo của trẻ ngày một phong phú hơn. Khi trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, tôi luôn hướng cho trẻ mạnh dan, tự tin, biết đoàn kết, phối hợp với bạn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đặc biệt hơn thông qua các hoạt động, tôi luôn luôn chú trọng việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ. PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng: “Biện pháp xây dựng môi trường bên ngoài lớp học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non”, tôi thấy trẻ lớp tôi có sự tiến bộ rõ rệt: Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động hơn; Trẻ lĩnh hội được các kiến thức kỹ năng trong các hoạt động một cách nhanh hơn; Trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động giao tiếp với cô, với các bạn và người xung quanh, biết nói lên ý kiến riêng của bản thân mình. Trẻ yêu thích đến trường, lớp hơn. Điều đó được thể hiện ở kết quả cụ thể như sau: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng TT TIÊU CHÍ biện pháp biện pháp
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_xay_dung_moi_truong_ben_ngoai_lop_hoc_theo_hu.doc