SKKN Biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ 4-5 tuổi
Qua quá trình giảng dạy tôi đã tìm hiểu thực trạng tiếp thu trò chơi vận động của trẻ như thế nào, tính tích cực hoạt động của trẻ ra sao? và tôi đã thấy được thực trạng của lớp tôi như sau: Trẻ chưa tập trung chú ý trong trò chơi vận động, chưa hứng thú với các trò chơi vận động mà giáo viên trong lớp tổ chức. Về phía giáo viên, nhìn chung đa số giáo viên trong trường đều có trình độ chuyên môn cao, nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển thể chất, trò chơi vận động cho trẻ ở trường mầm non. Nhưng bên cạnh đó, việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ còn có những bất cập như cơ sở vật chất chưa đáp ứng theo nhu cầu.
Năm học 2022– 2023 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo Nhỡ 4 - 5 tuổi. Ngay từ những ngày đầu nhận lớp, tôi nắm bắt tâm sinh lý của từng trẻ để có kế hoạch giáo dục. Vào đầu năm học, tôi đã tổ chức nhiều trò chơi vận động nhằm khảo sát tình hình của trẻ. Qua đó tôi nhận thấy một số nhược điểm lớn là đa số trẻ chưa hứng thú tham gia tích cực các trò chơi vận động, cho nên dẫn đến trong quá trình tổ chức lớp tôi đã đạt được kết quả chưa cao.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ 4-5 tuổi

2. Mục đích và kết quả cần đạt của biện pháp. * Mục đích của biện pháp: Hình thành cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin khéo léo qua các kỷ năng vận động nhằm rèn luyện các tố chất, phát triển tốt về thể lực cho trẻ trẻ trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết, kích thích sự hoạt động tích cực hứng thú của trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động. Giúp trẻ có những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp cho trẻ thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn. Trò chơi vận động giúp trẻ bảo vệ và tăng cường sức khoẻ chóng lại mọi bệnh tật và là tiền đề giúp trẻ phát triển toàn diện. * Kết quả cần đạt của biện pháp. Trẻ nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết, phát huy tính tích cực, phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ. - 95% trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn có thể lực tốt . - 96% trẻ tập trung chú ý ,hứng thú của trẻ khi tham gia trò chơi vận động . - 95% trẻ có các kỹ năng, kỹ xảo vận động tốt - 95% trẻ tích cực, tự giác trong trò chơi 2 - Thời gian tổ chức cho trẻ chơi còn hạn hẹp, trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu được lồng ghép và tích hợp các hoạt động. - Một số trẻ còn rụt rè nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. - Nhiều trẻ chưa thích trò chơi vận động chỉ thích siêu nhân, điện thoại. - Nhận thức của phụ huynh về hoạt động trò chơi chỉ là một hoạt động phụ chưa quan tâm đúng mức. Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi vận động, chưa thực sự lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực. Việc lồng ghép tích hợp các trò chơi vận đông vào các hoạt động học tập của trẻ chưa linh hoạt nên đôi khi tổ chức các trò chơi vận động chưa mang lại hiệu quả cao. * Khảo sát thực tiễn : Qua quá trình giảng dạy tôi đã tìm hiểu thực trạng tiếp thu trò chơi vận động của trẻ như thế nào, tính tích cực hoạt động của trẻ ra sao? và tôi đã thấy được thực trạng của lớp tôi như sau: Trẻ chưa tập trung chú ý trong trò chơi vận động, chưa hứng thú với các trò chơi vận động mà giáo viên trong lớp tổ chức. Về phía giáo viên, nhìn chung đa số giáo viên trong trường đều có trình độ chuyên môn cao, nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển thể chất, trò chơi vận động cho trẻ ở trường mầm non. Nhưng bên cạnh đó, việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ còn có những bất cập như cơ sở vật chất chưa đáp ứng theo nhu cầu. Năm học 2022– 2023 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo Nhỡ 4 - 5 tuổi. Ngay từ những ngày đầu nhận lớp, tôi nắm bắt tâm sinh lý của từng trẻ để có kế hoạch giáo dục. Vào đầu năm học, tôi đã tổ chức nhiều trò chơi vận động nhằm khảo sát tình hình của trẻ. Qua đó tôi nhận thấy một số nhược điểm lớn là đa số trẻ chưa hứng thú tham gia tích cực các trò chơi vận động, cho nên dẫn đến trong quá trình tổ chức lớp tôi đã đạt được kết quả chưa cao. Kết quả đó được thể hiện qua khảo sát như sau: Đạt Chưa đạt TT Tiêu chí SL % SL % 1 Trẻ khỏe mạnh, nhanh 16/30 53,3% 14/30 46,7% nhẹn, có thể lực tốt 2 Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia trò 13/30 43,3% 17/30 56,7% chơi vận động. 3 Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo 12/30 40% 18/30 60% vận động tốt 4 Trẻ tích cực tự giác trong 12/30 40% 18/30 60% trò chơi Từ kết quả trên bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp như sau: 4 - Tích cực đưa trò chơi dân gian, kết hợp thay đổi một số lời hát của trò chơi cho phù hợp từng chủ đề, vào các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. - Các trò chơi vận động và trò chơi dân gian được sưu tầm và sáng tạo sắp xếp phù hợp theo chủ đề. * Chủ đề 1: Trường mầm non. - Trò chơi vận động: “ Tung cao hơn nữa”; “Ai nhanh hơn”; “Tìm bạn”; “Ai giỏi nhất”; “ Về đúng nhà”;“ Đổi đồ chơi cho bạn”. - Trò chơi dân gian: “Trốn tìm”; “Nu na nu nống. * Chủ đề 2: Bản thân. - Trò chơi vận động: “Bắt chước tạo dáng”; “Chuyền bóng”; “Ai nhanh nhất”; “Bé với cái bóng của mình”. - Trò chơi dân gian: “Tập tầm vông”; “Lộn cầu vồng”. * Chủ đề 3: Nghề nghiệp. - Trò chơi vận động: “Gánh gánh gồng gồng”; “Đuổi bắt” ; “Ai nhanh nhất”; “Hái hoa tặng cô”. - Trò chơi dân gian: “Bịt mắt bắt dê”; “Dung dăng dung dẻ” * Chủ đề 4: Thế giới động vật. - Trò chơi vận động: “Gà trong vườn rau”; “Cáo và thỏ”; “Nhũng con vật ngộ nghĩnh đáng yêu”; “Ai nhanh nhất”; “Những chú ếch tài giỏi”; “Mèo và chim sẻ”; “Cho thỏ ăn”; “Tìm chuồng”. - Trò chơi dân gian: “ Cắp cua bỏ giỏ”; “ Kéo cưa lừa xẻ”; “ Xỉa cá mè”. * Chủ đề 5: Tết và mùa xuân - Trò chơi vận động: “Thi xem ai nhanh”;“Bé đi chợ tết”;“Bày mâm mũ quả”; “ Chuyền bóng qua đầu ”;. - Trò chơi dân gian :“Rồng rắn lên mây”;“Nu na nu nống”;“Ném còn ”. * Chủ đề 6: Thế giới thực vật. - Trò chơi vận động:“Trời nắng trời mưa”; “Về đúng vườn ”;“Gieo hạt”; “ Hái quả”;“ Chuyển quả ”. - Trò chơi dân gian: “Rồng rắn lên mây”; “Mèo đuổi chuột”. * Chủ đề 7: Phương tiện và quy định về giao thông. - Trò chơi vận động: “Bánh xe quay”, “Ai nhanh nhất”;“Chèo thuyền ”; “Thuyền vào bến”; “Ô tô vào bến ”;“Đèn xanh, đèn đỏ”; “Máy bay"; “Ô tô và chim sẻ”; Về đúng bến”; “Tín hiệu”. - Trò chơi dân gian : “ Kéo cưa lừa xẻ”; “ Dung dăng dung dẻ” * Chủ đề 8: Nước và các hiện tượng tự nhiên. - Trò chơi vận động: “Trời nắng trời mưa”; “Nắng mưa”; “Nhảy qua suối”; “Tung và bắt bóng”; “Ném bóng vào chậu”. - Trò chơi dân gian :“ Nhảy lò cò”; “Lộn cầu vồng”. * Chủ đề 9: Quê hương- Bác Hồ. - Trò chơi vận động: “Ai nhanh hơn”;“Thi xem tổ nào nhanh”; “Ai nhanh hơn” - Trò chơi dân gian: “Trốn tìm”; “Bịt mắt bắt dê”;“ Thả đỉa ba ba”. 6 bộ. Đến phần trò chơi củng cố tôi đã cho trẻ chơi trò chơi: “ Bé tham gia giao thông” qua trò chơi này giúp trẻ củng cố lại bài vừa học không những vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh hơn từ đó giúp trẻ phát triển tốt về thể lực. + Hoặc với hoạt động khám phá khoa học: “ Một số loại rau” sau khi cho trẻ quan sát và nêu nhận xét về đặc điểm, lợi ích của một số loại rau và đến phần luyện tập củng cố thì tôi đã chọn trò chơi “ Hãy chọn đúng” với trò chơi này tạo cho trẻ được thoải mái trẻ không cảm thấy mệt mỏi mà ghi nhớ được lâu và rất thích thú tham gia vào trò chơi. - Trong giờ làm quen văn học: Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt mỏi khi ngồi nghe cô kể chuyện tôi luôn tổ chức đan xen những trò chơi vận động để nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ. Từ nội dung câu chuyện tôi chuyển sang trò chơi một cách nhẹ nhàng để trẻ thông qua “ Chơi mà học, học mà chơi”. + Ví dụ: Trong câu chuyện “Quả trứng” tôi cho trẻ đội mũ vịt vào để chơi trò chơi “ Chuyển trứng vào ổ” sau khi đã chuyển trứng vào ổ tôi nói: “ Mời các chú vịt đi ngủ” trẻ ngồi nhắm mắt giả vờ ngủ. Cô giả làm tiếng gà gáy ò ó otrời sáng rồi trẻ mở mắt ra và cô nói cho trẻ biết số trứng trẻ chuyển về sau một đêm đã nở thành những chú vịt con xinh xắn tôi thấy trẻ rất hứng thú lắng nghe cô kể truyện cổ tích và đàm thoại với trẻ . * Với hoạt động ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng mát, tôi đã lựa chọn các trò chơi vận động, trò chơi dân gian nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn và phát triển thể lực cho trẻ như trò chơi: “Rồng rắn lên mây”; “Cáo và thỏ”; “ Trốn tìm”; “Thả đỉa ba ba”; “Mèo đuổi chuột”. Ngoài ra các trò chơi này thường tổ chức cho cả lớp được chơi, tôi luôn động viên tất cả trẻ tham gia vào trò chơi, khi tất cả cùng nhau tham gia chơi trò chơi cùng bạn chơi sẽ tạo sự gắn bó đoàn kết tạo sự thân thiện giữa các bạn với nhau.. * Với hoạt động góc: Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động trong giờ học, hoạt động ngoài trời trẻ còn được chơi các trò chơi vận động trong giờ hoạt động góc. Trẻ chơi với các dụng cụ ở góc vận động trẻ sử dụng lốp xe ô tô, lốp xe máy hỏng để chơi lăn lốp xe, bật nhảy, ném trúng đích Hoặc trẻ có thể sử dụng những chiếc tạ làm từ những quả bóng nhựa để phát triển khả năng vận động của đôi tay. Qua đây phát triển hơn và hoàn thiện hơn về thể lực. Tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp: “Kéo cưa lừa xẻ”; “ Chi chi chành chành”; “Cắp cua bỏ giỏ”.... * Biện pháp 3 : Giáo viên chuẩn bị đồ dùng đồ chơi và lồng ghép trò chơi vận động vào các ngày lễ hội. + Chuẩn bị đồ dùng : Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. - Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “ Mèo và chim sẻ” dụng cụ cần có là mũ mèo và mũ chim sẻ...Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi 8 PHẦN 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC * Đối với trẻ: Qua một thời gian tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi vận động với các biện pháp tôi nêu ở phần trên kết quả đạt được như sau : - 90% trẻ khoẻ mạnh ,nhanh nhẹn có thể lực tốt . - 96,7% trẻ tập trung chú ý ,hứng thú của trẻ khi tham gia trò chơi vận động . - 96,7% trẻ có các kỹ năng, kỹ xảo vận động tốt. - 93,3% trẻ tích cực, tự giác trong trò chơi Trẻ lớp tôi đã mạnh dạn hơn trong tất cả các hoạt động, những trẻ nhút nhát đã có sự tiến bộ rõ rệt, không e dè sợ sệt nữa. Đa số trẻ đều có kiến thức và kỹ năng chơi. Tôi thấy các cháu lớp tôi đã tiến bộ nên rất nhiều, mạnh dạn tự tin , khỏe mạnh, thích học thể dục, chăm chỉ luyện tập, sức đề kháng của trẻ tốt hơn, có thể lực khỏe mạnh vì vậy trẻ ít ốm hơn, đi học đều hơn, đa số trẻ đều có kiến thức và kỹ năng khi tham gia vào các trò chơi . Sau một thời gian áp dụng biện pháp tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ trong một thời gian tôi nhận thấy kết quả tăng lên, cụ thể là: Đạt Chưa đạt TT Tiêu chí Số lượng % Số lượng % 1 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt 27/30 90% 3/30 10% Trẻ tập trung chú ý, 2 hứng thú của trẻ khi 28/30 93,3 % 2/30 6,7 % tham gia trò chơi vận động. 3 Trẻ có các kỹ năng kỹ 28/30 93,3 % 2/30 6,7 % xảo vận động tốt 4 Trẻ tích cực tự giác 28/30 93,3 % 2/30 6,7 % trong trò chơi * Về phía giáo viên: - Giáo viên linh hoạt chủ động và sáng tạo hơn trong mọi hoạt động, có nhiều phương pháp hình thức tổ các trò chơi vận động cho trẻ một cách hiệu quả. - Biết sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động, các hình thức tổ chức các trò chơi vận động gây hứng thú để khuyến khích trẻ tích cực tham gia đạt hiệu quả cao. - Tích cực trao đổi, học hỏi các chị em đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm và hình thức hay để đưa vào tổ chức các trò chơi vận động. * Về phía phụ huynh: - Tích cực phối hợp cùng cô trong việc sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động . - Các bậc phụ huynh đã quan tâm đến hoạt động của con tại trường, yên tâm tin tưởng các cô khi gửi con đến lớp, phấn khởi khi thấy con em mình có thể lực và sức khỏe tốt. 10
File đính kèm:
skkn_bien_phap_to_chuc_cac_tro_choi_van_dong_nham_phat_trien.docx