SKKN Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

Mầm non là viên gạch đầu tiên xây nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân. Mầm non tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt. Đặc biệt hoạt động giáo dục trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên đánh giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm, trẻ được cung cấp các kiến thức, kĩ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Hoạt động giáo dục trải nghiệm giúp trẻ tăng khả năng khám phá, mang đến cho trẻ những bài học thực tiễn bổ ích và lý thú, tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu. Theo quan điểm Montessori nổi tiếng nhấn mạnh việc học được thực hiện thông qua các tương tác với môi trường, sự phối hợp của đôi tay và trí óc và cho rằng đó là một phần không thể thiếu để trẻ phát triển và hoàn thiện. Các nhà giáo dục học Việt Nam cũng nghiên cứu tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non nêu rõ vai trò của giáo dục gắn với hoạt động trải nghiệm, trẻ được kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống.
Năm học 2020-2021 trường tôi triển khai thực hiện Kế hoạch số 93/KH- UBND ngày 22/4/2020 của UBND tỉnh về phát triển GDMN giai đoạn 2020-2025, triển khai kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và thực hiện chủ đề năm học “Kỷ cương, nề nếp, chủ động, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả” . Trường Mầm non Hương Mai đang khai thác và xây dựng kế hoạch phù hợp với nhu cầu vui chơi, học tập cho trẻ tại cơ sở. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn thực hiện “ Một số biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm” để từ đó có những giải pháp mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non.
docx 13 trang skmamnon 15/11/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

SKKN Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
 4-5 tuổi C với sĩ số : 38 học sinh.
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao việc tổ chức hoạt động trải 
nghiệm, cụ thể mỗi tháng giáo viên tổ chức một hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại 
lớp mình phụ trách.
 - Các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến sự phát triển của con em mình.
 - Bản thân là một giáo viên trẻ, năng động, rất tâm huyết và luôn cập nhật 
những đổi mới vào công tác giảng dạy trong đó có việc tổ chức hoạt động trải nghiệm 
cho trẻ.
 2.2. Khó khăn
 - Giáo viên gặp khó khăn trong quá trình định hướng và tổ chức cho trẻ.
 - Khó tổ chức hoạt động ngoài buổi họ c của trẻ, khó sắp xếp về mặt thời 
gian.
 - Công tác phối kết hợp giữa tôi và phụ huynh trong lớp để tổ chức hoạt động 
trải nghiệm cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
 - Ngoài ra bản thân tôi nhận thấy hoạt động giáo dục theo truyền thống kém 
hiệu quả, giáo viên vẫn giữ vai trò chính, ấn định trước nội dung, khi lên mục tiêu 
thì coi trọng kiến thức, hạn chế kỹ năng, thái độ, còn phương pháp chủ yếu vẫn là 
trực quan, dùng lời và luôn xem trọng việc học, sử dụng các phương tiện là đồ dùng 
tranh ảnh, có sẵn; trẻ chưa được là trung tâm các hoạt động, còn bị áp đặt.
 2.3. Nguyên nhân của hạn chế
 - Do cùng một độ tuổi nhưng tính tích cực, cách tiếp nhận và mức độ hoạt 
động của mỗi trẻ khác nhau.
 - Do đặc thù của trẻ mầm non là học bán trú, một số hoạt động trải nghiệm 
ngoài buổi học khó xếp được thời gian.
 - Do chủ yếu cha, mẹ trẻ làm công ty bận nên việc phối hợp với cô và nhà 
trường gặp khó khăn.
 - Do trẻ chưa được là trung tâm trong các hoạt động, còn bị áp đặt, ấn định. 
 Sau đây là bảng khảo sát chất lượng đầu năm ( Lần 1)
STT Nội dung khảo sát thông Các chỉ số khảo sát Kết quả lần 1
 qua hoạt động trải nghiệm 
 thực tế
 1 Lựa chọn hoạt động - Chủ động lựa chọn 10/38
 - Chọn theo bạn 15/38
 - Không biết lựa chọn 13/38
 2 Tiến hành hoạt động - Hoạt động tích cực 19/38
 - Ngừng hoạt động 8/38
 - Chuyển đổi hoạt động 11/38
 3 Sử dụng dụng cụ - Sử dụng đúng chức năng 18/38
 - Phối hợp nhiều dụng cụ 8/38
 - Làm hư hỏng dụng cụ 5/38
 - Không lựa chọn dụng cụ 7/38
 2 + Xây dựng khu trải nghiệm vận động : Khuôn viên thoáng đãng, rộng rãi cho 
trẻ vui chơi phát triển thể chất thông qua các đồ chơi hình dạng con vật ngộ nghĩnh, 
các trò chơi vận động như: Bước chân khéo léo... Ngoài ra còn có khu vực, trải 
nghiệm khám phá khoa học, trải nghiệm với cát, nước...., ngoài trời cũng có môi 
trường cho trẻ hoạt động tạo hình, nghệ thuật đã thu hút trẻ tham gia biểu diễn một 
cách hồn nhiên hứng thú.
- Xây dựng góc thiên nhiên : Trong đó xây dựng được vườn rau của bé, cây xanh 
cây cảnh để trẻ được trải nghiệm hàng ngày như chăm sóc, vệ sinh cây; thực hành 
xới đất, gieo hạt (trồng cây), chăm sóc cây.. ..qua đó trẻ hiểu hơn về sự phát triển 
của cây.
 - Xây dựng Thư viện trường em trong đó có : Góc sách của bé, các trò chơi 
học tập của bé, giá sách chuyện.
 * Tạo môi trường trải nghiệm trong lớp học:
 Thực hiện theo kế hoạch của chuyên môn trường và kế hoạch tạo môi trường 
cho trẻ trải nghiệm của lớp tôi. Ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã cùng giáo viên 
 4 của tôi. Tôi luôn tạo không khí thoải mái, không gượng ép trẻ giúp trẻ thỏa mãn nhu 
cầu vui chơi. Tôi thấy được cuộc sống các cháu tại lớp thật hạnh phúc.
 - Tiến hành các hoạt động :
 + Trẻ trải nghiệm thực tế : Dựa vào kế hoạch, nội dung và mục tiêu chơi tôi 
tổ chức cho trẻ trải nghiệm.
 Với hoạt động trải nghiệm ngoài trời : Tôi cho trẻ cùng nhau quan sát thời tiết 
để chọn không gian chơi phù hợp tôi gợi ý rồi lấy ý kiến chung của đa số trẻ để chọn 
hoạt động có mục đích.
 Ví dụ: Trời nắng đẹp tôi gợi ý cho trẻ là: Nắng đẹp quá chắc hoa nở đẹp lắm, 
rau non xanh lắm, không biết các con vật ở vườn cổ tích có đi chơi không, cá ở hồ 
có tung tăng bơi lội không theo các con minh nên trải nghiệm ở đâu. Tôi chọn điểm 
chơi theo đa số trẻ. Chúng ta cũng có thể chia trẻ thành 2 nhóm theo ý nguyện trải 
nghiệm của trẻ đồng thời 2 cô chia nhau quản, theo dõi 2 nhóm trên. Trong khi trẻ 
trải nghiệm thực tế tôi cho trẻ tự do quan sát, trò chuyện trao đổi cùng nhau. ( Cùng 
nhau ngửi hoa, sờ lá...) Tôi dùng lời động viên trẻ thể hiện thái độ với con vật như 
cho cá ăn, trò chuyện với các con vật theo trí tưởng tượng. Với cây, cỏ, hoa, lá chăm 
sóc, tưới nước bắt sâu..
 * Trải nghiệm hoạt động góc
 Khi trao đổi về chủ đề chơi tôi cho trẻ đưa ra ý tưởng trải nghiệm rồi cho trẻ 
lựa chọn công việc sẽ tham gia vào các nhóm khác nhau, trong nhóm tư phân công 
công việc cụ thể cho các thành viên. Trong qua trình trải nghiệm tôi hưỡng dẫn chú 
ý rèn kỹ năng mới cho trẻ, khuyến khích trẻ quan tâm giúp đỡ chia sẻ với nhau trong 
công việc tạo các tinh huống tương tác với nhau.kết thúc hoạt động tôi cho trẻ tự 
đánh giá kết quả hoạt động cuối cùng cho các cháu lao động vệ sinh.
 6 dùng vào hoạt động nhận thức. Ví dụ : Môn khám phá khoa học, khám phá quả cam 
trong chủ đề thực vật, tôi cho trẻ quan sát, sờ, nắn, ngửi trực tiếp quả cam. Trẻ được 
tự do trải nghiệm, khám phá, và trao đổi ý kiến của mình về quả cam. Vào phần ôn 
tập tôi cũng cho cháu chơi các trò chơi trải nghiệm vắt nước cam.
+ Trẻ chia sẻ kinh nghiệm :
 Tùy vào môn học chúng ta chọn đối tượng cho cháu trải nghiệm và cách thức 
trải nghiệm khác nhau và đặc biệt hướng đến mục đích giáo dục mặt nào để cho trẻ 
chia sẻ kinh nghiệm:
 Ví dụ giáo dục ngôn ngữ chủ yếu phát triển kỹ năng diễn giải mạch lạc, miêu 
tả về thái độ : Chia sẻ, cảm xúc, suy nghĩ.
 Ví dụ về mặt phát triển nhận thức : Như môn LQVT nêu trên học tập theo 
hướng trải nghiệm trẻ chia sẻ giáo viên sẽ nắm được phát triển nhận thức, kỹ năng, 
thái độ sống. của từng cá nhân trẻ.
 + Trẻ rút ra kinh nghiệm cho bản thân :
 Sau các tiết học tôi thường gợi hỏi trẻ : Con học được gì qua hoạt động này? 
Hoặc những điều con biết qua hoạt động này là gì? Trẻ được tự do nói về các kinh 
nghiệm mà trẻ đã lĩnh hội được rồi dùng tranh ảnh vật thật giúp trẻ khắc sâu kinh 
nghiệm của bản thân.
 + Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống :
 Để tạo điều kiện cho trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống tôi đã dựa vào 
việc lĩnh hội kinh nghiệm ở trẻ thiết kế nhiều trò chơi học tập cho trẻ trải nghiệm ở 
hoạt động ngoài trời.
 Tóm lại : Phương pháp dạy học trải nghiệm là chúng ta đừng ép trẻ học bằng 
sự bắt buộc hay hà khắc, mà hãy hướng trẻ học bằng điều thu hút tâm trí trẻ, để bạn 
 8 từ các bậc phụ huynh. Đến 15h chúng tôi trưng bày sản phẩm của lớp mình hình ảnh 
ngày tết hàn thực hiện về ngập tràn trong sân trường mầm non Hương Mai.
Sau đây là hình ảnh ghi lại dấu ấn trải nghiệm ngày hội tết hàn thực của lớp 4-5 tuổi 
C.
 Ở lễ hội mang đến cho trẻ nhiều cảm xúc trải nghiệm làm bánh trôi nước được 
trẻ dựng lại như một bức tranh thu nhỏ của cảnh tết trên quê hương Việt Nam. Trẻ 
được chơi hết mình ở “Tết hàn thực” chúng tôi đạt được mục tiêu giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm của nhiệm vụ năm học 2020-2021.
 5. Biện pháp 5: Tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh các hoạt động trải 
nghiệm cùng con khi ở nhà
 Sau mỗi giờ tan học, các bé lại được trở về bên gia đình nhỏ thân yêu, ở đó 
có ông, bà, bố, mẹ, anh chị em của bé. Mọi sinh hoạt trong gia đình và các mối quan 
hệ xung quanh là cơ hội rất lớn giúp trẻ có những trải nghiệm để lớn lên.
 Tuy nhiên, thực tế hiện nay, rất ít bố, mẹ có thời gian chăm sóc con, vui chơi 
trải nghiệm cùng con. Lý do một phần do công việc nhưng phần đa là do bố mẹ chưa 
biết cách trải nghiệm cùng con. Chính vì vậy tôi đã cùng giáo viên sưu tầm, lựa chọn 
và hướng dẫn phụ huynh một số hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở nhà, giúp bố, mẹ 
“trải nghiệm hạnh phúc cùng con”:
 + Thí nghiệm khoa học sự đổi màu kỳ diệu
 Bố, mẹ cùng con pha dung dịch màu nước theo ý thích của mình, dùng hoa 
hoặc lá rau màu trắng căm vào các cốc nước đó, cùng con theo dõi sự thay đổi của 
hoa
 + Vui cùng con số
 10 - Trẻ tích cực tương tác với các bạn trong lớp, trong trường giúp các cháu 
thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể, thực hiện tốt 
nhiệm vụ được giao.
 - Hoạt động trải nghiệm còn giúp trẻ năng động, tự tin tham gia vào các hoạt 
động tập thể, hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
 - Áp dụng các hoạt động trải nghiệm, các cháu có hứng thú tích cực tham gia 
vào hoạt động vui chơi, học tập, hoạt động khác trong ngày khả năng chú ý nâng lên 
rõ rệt.
 Năm học 2020- 2021, lớp 4-5 tuổi C tôi chủ nhiệm đạt kết quả như mong 
đợi :
 Đạt giải nhất: Trang trí lớp theo hướng trải nghiệm. Giải nhì tạo môi trường 
trải nghiệm thiên nhiên (Vườn hoa, vườn rau đẹp).
 - Hiệu quả ứng dụng trong các biện pháp giúp tổ chức tốt các hoạt động trải 
nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5T. Chất lượng được so sánh đánh giá cụ thể ở bảng 
sau.
STT Nội dung khảo sát thông Các chỉ số khảo sát Kết quả lần 1
 qua hoạt động trải 
 nghiệm thực tế
 1 Lựa chọn hoạt động - Chủ động lựa chọn 21/38 
 - Chọn theo bạn 11/38 
 - Không biết lựa chọn 6/38
 2 Tiến hành hoạt động - Hoạt động tích cực 27/38
 - Ngừng hoạt động 3/38
 - Chuyển đổi hoạt động 8/38
 3 Sử dụng dụng cụ - Sử dụng đúng chức năng 25/38 
 - Phối hợp nhiều dụng cụ 13/38 
 - Làm hư hỏng dụng cụ 0/38
 - Không lựa chọn dụng cụ 0/38
 4 Tương tác với bạn - Chơi trong nhóm bạn 26/28 
 - Giúp đỡ, trao đổi với bạn 10/38 
 - Chơi 1 mình 0/38
 - Trêu chọc, ẩu đả, phá phách 2/38
 5 Kết quả của hoạt động - Tự thực hiện được nhiệm vụ 31/38
 - Thực hiện được nhiệm vụ sau 7/38
 khi được hướng dẫn, giúp đỡ.
 Qua đề tài nghiên cứu này, bản thân tôi có một số kiến nghị như sau :
 * Đối với phòng giáo dục:
 - Ngành giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư cơ sở vật chất
nhằm phục vụ cho việc tổ chức trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo.
 12

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_to_chuc_cac_hoat_dong_trai_nghiem_cho_tre_mau.docx
  • pdfSKKN Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi theo quan điểm lấy trẻ là.pdf