SKKN Biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi D Trường Mầm non Lương Phú

Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo là phương thức sử dụng các hoạt động giáo dục, trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để trẻ được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, từ đó tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân. Đối với trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống, kỹ năng sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ trong trường mầm non.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi với hình thức mới lạ, mang lại cho trẻ nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn đối với trẻ. Mặt khác, trẻ sẽ được giao lưu, học hỏi, chia sẻ và bày tỏ những cảm xúc, những hiểu biết của mình với bạn bè, với cô giáo, qua quá trình hoạt động sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.
docx 16 trang skmamnon 15/07/2024 1791
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi D Trường Mầm non Lương Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi D Trường Mầm non Lương Phú

SKKN Biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi D Trường Mầm non Lương Phú
 2
 Như chúng ta đã biết đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ, trở thành 
thảm họa ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam chúng ta. Năm học 2021 
- 2022 là năm học thứ ba ngành giáo dục nói chung và trường Mầm non Lương Phú 
nói riêng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến 
phức tạp, khó lường đặt ra cho mỗi nhà trường, mỗi giáo viên nhiệm vụ hết sức cấp 
bách làm thế nào để thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phải có phương án 
ứng phó, phòng chống dịch bệnh vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng 
chăm sóc, giáo dục trẻ. Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong bối 
cảnh dịch covid – 19 diễn ra phức tạp như hiện nay thì việc tổ chức các hoạt động 
giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ là hết sức quan trọng.
 Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo là phương thức sử dụng 
các hoạt động giáo dục, trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn 
các hoạt động để trẻ được tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, từ đó tích lũy 
kiến thức, kỹ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân. Đối với trẻ 
tham gia hoạt động trải nghiệm trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được 
quan sát thế giới xung quanh, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ 
tăng thêm vốn sống, kỹ năng sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Vì vậy, 
hoạt động trải nghiệm là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ trong trường 
mầm non.
 Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi với hình thức mới lạ, 
mang lại cho trẻ nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy 
hấp dẫn đối với trẻ. Mặt khác, trẻ sẽ được giao lưu, học hỏi, chia sẻ và bày tỏ 
những cảm xúc, những hiểu biết của mình với bạn bè, với cô giáo, qua quá trình 
hoạt động sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới 
sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng 
giao tiếp xã hội của trẻ.
 Vì thế tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm từ 
thực tế sẽ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu, hứng thú tìm hiểu trải nghiệm, khám phá thế 
giới xung quanh qua hình thức “học bằng chơi - chơi mà học”. 
 Thực trạng:
 Năm học 2021 – 2022 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4 - 5 
tuổi D với tổng số trẻ là 28 trẻ (Trong đó có 13 cháu nam, 15 cháu nữ), hầu hết 
các trẻ đều đi học từ nhà trẻ, mẫu giáo bé nên trẻ có nền nếp, thói quen tốt. Nhiều 4
 Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 nên việc phối kết hợp với phụ 
 huynh và địa phương đưa phương pháp trải nghiệm vào các hoạt động ở nhà đạt 
 hiệu quả chưa cao.
 - Khảo sát thực tế ban đầu.
 Qua quá trình trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 4 tuổi D Trường mầm non 
 Lương Phú với số lượng trẻ là 28 cháu, tôi thấy trẻ hoạt động một cách bị động, 
 trẻ hạn chế về kỹ năng chia sẻ hợp tác và ít bộc lộ bản thân. Những hạn chế nêu 
 trên được thể hiện ở bảng khảo sát dưới đây:
 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trẻ lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi D tham 
 gia hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm (Tháng 9/2021)
 Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ
TT Nội dung Đạt
 (%) đạt (%)
 Trẻ chủ động, tích cực, sáng tạo trong 
 1 13/28 46,4 15/28 53,6
 hoạt động trải nghiệm.
 Trẻ tự tìm tòi, khám phá, phối hợp các 
 2 kiến thức, kỹ năng, thái độ để giải 11/28 39,3 17/28 60,7
 quyết các vấn đề thực tiễn.
 Trẻ có kỹ năng hợp tác chia sẻ trong 
 3 12/28 42,9 16/28 57,1
 hoạt động trải nghiệm
 Trẻ biết vận dụng kinh nghiệm vào 
 4 12/28 42,9 16/28 57,1
 thực tiễn
 Dựa vào kết quả của bảng khảo sát trên và xuất phát từ thực tiễn của nhà 
 trường với bối cảnh đại dịch Covid -19 trong tình hình mới như hiện nay tôi mạnh 
 dạn đưa ra “Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho 
 trẻ 4 - 5 tuổi D Trường mầm non Lương Phú”. Để hoàn thành tốt “mục tiêu kép” 
 của nhà trường trong công tác vừa phòng, chống dịch bệnh Covid -19 vừa tổ chức 
 tốt các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. 6
điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi, từ đó giúp trẻ dễ định hướng nội 
dung các hoạt động. 
 Để tạo được môi trường thuận lợi, đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất, 
tinh thần thì bản thân tôi cùng các giáo viên trong trường thường xuyên vệ sinh 
mội trường sạch sẽ, đảm bảo công tác phòng chống dịch covid – 19 và luôn làm 
mới các khu vực trong trường để gây hứng thú, tò mò và hấp dẫn trẻ tham gia vào 
các hoạt động trải nghiệm như khu vui chơi của bé trẻ được khám phá trải nghiệm 
về nét văn hóa địa phương; được tham gia trải nghiệm như tập gói bánh, tô vẽ, 
đan nong mốt... hình thành cho trẻ những tình cảm đẹp, thêm yêu quê hương, 
trường lớp, cô giáo, bạn bè và hình thành những kỹ năng sống đơn giản.
 Hay khu vực chợ quê...để giúp trẻ được vui chơi trải nghiệm qua hoạt động 
chơi bán hàng, tô vẽ tranh... 
 - Tạo môi trường trải nghiệm trong lớp học: 
 Thực hiện theo kế hoạch của chuyên môn trường và kế hoạch tạo môi 
trường cho trẻ trải nghiệm của lớp tôi. Ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã cùng 
giáo viên trong lớp thực hiện trang trí lớp theo hướng mở. lớp tôi được đánh giá 
là đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp lứa tuổi, các góc cho trẻ hoạt động được 
bố trí thuận tiện, hợp lý linh hoạt đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động trai 
nghiệm của trẻ, có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, cho trẻ hoạt động, các đồ chơi sáng 
tạo do tự tay tôi làm từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, với đồ chơi đa 
dạng phong phú các hoạt động học - chơi của lớp đều theo hướng trải nghiệm 
dưới nhiều hình thức hấp dẫn trẻ khắc sâu kinh nghiệm kết quả đạt được rất cao.
 Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm.
 - Tổ chức hoạt động học, hoạt động chơi theo hướng trải nghiệm
 Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm có 
vai trò đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Trong các hoạt 
động việc học tập vui chơi của trẻ theo hướng trải nghiệm tích hợp được chúng ta 
tiến hành thường xuyên nhưng làm thế nào để tìm ra cái mới đem đến hiệu quả nhất 
thì bản thân tôi luôn băn khoăn tôi đã dùng các phương pháp tìm tòi đọc, nghiên 
cứu tài liệu, tiến hành áp dụng từ lý thuyết vào thực hành rồi đúc rút kinh nghiệm. 
 + Lựa chọn chủ đề: Phụ thuộc vào đặc điểm của giờ học, giờ chơi tôi lựa 
chọn chủ đề trải nghiệm phù hợp với sự kiện xã hội tại địa phương hoặc sự kiện 8
 Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống: Để tạo điều kiện cho trẻ vận dụng 
kinh nghiệm vào cuộc sống tôi đã dựa vào việc lĩnh hội kinh nghiệm ở trẻ để thiết 
kế nhiều trò chơi học tập cho trẻ trải nghiệm ở giờ chơi ngoài trời.
 Ví dụ: Trò chơi “Chiếc hộp kỳ diệu” rèn cho trẻ khả năng nhận biết đồ vật 
vật xung quanh.
 Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm là chúng ta đừng 
ép trẻ học bằng sự bắt buộc hay hà khắc, mà hãy hướng trẻ học bằng điều thu hút 
tâm trí trẻ, để bạn có thể phát hiện tốt hơn năng khiếu đặc biệt của trẻ qua từng 
hoạt động. 
 - Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tham quan dã ngoại.
 Hoạt động tham quan dã ngoại nằm trong chuỗi hoạt động trải nghiệm là 
hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vận động, nhu cầu vui chơi, đem lại niềm vui, 
tiếng cười cho trẻ. Nơi chúng ta cần hướng trẻ đến trong hoạt động tham quan dã 
ngoại là những nơi có các khu vực chơi đa dạng, không gian rộng, sạch sẽ, cơ sở 
vật chất thân thiện và đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động.
 Mục đích của chuyến tham quan trải nghiệm là cho trẻ tìm hiểu về các di 
tích lịch sử của địa phương, lòng biết ơn sâu sắc đến các anh hùng đã hy sinh 
giành độc lập tự do cho đất nước, nâng cao sự hiểu biết của trẻ về môi trường văn 
hóa - xã hội - lịch sử, qua đó hình thành tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào 
dân tộc và trẻ được vui chơi tự do ngoài trời theo ý thích, tạo cho trẻ tâm thế thỏa 
mái, phát triển ở trẻ khả năng hoạt động tập thể, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, có ý 
thức tham gia các trò chơi nơi công cộng.
 Tóm lại chúng ta không thể hình thành tính cách cho trẻ qua những lời giảng 
giải mà chúng ta có thể tổ chức cho trẻ được hoạt động trải nghiệm thực tế để trẻ 
tích lũy kinh nghiệm và hình thành tính cách. 
 Biện pháp 4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc 
phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm
 Tôi đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức tới toàn cha mẹ 
trẻ về việc thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch bệnh do covid - 19 
trong tình hình mới, vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo 
dục trẻ với các hình hình thức tuyên truyền như trao đổi trực tiếp, tranh ảnh tuyên 
truyền, qua họp zoom, video/clip... Nêu cao tinh thần chống dịch với quan điểm 10
 - Cơ sở vật chất cần phải đảm bảo, có phòng học đủ diện tích, ánh sáng, 
đủ bàn ghế và các đồ dùng trang thiết bị học liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
 - Cần có sự đồng tình ủng hộ, hợp tác, chia sẻ của các bậc phụ huynh, cho 
trẻ đi học đều, đúng giờ và có sự giáo dục nối tiếp cho trẻ.
 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
 - Về bản thân giáo viên:
 Đã xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm 
cho trẻ một cách phù hợp, cụ thể, nội dung, phương tiện chơi phải phù hợp với khả 
năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ mầm non và điều kiện thực tế của nhà trường.
 Biết tạo môi trường cho trẻ hoạt động một cách tích cực, biết phối kết hợp 
chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
 Có khả năng tham mưu, tuyên truyền, thuyết phục thu hút được sự quan 
tâm của các lực lượng xã hội khác nhau vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 -. Về phía trẻ:
 Trẻ có những tiến bộ rõ nét về mọi mặt. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, chủ 
động, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với bạn 
bè. Trẻ được vui chơi và phát huy được tính tích cực của mình, trẻ bước đầu đã 
có các kỹ năng hoạt động theo nhóm, biết đoàn kết giúp đỡ bạn khi thực hiện 
nhiệm vụ của cô giáo. Qua các hoạt động trẻ thể hiện được khả năng của bản thân 
một cách rõ nét. Trẻ tự khẳng định mình, tự tin, mạnh dạn và chủ động trong thực 
hiện các hoạt động khác nhau.
 Qua việc tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ góp 
phần giúp trẻ phát triển toàn diện. Khi áp dụng biện pháp trên tôi thấy trẻ có những 
chuyển biến rõ rệt và được thể hiện qua bảng kết quả sau.

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_to_chuc_cac_hoat_dong_giao_duc_theo_huong_tra.docx