SKKN Biện pháp rèn thói quen rửa tay thường xuyên theo 6 bước của Bộ y tế cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1 Trường Mầm non Đa Mai

Rửa tay thường xuyên với xà phòng theo đúng quy trình giúp chúng ta phòng tránh được bệnh tật, tăng cường sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em vì: Đối với trẻ em, nguy cơ bàn tay nhiễm bẩn cao hơn nhiều bởi các em rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng trong khi đó, hệ miễn dịch còn rất non yếu nên nếu người lớn không giúp trẻ giữ sạch đôi tay thì trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và tiêu hóa như: Tay chân miệng, tiêu chảy, tả, lỵ, giun sán, cúm… Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng đều có thói quen rửa tay thường xuyên theo đúng quy trình. Đặc biệt, với trẻ 4- 5 tuổi ở đầu năm học trẻ chưa biết tự mình thực hiện các thao tác rửa tay, chưa có thói quen rửa tay thường xuyên, chưa biết là vì sao chúng ta cần phải rửa tay với xà phòng. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tự mình thực hiện được thao tác rửa tay theo đúng quy trình và có thói quen rửa tay thường xuyên? Chính vì những lý do trên mà tôi đã thực hiện biện pháp “Rèn thói quen rửa tay thường xuyên theo 6 bước của Bộ y tế cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1 trường Mầm non Đa Mai”.
docx 24 trang skmamnon 27/03/2025 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp rèn thói quen rửa tay thường xuyên theo 6 bước của Bộ y tế cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1 Trường Mầm non Đa Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp rèn thói quen rửa tay thường xuyên theo 6 bước của Bộ y tế cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1 Trường Mầm non Đa Mai

SKKN Biện pháp rèn thói quen rửa tay thường xuyên theo 6 bước của Bộ y tế cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1 Trường Mầm non Đa Mai
 có thói quen ngậm tay vào miệng trong khi đó, hệ miễn dịch còn rất non yếu nên nếu 
người lớn không giúp trẻ giữ sạch đôi tay thì trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn 
qua đường hô hấp và tiêu hóa như: Tay chân miệng, tiêu chảy, tả, lỵ, giun sán, cúm 
 Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng đều có thói quen rửa tay thường 
xuyên theo đúng quy trình. Đặc biệt, với trẻ 4- 5 tuổi ở đầu năm học trẻ chưa biết tự 
mình thực hiện các thao tác rửa tay, chưa có thói quen rửa tay thường xuyên, chưa 
biết là vì sao chúng ta cần phải rửa tay với xà phòng. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tự 
mình thực hiện được thao tác rửa tay theo đúng quy trình và có thói quen rửa tay 
thường xuyên? 
 Chính vì những lý do trên mà tôi đã thực hiện biện pháp “Rèn thói quen rửa 
tay thường xuyên theo 6 bước của Bộ y tế cho trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1 trường 
Mầm non Đa Mai”.
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng
 1.1. Ưu điểm 
 Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo UBND thành phố Bắc 
Giang, Đảng ủy-UBND phường Đa Mai. Đặc biệt nhà trường được sự quan tâm chỉ 
đạo sát sao của Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Giang cùng với sự quan tâm kết hợp 
chặt chẽ của Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nhà trường. 
 Cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng được yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Trường 
đã được công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Địa bàn ở khu trung tâm, 
đảm bảo diện tích đất; môi trường sư phạm đảm bảo tiêu chí sáng - xanh - sạch - đẹp 
- an toàn và thân thiện.
 Nhà trường luôn chú ý quan tâm đến công tác vệ sinh đặc biệt từ khi dịch 
bệnh Covid-19 xuất hiện. Nhà trường đã trang bị và lắp bồn rửa tay di động ngay 
tại khu vực cổng trường, mua sắm và trang bị đầy đủ nước rửa tay cho tất cả các 
nhóm lớp. Yêu cầu tất cả các nhóm lớp thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân 
cho trẻ. 
 Thực hiện sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường các giáo viên trong nhà 
trường đã đặc biệt chú ý đến công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ trong đó có công tác 
vệ sinh rửa tay. Trong các giờ hoạt động vệ sinh buổi chiều, giáo viên đã thực hiện 
dạy và rèn kỹ năng rửa tay theo đúng quy trình 6 bước và nhắc trẻ thường xuyên rửa 
tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
 1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
 1.2.1. Giáo viên Trước khi áp dụng
 Số trẻ được 
 Nội dung theo dõi biện pháp
 STT theo dõi 
 đánh giá Tổng Tỷ lệ 
 đánh giá
 số %
 1 Trẻ biết được khi nào cần rửa tay và 
 25 8/25 32%
 vì sao phải rửa tay bằng xà phòng
 2 Trẻ thuộc các bước rửa tay theo quy 
 25 10/25 40%
 trình 6 bước
 3 Trẻ biết rửa tay thành thạo theo quy 
 25 9/25 36%
 trình 6 bước của Bộ y tế
 4 Trẻ có thói quen rửa tay thường xuyên 25 9/25 36%
 * Kết quả khảo sát, xin ý kiến phụ huynh học sinh về một số nội dung về 
việc thực hiện chuyên đề vệ sinh (Rèn kỹ năng rửa tay cho trẻ)
 STT Nội dung khảo sát xin ý kiến Số phụ Trước khi áp dụng 
 phụ huynh học sinh huynh được biện pháp
 kháo sát Tổng Tỷ lệ %
 số
 1 Phụ huynh có thói quen rửa tay 25 14/25 56%
 thường xuyên cùng trẻ
 2 Phụ huynh có kỹ năng rửa tay thành 25 16/25 64%
 thạo theo đúng quy trình 6 bước của 
 Bộ y tế
 3 Phụ huynh có kỹ năng hướng dẫn trẻ 25 10/25 40%
 rửa tay theo quy trình 6 bước tại nhà
Minh chứng về việc thực hiện khảo sát phụ huynh Trẻ xem hình ảnh khi nào phải rửa tay và vì sao phải rửa tay bằng xã phòng
 Vậy khi nào chúng ta cần rửa tay? Chúng ta cần rửa tay thường xuyên với xà 
phòng đặc biệt là cần rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi chúng ta hắt 
hơi hoặc ho, sau khi chơi với vật nuôi như: chó, mèo khi đi ra ngoài về nhà, khi 
đến lớp, khi tháo khẩu trang và sau khi chơi đồ chơi. Khi trò chuyện cùng trẻ tôi kết 
hợp cho trẻ xem hình ảnh minh họa trên ti vi, mỗi lần tay làm việc xong thì có rất 
nhiều vi khuẩn, được soi bằng kính hiểm vi sau đó lại cho trẻ quan sát hình ảnh 
rửa tay sạch bằng xà phòng và soi lại bằng kính hiểm vi để trẻ thấy được đôi tay đã 
sạch khuẩn sau khi được rửa với xà phòng Từ đó, giúp trẻ biết được vì sao cần 
phải rửa tay bằng xà phòng.
 Đặc biệt trẻ rất thích xem hoạt hình nên tôi đã tổ chức cho trẻ xem chương 
trình Baybebus, super zozo dạy trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh từ đó 
tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi trò chuyện cùng 
trẻ tôi kết hợp cho trẻ xem một số hình ảnh trên ti vi để trẻ được quan sát và ghi nhớ 
một cách dễ dàng hơn.
 Chúng ta cần rửa tay với xà phòng vì: Vi trùng bám trên bề mặt tiếp xúc với 
da bàn tay khi tay chạm vào các vật dụng, tay dính bẩn khi làm việc, rửa tay bằng 
nước đơn thuần không sạch được hết vết bẩn trên tay, không loại bỏ được những con 
vi trùng bám trên bàn tay. Trẻ quan sát những hạt tiêu được nước rửa tay đẩy ra xa
 (Video cô làm thì nghiệm “Hạt tiêu chạy chốn” cho trẻ quan sát)
 Ngoài ra để giúp trẻ biết vì sao phải rửa tay bằng xà phòng tôi đã sử dụng các 
tình huống có vấn đề như: Kể cho trẻ nghe 1 câu chuyện “Hôm nay, khi mẹ đón ra 
sân trường Hoa được mẹ cho chơi rất nhiều đồ chơi như: đu quay, cầu trượt, chơi 
với cát, nước Khi về nhà Hoa thấy đói bụng quá chạy thẳng vào dùng tay bốc thức 
ăn cho vào miệng, ăn xong 1 lúc Hoa thấy thấy đau bụng quá...”. Không biết vì sao 
mà bạn Hoa bị đau bụng nhỉ? Trẻ sẽ trả lời vì bạn ấy không rửa tay 
 (Video cô sử dụng tình huống có vấn đề để trò chuyện với trẻ)
 2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp
 Sau khi áp dụng biện pháp dạy trẻ biết khi nào cần rửa tay và vì sao phải rửa 
tay với xà phòng tôi thu được kết quả như sau:
 Khi chưa áp Saukhi áp 
 Nội dung dụng biện dụng biện 
 pháp pháp
 Trẻ biết được khi nào cần rửa tay và vì sao phải 
 8/25 = 32% 25/25 = 100%
 rửa tay bằng xà phòng
 2.2. Biện pháp 2. Dạy trẻ rửa tay theo đúng quy trình 6 bước của Bộ y tế
 2.2.1. Nội dung biện pháp Trẻ lần lượt thực hiện quy trình rửa tay theo 6 bước
 Cuối cùng khi cả lớp thực hiện xong tôi cho cả lớp cùng tập cùng cô bài “Dân 
vũ rửa tay” để tạo không khí vui nhộn và khắc sâu thêm kiến thức về quy trình rửa 
tay cho trẻ.
 Ngoài ra, để giúp trẻ thuộc được các bước rửa tay nhanh hơn và nhớ được lâu 
hơn, trong các giờ hoạt động chơi tự do tôi cho cả lớp cùng đứng lên tập vũ điệu 6 
bước rửa tay đúng cách cùng với Lifebuoy kết hợp với nhạc vui nhộn theo video trên 
youtube.
 (Video trẻ tập động tác vũ điệu rửa tay theo 6 bước kết hợp với nhạc vui nhộn)
 Làm tay ướt, thêm xà phòng, xoa vào lòng, chà tới chà lui, chà bên trái rồi chà 
bên phải, cùng chà đều cho sạch bàn tay. Và bây giờ qua bước số 2: Chà bên ngoài 
cùng chà kẽ tay, đan bên trái rồi đan bên phải, cứ lặp lại rồi qua bước 3. Lòng bàn 
tay hãy chà vào nhau, miết thật mạnh kẽ ngón sạch bong, miết bên trái ta miết bên 
phải, nếu làm xong thì qua bước 4. Chà ngón tay vào lòng bàn tay, chà bên trái cùng 
chà bên phải để ngón tay chà sát lòng bàn tay. Làm xong rồi tới bước 5, xoay ngón 
tay vào lòng bàn tay, xoay ngón cái xoay đi xoay lại, xoay bên trái rồi xoay bên phải, Minh chứng về kết quả phụ huynh hướng dẫn trẻ thực hiện rửa tay theo quy 
 trình 6 bước của Bộ y tế
2.3. Biện pháp 3. Rèn kỹ năng rửa tay thành thạo và thói quen rửa tay thường 
xuyên cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
 2.3.1. Nội dung biện pháp
 Để hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh và có kỹ năng rửa tay thành thạo tôi 
luôn chú ý làm gương cho trẻ, kết hợp với phụ huynh rèn thói quen rửa tay thành 
thạo cho trẻ khi ở nhà và tạo thói quen tốt cho trẻ thông qua các hoạt động của trẻ 
hàng ngày ở trường/ lớp mầm non như: Trong giờ đón trẻ, trò chuyện điểm danh; 
trong giờ thể dục sáng; trong giờ hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc; 
hoạt động khám phá trải nghiệm; hoạt động vệ sinh ăn trưa, ăn phụ
 2.3.2. Cách thức quá trình áp dụng biện pháp
 Như chúng ta đã biết đặc điểm của trẻ mầm non là hay bắt chước những hành 
động hay lời nói của người lớn, vì vậy muốn trẻ có thói quen rửa tay thường xuyên 
và có kỹ năng rửa tay thành thạo, người lớn phải có thói quen rửa tay thường xuyên Trẻ tập thể dục sáng theo nhạc bài “Em phòng chống corona ở trường”
 Ví dụ 2: Tôi đã chọn vũ điệu vui nhộn “Dân vũ rửa tay” để tạo sự hứng thú cho 
trẻ trong giờ thể dục buổi sáng đồng thời củng cố cho trẻ kỹ năng rửa tay đúng cách.
 c. Trong giờ hoạt động học có chủ đích:
 Khi tổ chức cho trẻ lớp tôi tham gia vào các hoạt động học có chủ đích tôi luôn 
chú ý, tích hợp một số nội dung kiến thức và giáo dục cho trẻ một số kỹ năng sống 
phù hợp với bài dạy: 
 Ví dụ 1: Tôi giáo dục trẻ phải biết rửa tay trước khi ăn qua bài thơ: Nghe lời cô 
giáo, bé ơi, rửa tay
 Ví dụ 2: Sau giờ hoạt động tạo hình “Nặn chùm nho” tôi nhắc trẻ đi rửa tay.
 d.Trong giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động góc:
 Khi trẻ tham gia vào hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, trẻ được thỏa sức vui 
chơi với những trò chơi, đồ chơi mình thích do vậy bàn tay của trẻ chứa rất nhiều vi 
khuẩn. Vì vậy kết thúc hoạt động tôi luôn chú ý nhắc nhở trẻ rửa tay thật sạch sẽ 
theo 6 bước của Bộ y tế. Tôi cũng chọn bồn rửa tay di động ngay gần cổng trưởng Ngoài việc dạy trẻ rửa tay theo 6 bước của Bộ y tế trong giờ hoạt động vệ sinh 
rửa tay thì tôi cũng luôn chú ý tạo thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ trong các 
giờ hoạt động vệ sinh: rửa mặt, đánh răng, súc miệng
 Ví dụ: Trước khi rửa mặt, đánh răng phải rửa tay thật sạch với nước sát khuẩn 
theo đúng quy trình để không bị vi khuẩn ở tay xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi 
miệng khi chúng ta đưa tay lên mặt. Hay sau khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các 
hoạt động lao động như: Nhặt lá trên sân trường, chăm sóc cây, lau giá đồ chơi 
tôi luôn chú ý nhắc nhở và quan sát trẻ rửa tay.
 2.3.3. Kết quả áp dụng biện pháp
 Khi chưa áp Saukhi áp 
 Nội dung dụng biện dụng biện 
 pháp pháp
 Trẻ biết rửa tay thành thạo theo đúng quy trình 6 
 bước của Bộ y tế 9/25 = 36% 25/25 = 100%
 Trẻ có thói quen rửa tay thường xuyên. 9/25 = 36% 25/25 = 100%
 Phụ huynh có thói quen rửa tay thường xuyên và 
 14/25= 56% 25/25 = 100%
 thực hiện thói quen cùng trẻ.
 Minh chứng về việc trẻ có kỹ năng rửa tay và thói quen rửa tay

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_ren_thoi_quen_rua_tay_thuong_xuyen_theo_6_buo.docx