SKKN Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi

Để giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ một cách tốt nhất trong cuộc sống các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp trẻ phát triển vận động thô và vận động tinh một cách khéo léo. Khi trẻ được khích lệ làm những công việc tự phục vụ, trẻ sẽ được nuôi dưỡng sự tự tin và có tinh thần trách nhiệm hơn.Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, giáo viên cần phối hợp phụ huynh để dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ, phù hợp với lứa tuổi. Bởi vì nếu kỹ năng đơn giản và không có sự nâng cao tương ứng với lứa tuổi sẽ khiến trẻ nhàm chán nhưng nếu kỳ vọng quá cao, thì trẻ sẽ dễ nản lòng. Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn “Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi” để làm đề tài nghiên cứu và phù hợp tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách trong năm học: 2022-2023.
docx 11 trang skmamnon 26/02/2025 610
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi

SKKN Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi
 2. Mục đích và kết quả cần đạt của biện pháp.
 * Mục đích.
 - Giúp trẻ có ý thức và chăm sóc tốt cho bản thân trong mọi hoàn cảnh. Từ đó 
trẻ tự tin, tự lập, tự giác trong cuộc sống và biết làm chủ bản thân trong mọi tình 
huống.
 - Phát triển khả năng vận động thô và vận động tinh khéo léo, làm việc cẩn 
thận, gọn gàng, phát triển tư duy sáng tạo, tập trung và khả năng xử lý vấn đề.
 - Giúp trẻ mở rộng mối quan hệ xã hội.Có trách nhiệm với công việc.
 - Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ, 
từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể để rèn cho trẻ có một số kỹ năng tự phục vụ đạt hiệu 
quả cao. 
 - Giúp cha mẹ trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự 
phục vụ của trẻ và phối hợp với giáo viên để rèn cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ 
tốt nhất ở mọi lúc mọi nơi.
 * Kết quả cần đạt của biện pháp. 
 Trên 92 % trẻ biết tự phục vụ bản thân như: Tự mặc giày dép, đeo khẩu trang, 
đội mũ, tự mặc quần áo,tự cất đồ dùng cá nhân, tự lấy nước uống, tự xúc cơm ăn. tự 
cất bát, ghế sau khi ăn, tự vứt rác đúng nơi quy định,tự rửa tay lau mặt, đánh răng, 
gấp chăn, quần áo, chải tóc (nữ). 
 Trên 92 % trẻ tự tin, tự giác trong các hoạt động và biết xử lý tình huống xãy 
ra xung quanh như : Biết nói vói người lớn khi ốm đau, chảy máu, sốt, không đi theo 
và nhận quà của người lạ
 Trên 92 % trẻ có ý thức, trách nhiệm với bản thân và người khác.
 Trên 92 % trẻ phát triển tư duy sáng tạo, có ý thức tự lập.
 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 1. Đánh giá thực trạng. + Giáo viên còn chú trọng nhiều trong việc giáo dục kiến thức,đôi lúc còn 
nuông chiều trẻ trong các công việc tự phục vụ.
 + Một số phụ huynh đi làm ăn xa để con cho ông bà chăm sóc nên chưa hiểu 
nhiều và chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục rèn luyện kĩ năng tự phục cho trẻ. 
Một số ông bà, bố mẹ bao bọc quá kỹ trẻ khiến trẻ có thói quen dựa dẫm, không có 
tính tự lập. Do đó mà việc phối hợp giữa giáo viên và gia đình để giáo dục kỹ năng 
tự phục vụ cho trẻ không phải lúc nào cũng thuận lợi.
 Từ những thực trạng trên nên vào đầu năm họctôi đã thực hiệnkhảo sát khả 
năng tự phục vụ của trẻ. Khi chưa thực hiện biện pháp kết quả như sau:
 TT TIÊU CHÍ Đạt Chưa đạt
 Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ 
 lượng (%) lượng (%)
 - Trẻ biết tự phục vụ bản thân như:
 Tự mặc giày dép, đeo khẩu rang, đội mũ, tự mặc quần 
 15 50 15 50
 1 áo, tự lấy nước uống, tự xúc cơm ăn, tự cất bát,
 ghế sau khi ăn, tự cất đồ dùng cá nhân.
 - Trẻ tự tin, tự giác trong hoạt động 
 2 14 46,7 16 53,3
 và biết xử lý tình huống.
 - Trẻ có ý thức trách nhiệm với bản 
 3 14 46,7 16 53,3
 thân và mọi người xung quanh.
 - Trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, có 
 4 14 46,7 16 53,3
 ý thức tự lập.
 Từ kết quả thực tế trên, là một giáo viên trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và 
giáo dục trẻ. Nắm bắt được những hạn chế của trẻ, tôi luôn băn khoăn, trăn trở: Làm Tôi xem đây một trong những biện pháp đặc biệt được chú trọng và thực 
hiện xuyên suốt trong năm học để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
 * Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học.
 Như chúng ta đã biết đối với trẻ 4-5 tuổi thì môi trường giáo dục có vị trí quan 
trọng trong việc nhận thức của trẻ.Vì môi trường học tập là nơi trẻ tiếp xúc hàng 
ngày.
 Ngay từ những ngày đầu được giao nhiệm vụ phụ trách lớp mẫu giáo 4-5 tuổi. 
Tôi đã lên kế hoạch trang trí môi trường trong và ngoài lớp theo quan điểm lấy trẻ 
làm trung tâm, lồng ghép Steam vào các góc.
 + Môi trường trong lớp học.
Trang trí các góc tôi đã phân chia hợp lý giữa động và tĩnh, đảm bảo tính sư phạm, 
an toàn và thuận tiện, khi sử dụng theo hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ở 
các góc đồ dùng đồ chơi được sắp xếp phù hợp dễ tìm, dễ lấy từ đó giúp trẻ được tự 
mình lấy đồ dùng đồ chơi mỗi khi hoạt động để phát huy hết tính tích cực của trẻ.
 + Môi trường ngoài lớp học.
 Khu vực vệ sinh tôi thiết kế các bức tranh rửa tay, lau mặt theo quy trình qua 
đó hình thành cho trẻ kỹ năng tự rửa tay, lau mặt sau khi chơi, trước khi ăn và sau 
khi đi vệ sinh.
 Phía ngoài hành lang: Tôi sắp xếp giá phơi khăn mặt, giá để ca cốc có đầy đủ 
kí hiệu giúp trẻ dễ lấy, dễ sử dụng.
 Qua việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học như vậy, tôi thấy trẻ 
thực hiện đúng thao tác và có kỹ năng tự phục vụ bản thân. Góp phần hình thành kỹ 
năng tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ, tạo được sự thoải mái, không gò bó đối với trẻ.
 *Giúp trẻ phát triển các kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động ở 
mọi lúc mọi nơi.
 Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ vào các hoạt động ở mọi lúc 
mọi nơi là vô cùng cần thiết. Bởi mỗi một hoạt động trẻ lại được đón nhận một bài + Giờ ngủ: Tôi đã gợi ý cho trẻ chuẩn bị giường ngủ, tự lấy gối, lấy chăn 
của mình và tự sắp xếp vị trí nằm. Khi ngủ dậy nhắc trẻ tự gấp chăn, cất gối vào tủ 
và các bạn nữ còn biết tự chải tóc, buộc tóc cho nhau...
 + Ngoài ra, trong giờ hoạt động chiều.Trẻ còn được thực hành các kỹ năng 
như: Sắp xếp đồ chơi gọn gàng,cài, cởi cúc áo...Qua đó trẻ đã hình thành kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ.
 * Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh trong rèn kỹ năng tự phục vụ 
cho trẻ.
 Biện pháp này giúp cho giáo viên nắm bắt được tình hình của trẻ thông qua 
phụ huynh. Trước hết người lớn phải gương mẫu, yêu thương tôn trọng trẻ. Tạo mọi 
điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi, học tập. Khi ở nhà thì phụ huynh có thể rèn cho 
các con những kỹ năng tự phục vụ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ thực hành nhiều như: 
Tự mặc quần áo, gấp chăn, chải tóc, tự vệ sinh cá nhân...
 Bên cạnh đó tôi còn làm góc tuyên truyền bố trí ở ngoài lớp, chỗ mà phụ 
huynh có thể nhìn rõ nhất những hình ảnh về các kỹ năng trẻ được trải nghiệm hàng 
ngày.
 Khi trẻ hoạt động ở trên lớp, chúng tôi quay lại những video trẻ tự phục vụ 
như: Tự xúc cơm ăn, tự lấy gối, chăn của mình, tự đánh răng, rửa mặt, rửa tay, tự 
chơi đóng vai làm mẹ, làm bác sĩ, làm các cô chú công nhân xây dựng và gửi lên 
nhóm Zalo của lớp để phụ huynh theo dõi. Qua đó phụ huynh thấy được trẻ có thể 
làm được một số việc vừa sức với sự hướng dẫn, dìu dắt, tạo cơ hội của người lớn.
 Qua giờ đón, trả trẻ tôi và phụ huynh đã trao đổi về kỹ năng tự phục vụ của 
trẻ ở lớp cũng như ở nhà. Để có sự phối hợp tốt giữa giáo viên và phụ huynh trong 
việc giáo dục dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ tốt nhất.
 PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC -Trẻ có ý thức, trách nhiệm với 
 3 bản thân và mọi người xung 29 97 1 3 Tăng 50,3 %
 quanh.
 - Trẻ phát triển tư duy và sáng 
 4 29 97 1 3 Tăng 50,3 %
 tạo, có ý thức tự lập.
 * Đối với giáo viên.
 - Giáo viên được trau dồi kiến thức, có kinh nghiệm, có kỹ năng trong việcrèn 
luyệnkỹ năng tự phục vụ cho trẻ qua nhiều hình thức phong phú. 
 - Hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để lên kế hoạch cụ thể rỏ ràng, tự tin hơn 
khi tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trong đó có hoạt động rèn luyện kỹ 
năng tự phục vụ cho trẻ. 
 * Đối với phụ huynh.
 - Phụ huynh thấy rõ con mình nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin. Đặc biệt có nhiều 
kỹ năng tốt cần thiết cho cuộc sống nên rất tin tưởng và yên tâm khi cho con đến 
trường. 
 - Chính vì vậy, các bậc cha mẹ rất nhiệt tình phối hợp với giáo viên cũng như 
nhà trường để rèn luyện những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở nhà và mọi lúc mọi nơi.
 Trên đây là “Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi” biện 
pháp này đã được BGH đánh giá cao và đưa vào áp dụng tại trường mầm non nơi tôi 
đang công tác và tôi mong rằng biện pháp này sẽ được áp dụng tại các trường mầm 
non trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong những năm học tiếp theo. 
 Mặc dù biện pháp tôi thực hiện đạt kết quả cao trên trẻ nhưng vẫn còn nhiều 
thiếu sót. Rất mong Ban giám khảo góp ý, bổ sung để biện pháp của tôi được hoàn 
thiện và chúng tôi thực hiện đạt kết quả cao hơn. Cuối cùng chẳng có gì hơn xin kính 
chúc Ban giám khảo sức khỏe, hạnh phúc, chúc hội thi thành công tốt đẹp.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_ren_luyen_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_4_5_tuoi.docx