SKKN Biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Trước đây, việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ còn mờ nhạt, chưa được chú trọng, việc giáo dục chủ yếu bằng hình ảnh, dùng lời để giải thích, chưa có kế hoạch cụ thể. Với cách làm này, trẻ không được trải nghiệm thực tế, khó hình dung, không được thực hành thường xuyên nên khó hình thành kỹ năng tự phục vụ.
Việc giáo dục, rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đã được giáo viên trong trường thực hiện, nhưng chưa đi sâu, đi sát nên kết quả chưa cao. Trẻ thường ỷ lại các bạn không muốn lao động, trẻ chưa có tính tự giác tự phục vụ bản thân.
Bên cạnh đó, hiện nay cho thấy đối với các gia đình sự nuông chiều con quá mức khiến trẻ chỉ biết hưởng thụ, sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Người lớn không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ vụng về, lóng ngóng chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh, dần dần tạo ra sự ỷ lại, lười biếng và mất tự tin.
Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Việc trang bị những phương pháp dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng đặc biệt là trẻ độ tuổi 4-5 tuổi.
Việc giáo dục, rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đã được giáo viên trong trường thực hiện, nhưng chưa đi sâu, đi sát nên kết quả chưa cao. Trẻ thường ỷ lại các bạn không muốn lao động, trẻ chưa có tính tự giác tự phục vụ bản thân.
Bên cạnh đó, hiện nay cho thấy đối với các gia đình sự nuông chiều con quá mức khiến trẻ chỉ biết hưởng thụ, sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Người lớn không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ vụng về, lóng ngóng chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh, dần dần tạo ra sự ỷ lại, lười biếng và mất tự tin.
Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Việc trang bị những phương pháp dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng đặc biệt là trẻ độ tuổi 4-5 tuổi.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
2 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, ca dao xưa có câu: “Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn ngây thơ” Tâm hồn trẻ thơ như những trang giấy trắng rất non nớt, rất trong sáng và cũng rất rễ tiếp thu những điều hay lẽ phải cũng như những điều xấu từ bên ngoài. Tuy nhiên ở lứa tuổi này nếu chúng ta không biết uốn nắn và dạy dỗ không đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau này. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện về tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Vì vậy dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh. Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình từ miếng ăn cho đến giấc ngủ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: phụ huynh bao bọc con mình quá kỹ, khiến bé không thích nghi được với môi trường xung quanh, khả năng tự lập thấp và dẫn đến những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động. Vì thế nhà trường và gia đình cần tìm ra những phương pháp nuôi dạy trẻ phù hợp để trẻ rèn luyện kỹ năng sống tự lập ngay từ bậc học mầm non. Chính vì vậy việc rèn luyện những kĩ năng tự phục vụ cho trẻ là nhiệm vụ rất cần thiết. Nếu trẻ có những thói quen, kĩ năng tự phục vụ tốt sẽ giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được các bệnh tật, thích nghi được với điều kiện sống, hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp tốt. Để giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ nghĩa là chúng ta giúp trẻ trải nghiệm những hoạt động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình và môi trường xã hội. Trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ, đến việc học để có kiến thức và nhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung quanh và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người. Vậy làm thế nào để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi có hiệu quả, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về mọi mặt, đó là câu hỏi luôn đặt ra 4 1.1.3. Phụ huynh: - Phụ huynh nhiệt tình kết hợp cùng giáo viên để đánh giá trẻ, luôn trao đổi với giáo viên về những vấn đề của trẻ. - Đời sống của người dân ngày càng nâng lên, cùng với xu hướng gia đình nhỏ, ít con nên phụ huynh đều quan tâm đến trẻ và quan tâm đến việc giáo dục cho trẻ từ rất sớm. 1.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế. * Hạn chế: 1.2.1. Giáo viên: - Giáo viên chưa có sự đầu tư trong các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. - Giáo viên chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu sâu về hoàn cảnh và tình hình thực tế gia đình của mỗi trẻ. 1.2.2. Trẻ em: - Kỹ năng của trẻ còn hạn chế, đa số trẻ còn chưa biết kỹ năng tự phục vụ như: Rửa mặt, rửa tay, mặc quần áo, đi giày dép... - Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại: Internet, điện tử, các trò chơi... - Trẻ sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ... 1.2.3. Phụ huynh: - Phụ huynh thường quan tâm đến việc học chữ, học số, học viết mà ít quan tâm đến nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. - Phụ huynh còn quá bao bọc trẻ. Bên cạnh đó một số phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ để dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, quan tâm đến mọi người xung quanh. * Nguyên nhân: Đa phần trẻ lớp tôi được sinh ra trong gia đình được ông bà bố mẹ rất nâng niu chiều chuộng. Mọi ý thích của trẻ đều được ông bà, bố mẹ đáp ứng nên trẻ chỉ biết hưởng thụ không có kỹ năng tự phục vụ bản thân. Mặc dù phụ huynh rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công nhân nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh gặp nhiều khó khăn. 6 tôi đặc biệt chú ý đến hình dáng bên ngoài như: đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Đồ dùng tư trang, đồ dùng cá nhân của cô như quần áo, giày dép, mũ, túi của cô cất vào phòng giành riêng cho giáo viên. Đồ dùng đồ chơi cô cũng sắp xếp gọn gàng. Tôi luôn hướng dẫn trẻ làm một cách nhẹ nhàng. Nhắc nhở động viên khen ngợi trẻ một cách kịp thời. Mỗi khi trẻ làm sai cô lại nhắc nhở trẻ uốn nắn để sửa sai luôn hình thành thói quen tốt cho trẻ. Đồng thời tôi cũng luôn tự tu dưỡng, trau dồi đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững tâm sinh lý trẻ giúp trẻ hoạt động tích cực để nhằm phục vụ trẻ tốt hơn. Ngoài ra, trong gia đình cha mẹ cũng cần dành thời gian cho trẻ. Đây là một điều kiện, một yếu tố cơ bản tạo khả năng cho cha mẹ có điều kiện tốt để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Ví dụ: Khi trẻ đánh răng mẹ cùng quan sát xem con của mình đánh răng như thế nào. Nếu trẻ đánh răng chưa đúng cha mẹ sửa sai cho trẻ và kèm theo lời giải thích. + Cha mẹ là tấm gương. Tấm gương của cha mẹ là một phương pháp “mưa dầm thấm lâu” có một ý nghĩa đặc biệt trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ cảm nhận cuộc sống hàng ngày của cha mẹ với tất cả “Sự hiện diện nhân cách”. Thông qua việc tái hiện lại ở trẻ những điều đã “trông thấy, nghe thấy” một cách dập khuôn “bắt chước”. Chính vì vậy mà cha mẹ muốn rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ được tốt thì cha mẹ luôn luôn phải gương mẫu. 2.1.3: Kết quả áp dụng biện pháp: Sau khi áp dụng biện pháp tôi thấy trẻ lớp tôi bước đầu đã rất hứng thú với những nội dung cô đưa ra và đã có một số kỹ năng tự phục vụ như: Tự cất dép lên giá, tự cất ba lô của mình mà không cần bố mẹ giúp, hay trẻ tự đi vệ sinh, rửa tay, kê bàn ghế 2.2. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày: * Giáo dục trong giờ đón, trả trẻ: 2.2.1. Nội dung của biện pháp.: Trẻ biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. 2.2.2.Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: Tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ, rèn trẻ kỹ năng giao tiếp, tự cất đồ dùng cá nhân (cất dép, cất mũ, 8 2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp: Thông qua giờ đón và trả trẻ cô đã giúp cho trẻ có thói quen tự giác, tự làm những việc tự phục vụ bản thân mình. Hình thành cho trẻ thói quen này ngay từ nhỏ giúp trẻ ngoan hơn, có ý thức hơn. * Giáo dục trong giờ hoạt động vui chơi: 2.2.1. Nội dung biện pháp: Rèn trẻ có thói quen tự lấy và tự cất đồ dùng đồ chơi. 2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: Cũng như các hoạt động khác hoạt động vui chơi góp phần không nhỏ trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ hiệu quả. Tôi nhắc nhở, hướng dẫn trẻ tự lấy và cất đồ dùng, đồ chơi của lớp đúng nơi quy định. Ví dụ: Trong giờ phát triển vận động ngoài trời trẻ biết tự đi lấy cuội, sỏi, túi cát hay tự lấy bóng ra chơi. Hay trong giờ chơi hoạt động góc khi hết giờ chơi trẻ biết tự cất đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi quy định. Trẻ mang sỏi, cuội, bóng ra hoạt động ngoài trời 10 Cô cùng trẻ chơi trò chơi gây hứng thú cho trẻ Trong khi trẻ trả lời cô gợi mở giúp trẻ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của các giác quan trên cơ thể con người. Qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các giác quan đó như: rửa mặt, đánh răng, cắt móng tay ... đặc biệt trẻ phải ăn đầy đủ các chất để cho cơ thể khoẻ mạnh và thông minh. Ngoài ra trong hoạt động tạo hình trẻ biết chia vở cho bạn thông qua ký hiệu, hoạt động LQ với toán trẻ cũng tự lấy đồ dùng của mình ra học mà không cần sự giúp đỡ của côCô rèn cho trẻ tự lấy màu và lấy ghế ngồi vào bàn. 2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp: Thông qua một số hoạt động học trẻ có thể tự lấy đồ dùng học tập của mình thông qua ký hiệu, biết giữ gìn sạch sẽ, vệ sinh cơ thể * Giáo dục trong giờ ăn: 2.2.1. Nội dung biện pháp: Rèn trẻ biết rửa tay trước và sau khi ăn. Trẻ biết tự chuẩn bị bàn ăn, ghế ngồi, biết lấy bát thìa, khăn lau, biết tự xúc cơm ăn, ăn khéo léo không làm vãi thức ăn 2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: Tôi khuyến khích trẻ cùng cô chuẩn bị bàn ăn và trẻ tự mang ghế của mình vào đúng vị trí. Bên cạnh đó tôi cũng hướng dẫn và nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Tôi nhắc nhở trẻ trong khi ăn phải giữ gìn vệ sinh, không làm rơi vãi cơm, nhặt thức ăn vãi vào đĩa, ăn xong lấy khăn lau miệng sạch sẽ và đặc biệt trong khi ăn không nói chuyện riêng sẽ làm mất vệ sinh chung. 12 2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp: Qua việc rèn cho trẻ kĩ năng tự ăn uống và ăn uống biết giữ gìn vệ sinh đã hình thành cho trẻ những kĩ năng tốt trong ăn uống, biết ăn uống sạch sẽ, biết giữ gìn vệ sinh trong giờ ăn. * Giáo dục trong giờ ngủ: 2.2.1. Nội dung biện pháp: Rèn trẻ biết tự đi vệ sinh trước khi đi ngủ, có kỹ năng tự lấy gối, lấy chăn chuẩn bị cho giờ ngủ. 2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: Tôi luôn khuyến khích, động viên trẻ giúp cô chuẩn bị đồ dùng cho giờ ngủ như: Giúp cô trải chiếu, lấy gối của mình, xếp gối thẳng hàng. Khi ngủ dậy biết cùng bạn gấp chiếu, gập chăn, cất gối gọn gàng và cất vào tủ đúng nơi quy định. Nằm ngủ ngoan, không kéo chăn của bạn. Trẻ chuẩn bị giường ngủ cùng cô 2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp: Thông qua giờ ngủ trẻ đã biết cùng cô lấy gối, lấy chăn, kê giường ngủ, chải chiếu, biết tự đi vệ sinh trước khi đi ngủ, biết ngủ ngoan, không nói chuyện * Giáo dục trong giờ hoạt động vệ sinh: 2.2.1. Nội dung biện pháp: Nhằm giúp trẻ hình thành thói quen tự vệ sinh sạch sẽ, tự biết giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt. 14 Trẻ gấp quần áo gọn gàng 2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp: Thông qua hoạt động lao động trẻ đa phần đã biết tự mình cởi và mặc quần áo đúng lúc, biết đi giầy, đi tất, biết gấp quần áo gọn gàng khi cởi ra 2.3. Biện pháp 3: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh cách dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ trong gia đình. 2.3.1. Nội dung biện pháp: Giáo viên cùng với phụ huynh thống nhất, phối kết hợp để đưa ra những biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ phù hợp với trẻ. 2.3.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn nội dung tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để thống nhất một số biện pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ : Ví dụ: Để dạy trẻ kĩ năng rửa mặt đúng cách thì cô giáo cần trao đổi với phụ huynh về các bước rửa mặt như trong chương trình học của bé, để khi trẻ ở nhà phụ huynh có thể nhắc nhở, giúp đỡ con thực hiện đúng như cô hướng dẫn thì trẻ sẽ nhanh hình thành được thói quen rửa mặt đúng cách... Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ ngay từ đầu thông qua các buổi họp phụ huynh tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung chương trình học của bé, thống nhất một số biện pháp chăm sóc và dạy trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm con ở nhà và
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_ren_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_4_5_tuoi_trong.doc