SKKN Biện pháp phát triển kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B3 Trường Mầm non Đa Mai
Âm nhạc là phương tiện phát triển năng lực thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể chất cho trẻ tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách. Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc với các động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo nhạc. Hoạt động này giúp trẻ phát triển cảm giác về nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Trên thực tế, trẻ mẫu giáo rất thích được vận động theo nhạc nhưng những kỹ năng vận động của trẻ còn rất đơn điệu, chưa mang tính nghệ thuật do một số giáo viên chưa biết cách tổ chức và chưa tạo điều kiện để trẻ được vận động theo nhạc. Xuất phát từ những quan điểm trên và với mong muốn nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp phát triển kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B3, trường mầm non Đa Mai”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp phát triển kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B3 Trường Mầm non Đa Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp phát triển kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B3 Trường Mầm non Đa Mai

Trên thực tế, trẻ mẫu giáo rất thích được vận động theo nhạc nhưng những kỹ năng vận động của trẻ còn rất đơn điệu, chưa mang tính nghệ thuật do một số giáo viên chưa biết cách tổ chức và chưa tạo điều kiện để trẻ được vận động theo nhạc. Xuất phát từ những quan điểm trên và với mong muốn nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp phát triển kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B3, trường mầm non Đa Mai”. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề 1.1. Ưu điểm - Trẻ ở lớp tôi rất thích vận động theo nhạc. - Lớp có hai giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ giáo viên nhà trường luôn yêu nghề mến trẻ, có tâm huyết với nghề nghiệp. - Hai giáo viên là người địa phương nên có nhiều thuận lợi trong công tác, giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất. - Nhà trường luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất như mua sắm dụng cụ âm nhạc cho trẻ, tạo điều kiện cho các lớp được sử dụng đồ dùng hiện đại như đàn, ti vi, đầu đĩa, máy chiếu - Trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn vào các dịp hè. Dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện tôi được học tập, củng cố kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. - Cùng với sự phát triển, xã hội diễn ra ngày càng nhanh thì dân trí ngày càng được nâng cao và sự quan tâm của các bậc phụ huynh tới trẻ ngày càng được chú trọng. - Trên các phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều tài liệu về âm nhạc dành cho lứa tuổi mầm non. Càng ngày trẻ mầm non càng được quan tâm chú trọng hơn, Đứng trước thực trạng đó, tôi đã suy nghĩ, xây dựng và áp dụng “Biện pháp phát triển kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi B3, trường Mầm non Đa Mai”, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển toàn diện của trẻ. 2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.1. Biện pháp 1: Làm mẫu chuẩn vận động theo nhạc và có sáng tạo 2.1.1. Nội dung biện pháp Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc sớm tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú để trẻ say mê, ham thích hoạt động nghệ thuật. Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ thật cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô biểu diễn mẫu với mức độ hoàn thiện nhất. Làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn (Tri giác âm nhạc và vận động trong một khối thống nhất). 2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp * Dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo hát cũng có nhiều cách dạy. Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bài hát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp. Ví dụ: Dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm bài Cháu yêu cô chú công nhân - Cô làm mẫu. Cách vỗ tay như sau: Chú công nhân xây nhà cao tầng. Vỗ vỗ vỗ nghỉ vỗ vỗ vỗ - Cô giải thích cho trẻ: Các con vỗ tay 3 tiếng rồi nghỉ bằng một tiếng, vỗ tay 3 tiếng rồi nghỉ bằng một tiếng, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bài, bắt đầu vỗ vào tiếng “chú”. - Cô hướng dẫn cho trẻ vỗ tay: + Đầu tiên cô cho trẻ vỗ tay kết hợp với đếm. 1 - 2 - 3 - nghỉ -1 - 2 - 3 - nghỉ + Khi trẻ đã quen với cách vỗ theo tiết tấu chậm thì giáo viên cho trẻ vỗ tay kết hợp với lời ca. - Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực vận động theo nhạc giáo viên có thể linh hoạt, làm đa dạng các cách học thuộc. + Dạy cả lớp vận động theo nhạc. Nối tiếp theo tổ. Theo nhóm bạn trai, nhóm bạn gái. Nhóm hát, nhóm vận động. Cá nhân. - Khi cô cho trẻ tập sử dụng một loại nhạc cụ nào đó để đệm cho bài hát, cô cần nói rõ cách gõ cho âm thanh phát ra như thế nào thì phù hợp. Ví dụ: - Dạy trẻ cách sử dụng nhạc cụ là trống: Tay không thuận cầm trống, tay thuận cầm dùi, khi gõ thì gõ vào giữa mặt trống, sau đó đưa ra gõ vào thành trống. Hoặc, dạy trẻ sử dụng nhạc cụ là xắc xô thì tay thuận cầm xắc xô (úp xắc xô vào trong lòng bàn tay) khi gõ thì gõ xắc xô vào lòng bàn tay trái sau đó đưa hai tay rộng ra nghỉ bằng một phách. - Trong tổ chức có nhiều người tham gia vận động, di chuyển đội hình, múa, động tác cháu trai khác động tác cháu gái Muốn thể hiện toàn vẹn trong sự kết hợp với âm thanh âm nhạc cùng một lúc là không thể được. Vì vậy để đảm bảo tính Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực luyện tập múa, giáo viên có thể cho trẻ múa dưới các hình thức và sắp xếp di chuyển đội hình như sau: + Cho cả lớp múa (đội hình đứng vòng tròn, cô cũng đứng ở trong vòng tròn múa cùng trẻ). + Trẻ múa theo nhóm các bạn trai và các bạn gái đứng riêng theo từng vòng tròn (hai vòng tròn đồng tâm). + Trẻ múa từng đôi (hai trẻ quay mặt vào nhau hoặc tự chọn bạn để múa) + Trẻ múa theo nhóm nhỏ. + Cá nhân múa. Hình ảnh: Giáo viên đang hướng dẫn trẻ các động tác múa của bài Cháu yêu bà * Dạy trẻ vận động khiêu vũ: 2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp Sau khi sử dụng biện pháp này trẻ biết vận động và sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát theo nhịp, phách, tiết tấu. Trẻ có kỹ năng múa minh hoạ một số bài hát trong chương trình. 2.2. Biện pháp 2: Tăng cường luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ 2.2.1 Nội dung biện pháp: Cũng giống như học hát, trẻ phải bắt chước và luyện tập nhiều lần các động tác mới một cách chính xác và chi tiết. Cô giáo cần sử dụng một số biện pháp sau: Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với mục đích khôi phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự động tác. Khi luyện tập cô phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát (Bản nhạc). Những động tác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca (tiết nhịp) trọn vẹn câu hát. Hình ảnh: Giáo viên làm mẫu cách vỗ tay theo tiết tấu bài hát 2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp tôi thấy trẻ biết lắng nghe nhịp phách giai điệu của bản nhạc bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, vỗ tay theo các tiết tấu nhanh, chậm, phối hợp. Kết hợp tay chân nhịp nhàng hơn phát huy tính sáng tạo linh hoạt và chủ động ở trẻ. 2.3. Biện pháp 3: Tạo môi trường âm nhạc. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. 2.3.1 Nội dung biện pháp: * Tạo môi trường âm nhạc: Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả ở trường Mầm non. Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, mầu sắc sặc sỡ, mới lạ. Để tiến hành hoạt động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi luôn chỉ đạo và cùng với giáo viên cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. 2.3.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp - Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: Đàn Oocgan, ti vi, đầu đĩa, vi tính Hình ảnh: Giáo viên sử dụng đàn Oocgan vào dạy trẻ. - Tôi cùng với giáo viên ở lớp vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịch có nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy. - Chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. - Đồ chơi có 2 loại chủ yếu: + Đồ chơi công nghiệp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục + Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Để có nhiều loại đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động, hàng năm nhà trường đã tổ chức Hội thi đồ dùng đồ chơi sáng tạo. Thông + Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc. + Làm đàn tơ rưng bằng tre nhỏ. + Vỏ hộp sữa làm trống cơm. + Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay. + Mút xốp làm mũ múa..v.v Tôi cùng với giáo viên cùng lớp xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác. Có thể giáo dục âm nhạc ở mọi nơi, mọi lúc, tích hợp trong tất cả mọi hoạt động thường ngày của trẻ trong trường mầm non. Ví dụ: Giờ hoạt động chơi tự do ngoài trời cô có thể bố trí cho trẻ nhảy sạp, tuy nhiên không có động tác đập sạp trẻ sẽ rất hứng thú. * Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học: Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non làm đa dạng hóa hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. Đặc biêt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí. Ví dụ: Khi dạy trẻ gõ đệm theo tiết tấu chậm bài Em yêu Thủ đô của tác giả Bảo Trọng, cô cần tạo dựng lên một số hình ảnh đẹp về Thủ đô Hà Nội bằng cách cô chọn trong mạng một số danh lam thắng cảnh ở Thủ đô Hà Nội để lưu trong máy vi tính. Khi tiến hành tiết học tôi cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy vi tính, để tạo hứng thú và khơi Cô giáo tập kể diễn cảm tóm tắt nội dung cốt truyện, sưu tầm rối hình cậu bé Tích Chu, Bà cụ, Bà tiên, tập đóng kịch, dựng cảnh. Sau đó được quay làm đĩa CD và lưu vào máy vi tính, khi dạy có thể cho xem trên đầu đĩa ti vi hoặc dùng máy vi tính để mở. 2.3.3. Kết quả áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như vậy, tôi thấy các cháu thích thú khi được thay đổi không khí, có ý thức, say sưa và tích cực vào vận động theo nhạc. 2.4. Biện pháp 4: Tận dụng môi trường ở mọi lúc, mọi nơi. Cho trẻ tham gia biểu diễn vào ngày hội, ngày lễ 2.4.1. Nội dung biện pháp Tôi cũng đã nghiên cứu và chỉ đạo giáo viên áp dụng quan điểm đổi mới hình thức giáo dục âm nhạc. Mục đích giáo dục của hướng đổi mới là giáo viên là người hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động vui chơi, tìm tòi, khám phá. Trẻ tham gia hoạt động, một cách hứng thú, chủ động để phát triển khả năng cá nhân. 2.4.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp Tôi và giáo viên cùng lớp đã tích cực làm việc trực tiếp với nhóm, cá nhân để giúp trẻ thực hiện tốt hoạt động âm nhạc. Trẻ hoạt động không bị áp đặt để phát huy năng lực bản thân, được trao đổi, nhận xét để trở lên năng động hơn. Chính vì vậy, trong vận động theo nhạc, trẻ tự do thể hiện nhiều cách khác nhau, không nhất thiết yêu cầu mọi trẻ vận động giống nhau. Ví dụ: Dạy trẻ vận động theo nhạc bài Cháu thương chú bộ đội của tác giả Hoàng Văn Yến. Sau khi đã cho trẻ làm quen với một số cách vận động theo nhạc, cô cho trẻ thể hiện bằng nhiều cách khác nhau như cô cho 3 tổ hội ý xem tổ của mình vận động theo
File đính kèm:
skkn_bien_phap_phat_trien_ky_nang_van_dong_theo_nhac_cho_tre.docx